Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nỗi nhớ nhà của đứa con tập làm người lớn

2022-03-19 01:20

Tác giả: Nguyễn Tuyết Trinh


blogradio.vn - Đúng là trên thế gian chỉ có bố mẹ là người quan tâm mình mỗi giây mỗi phút, mỗi miếng ăn giấc ngủ. Thế gian này chắc sẽ chẳng có ai có thể thể tuyệt vời bằng họ.

***

Hôm nay là một ngày không mấy vui vẻ của mình và bài viết này ra đời. Âu cũng là mỗi lúc buồn mình sẽ viết. Viết cho nhẹ lòng, cho vơi đi nỗi buồn. Cơ mà viết không phải là “đồ chơi” để mình “giải sầu” đâu. Mình viết là để lưu giữ những cung bậc cảm xúc trong thế giới đầy mộng mơ của chính mình.

Mặc dù, giờ mình đã là sinh viên năm hai rồi nhưng cái cảm giác đi học xa nhà vẫn còn “mới như in”. Mình vẫn buồn, vẫn khóc, vẫn lưu luyến tổ ấm thân thương ấy mỗi khi bước lên chuyến xe xuống thành phố. Chuyến xe ấy không chỉ chở những hoài bão của riêng mình mà còn là sự hy vọng và ước mơ của chính gia đình mình.

Cái cảm giác nhớ nhà ấy đôi khi khiến mình có những nỗi buồn bất chợt. Mỗi lúc xem phim, xem youtube thấy gia đình họ vui vẻ bên nhau mình cũng ước được về nhà ở bên bố mẹ như vậy. Khi đi ăn thấy gia đình họ sum vầy bên nhau mình cũng ước mình được về ăn cơm cùng bố mẹ. Mỗi khi gọi điện về nhà cho mẹ thấy bố mẹ và hai em, mình thật sự muốn ngay giây phút đó có mình.

Đây có lẽ là lần mình nhớ nhà nhất trong những lần đi học xa. Quả thật là vậy. Lần đầu tiên mình xuống thành phố nhập học cùng mẹ, mình mang theo sự tò mò, háo hức, hào hứng về một thế giới về những người bạn “mới toanh” nên có lẽ nỗi nhớ nhà cũng vơi bớt phần nào. Và những lần sau đó cũng vậy, nỗi nhớ không quá da diết.

Cho đến lần đi học xa nhà sau 7 tháng ở nhà tránh dịch này, nỗi nhớ nhà vẫn “miên man” đến tận bây giờ (đã tròn 2 tuần xuống thành phố rồi!). Âu cũng bởi mình có thêm một cậu em, với mình nó là một món quà diệu kỳ. Mình chưa bao giờ nghĩ điều kỳ diệu này sẽ đến với gia đình mình. Có lẽ ông trời đã nghe thấy lời cầu nguyện trong giây phút ấy của mình ("giây phút" nào thì mình không tiện kể ở đây).

Từ khi có thành viên mới không khí gia đình mình trở nên vui vẻ, ấm áp và mình cảm nhận được sự hạnh phúc trong ánh mắt của các thành viên trong nhà. Và thật may là khoảng thời gian ấy có sự “hiện diện” của mình để chứng kiến những điều kỳ diệu ấy và cả những vất vả, hy sinh của mẹ khi sinh ra “cậu bé” ấy.

Nhờ vậy mà mình thương mẹ nhiều hơn - thương người phụ nữ đã mang nặng đẻ đau, đã cho mình cơ hội làm con của bố mẹ. Mình thật sự biết ơn về tất cả.

7 tháng ấy cũng là khoảng thời gian để mình có thể giúp bố mẹ nhiều hơn, dù chưa làm ra tiền nhưng bù lại mình sẽ phụ mẹ rửa chén, lau nhà, trông em… Tất cả những thứ mình có thể làm. Nhưng do học online nên thời gian mình làm việc cũng khá “hạn hẹp”.

Cho nên khi nhà trường có thông báo học trực tiếp tại trường mình thật sự rất buồn. Không phải vì phải đi học mà vì nếu mình đi học thì ai sẽ là người phụ mẹ trông em, rửa chén, lau nhà, cho gà ăn, nấu cơm… Mẹ mình là một người ham công tiếc việc, việc gì cũng muốn tự tay làm hết nên là những lúc không có tiết học mình thường trông em cho mẹ đi làm. Cũng bởi dịch bệnh phức tạp nên việc thuê người làm cũng trở nên khó khăn, mà một mình bố làm thì cực lắm. Nên mẹ làm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.

Một phần nữa là vì ở nhà thì mỗi ngày đều sẽ được mẹ ca “bài ca văn mẫu” của các bà mẹ không bữa nào trật được. “Sáng nay con muốn ăn món gì? Bánh mì? Phở? Hay xôi?”, “Bé ơi xuống ăn sáng đi con, không ăn đau dạ dày thì coi chừng tao, “Ăn nhiều vào con, học nhiều không mập được đâu, ăn chi như mèo ăn rứa”, “Học bật đèn lên cho sáng con không hư mắt thì coi chừng”, “Khuya rồi mà, ngủ với con, thức khuya quá không tốt mô”... Đúng là trên thế gian chỉ có bố mẹ là người quan tâm mình mỗi giây mỗi phút, mỗi miếng ăn giấc ngủ. Thế gian này chắc sẽ chẳng có ai có thể thể tuyệt vời bằng họ.

Nhưng nhìn vào một khía cạnh khác, bố mẹ có cuộc sống của bố mẹ, mình cũng có cuộc sống của mình. Hai cuộc sống này “hợp” nhau cùng cố gắng để cùng nhau hạnh phúc và sống tốt hơn. Nếu mình cứ mãi ở cạnh bố mẹ thì chính mình sẽ thật sự trở nên tốt hơn? Câu trả lời là mình sẽ rất hạnh phúc nhưng để tốt hơn, giỏi hơn, trưởng thành hơn thì chưa chắc chắn được. Mình từng đọc được một câu nói nôm na là “Bố mẹ không thể thay con cái trái nghiệm cuộc sống của nó - Nó sẽ phải tự mình làm điều đó”. Mình phải tự vấp ngã, rồi tự đứng lên. Bố mẹ, gia đình sẽ là nguồn động lực để chúng ta vững bước chứ họ không thể cùng ngã cùng đứng dậy với mình được.

Thế nên dù mình có nhớ nhà cỡ nào thì vẫn phải mạnh mẽ, cứng cỏi để tiến lên phía trước. Nỗi nhớ nhà dù có khó chịu cỡ nào cũng không bằng khiến gia đình thất vọng về mình mà phải không? Nên các bạn trẻ giống như mình ơi! Dù bạn có đang nhớ nhà hay không? Dù bạn có đang gặp khó khăn? Dù bạn có đang tủi thân, buồn bã? Thì hãy kiên trì cố gắng nhé, hãy mạnh mẽ lên hỡi những chàng trai cô gái xinh đẹp, lịch lãm nhất trên đời này của bố mẹ chúng ta! Hãy sống vì hoài bão và ước mơ của chính mình, còn nếu không có cũng chẳng sao, tạm thời hãy sống vì hy vọng và ước nguyện của bố mẹ bạn nhé! Biết đâu trên đường đi bạn sẽ gặp được cái mà bạn “yêu” đấy! Hãy luôn nhớ gia đình luôn bên bạn!

00:39, 26.2.2022

© Nguyễn Tuyết Trinh - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Sau những ngày giãn cách, tôi thèm về nhà | Radio Tâm sự

Nguyễn Tuyết Trinh

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Nơi trái tim khao khát về

Nơi trái tim khao khát về

Cứ như vậy, trong vòng xoáy vội vã, không ngừng của cuộc sống, cô và Phát dường như sống chậm lại, chia sẻ những cung bậc đường đời, cảm nhận niềm vui bình dị của tình bạn.

Mùa cao su thay lá

Mùa cao su thay lá

Khung cảnh vừa nên thơ lại vừa huyền bí. Dễ nhận ra, đây mới là hương sắc của Tây Nguyên vậy.

Nhặt lá mai ngày tết

Nhặt lá mai ngày tết

Họ bảo: mai cũng cần thay lá để đón xuân giống như con người được khoác lên mình bộ quần áo mới đầu năm vậy. Họ nói trong điệu hồ hởi, phấn khởi rồi bắt đầu công việc quan trọng của mình.

Những mảnh ký ức (Phần 7)

Những mảnh ký ức (Phần 7)

Mẹ cáu vì tôi bướng và ngang ngạnh nên cứ thế cầm cả cái chổi quật, tôi thì lỳ nhất định không xin. Cứ thế mẹ quật nát cả cái chổi, còn tôi bỏ ăn lên trốn trên gác thượng hờn dỗi và nức nở…

Những mảnh ký ức (Phần 6)

Những mảnh ký ức (Phần 6)

Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)

Những mảnh ký ức (Phần 5)

Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc

Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước

Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)

Những mảnh ký ức (Phần 4)

Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

back to top