Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nỗi đau thầm lặng dưới mái trường xưa

2021-02-24 01:20

Tác giả: Trần Thị Lệ Tuyên


blogradio.vn - Cô nhìn chúng tôi, mênh mang một nỗi buồn sâu thẳm, một khoảng không vô định. Có những lỗi lầm mà mỗi khi nhớ về, ta không còn cơ hội để sữa chữa, để bắt đầu lại. Đó là một nỗi niềm day dứt trong cuộc đời những con người còn vướng bận.

***

Một người giáo viên tâm huyết, yêu nghề phải trải qua nỗi đau mất mát những người thân trong chiến tranh nhưng vẫn luôn giữ vững ngọn lửa nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người. Một cô học trò may mắn được đồng hành cùng cô trong quãng đường học tập, để lại những thành công và cả những bài học làm người...

 

Bao năm lên phố, xa làng

Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

Nhớ bài tập đọc a ê

Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ

Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

Vở ngày thơ ấu lần xem

Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.

Tờ giấy nguệch ngoạc bút chì

Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề

Thương trường cũ, nhớ làng quê

Mơ sao được một ngày về thăm Cô!

(Nguyễn Văn Thiên)

 

Cứ mỗi lần bất chợt nghe lại những giai điệu thân quen này ở một nơi bất kỳ nào đó trong thành phố, ký ức trong tôi như ùa về. Tôi nhớ da diết cái khoảnh khắc được gặp cô – Thần tượng và cũng là người mẹ thứ hai trong cuộc đời tôi. Cô đến bên lớp nhẹ nhàng, giản dị, không ồn ào phô trương. Người mẹ ấy tên Hường, cái tên đẹp và tâm hồn đẹp như loài hoa mà ai cũng yêu quý. Năm chuyển đến dạy lớp tôi cũng là năm cuối trước khi cô về hưu. Năm đó tôi bước sang lớp 9.     

May mắn nhất trong cuộc đời tôi khi đứng trước cái ngưỡng cửa phải thi vào cấp ba đầy khó khăn thì cô xuất hiện. Lúc đầu nhận lớp, cô rất nghiêm, ít nói như tính cách cô vậy. Cô thường bảo chúng tôi rằng chỉ có việc học là trên hết, không ai có thể thay đổi tương lai của bất kỳ mỗi người. Thú thực thời gian đầu dạy, cả lớp có nhiều bạn không thích và cười nhạo vì nhận ra sự khác lạ trong giọng nói của cô không giống những thầy cô khác. Những cái nhìn dè chừng, những ánh mắt soi mói, những cái bĩu môi, những tiếng xôn xao bàn tán:

Cô ấy bị sao vậy nhỉ, sao giọng nói lại như thế kia?

Thật kinh dị, nổi da gà luôn ấy các cậu nhỉ !

Khó chịu thật, chắc tớ xin nhà trường đổi giáo viên khác. Bà cô khó ưa!

Tất cả những ngôn từ đáng ghét nhất, cười nhạo nhất, các bạn đều giành cho cô. Tôi nghe, tôi hiểu và tôi cũng biết được rằng sự xuất hiện của cô như một cú sốc lớn trong khoảng thời gian học tập tươi đẹp của các bạn. Không biết sẽ như thế nào nếu cô nhận thêm công tác chủ nhiệm. Còn về phía tôi, tôi im lặng bởi tôi cảm nhận trong ánh mắt của cô chất chứa nhiều điều còn chưa tỏ. Trong ánh mắt ấy là cả một bầu trời tâm sự. Khi cô giảng bài trên lớp, hầu như chẳng ai để ý mà chỉ nói chuyện, cười đùa, chỉ trỏ. Cô buồn, rồi có lần cô khóc. Cô nhìn chúng tôi, mênh mang một nỗi buồn sâu thẳm, một khoảng không vô định. Có những lỗi lầm mà mỗi khi nhớ về, ta không còn cơ hội để sữa chữa, để bắt đầu lại. Đó là một nỗi niềm day dứt trong cuộc đời những con người còn vướng bận. Nhưng, cứ mãi muộn phiền và hối hận về những thứ đã xảy ra, hay từ điều đó mà rút kinh nghiệm để ngày mai không cần phải hối tiếc nữa, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Và tôi có một niềm tin mãnh liệt!

Để hiểu rõ hơn về tính cách của một con người, ta thường lấy thời gian để minh chứng. Và quả thật, qua từng bài giảng, từng con chữ và từng cử chỉ yêu thương, quan tâm một cách thầm lặng không phô trương của cô, lớp tôi dần có những bạn  thay đổi quan niệm về cô và dành nhiều tình cảm cho cô hơn.

Vẫn như thường lệ, cô bước vào lớp dạy như bình thường. Một bạn cứ cúi mặt xuống bàn, cũng không viết bài, ngồi thu mình trong góc nơi bạn vẫn thường ngồi, sắc mặt không được tốt. Ánh mắt của cô hướng về bạn và ngay lập tức dừng lại. Cô nhận ra điểm khác thường trên gương mặt ấy. Cô nhẹ nhàng bước xuống, bạn ấy lại co mình lại, không nói năng gì, sợ sệt hơn trước. Cô nổi tiếng nghiêm khắc nên điều đó khiến nhiều bạn trong lớp không hề thích. Cánh tay thu dưới góc bàn được đưa lên, có ít máu và sưng to. Cô hiểu, và cả lớp nhìn nhau cùng khoán: “Lần này nó đánh nhau tơi bời như vậy, lại còn đi gây sự trước như thế, giờ nào cũng bị cô mắng cho té tát rồi đưa lên hiệu trưởng phạt nặng cho mà xem”. Nhưng không, cô lấy trong cặp ra một hộp y tế cá nhân, nhẹ nhàng sơ cứu vết thương, băng bó cẩn thận. Vừa cố gắng không làm bạn đau, cô vừa nói:

“Em có biết không, chỉ có bản thân, mới có thể suy nghĩ cho mình, cũng chỉ có bản thân, mới có thể vượt qua được những quan ải ở trong lòng mình. Đừng nên làm con nhím xù lông, phóng vào người khác lại làm tổn thương chính mình. Có một số việc không cần phải ghi nhớ ở trong lòng. Ba mẹ khi biết chuyện này sẽ buồn em biết mấy. Cô cũng có hai cậu con trai, chúng rất ngoan và nghe lời mẹ. Ba mẹ của em vất vả làm lụng, nếu cũng có một cậu con trai ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập chắc ba mẹ vui mừng, hạnh phúc lắm đó em”.

Một không khí im lặng bao trùm lớp học. Một sự im ắng đáng kinh ngạc. Vài bạn cúi mặt xuống. Có những giọt nước mắt lăn dài trên má, dường như những giận hờn, ghét bỏ, khoảng cách xa cách về tâm hồn được kéo lại gần nhau, đan vào nhau đằm thắm, dịu dàng. Phá tan không khí im lặng đó, cô mở đầu bài dạy với sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành viên trong lớp, với tình cảm trìu mến thân thương!

 

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa

Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều.

(Thầy và chuyến đò xưa – Nguyễn Quốc Đạt)

 

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, tôi còn nhớ như in ngày 20/11 năm ấy, sau những tiết mục văn nghệ, hát hò vui vẻ cô ngồi lại bên cạnh chúng tôi. Đôi mắt mơ màng, cô kể về quá khứ, về những năm tháng chiến tranh bom đạn.

Cô sinh ra trong một gia đình gia giáo với bố là bộ đội, mẹ là một giáo viên giỏi. Những tưởng cuộc sống cứ yên bình trôi mãi. Nhưng không! Chiến tranh đã làm cho cái viễn cảnh đẹp đẽ, cái bức tranh hoàn hảo hảo đó nhuốm màu đau thương. Cha mẹ cô đã hy sinh trong khói bụi và tiếng súng. Để lại cô một mình vật lộn với biết bao đau khổ, lo toan. Cuộc sống mà, con người ta phải tự mình vượt qua nỗi đau để tiếp tục sống và cống hiến. Cô tiếp bước của mẹ, hoàn thành ước mơ còn dang dở của bà là trở thành nhà giáo và đó cũng là ước mơ của cô!

Mỗi đêm trái gió trở trời, những ác mộng thường đeo bám mãi theo cô. Kinh hoàng nhớ lại cái giây phút tử thần ấy, lúc cô đang dạy học cho 35 đứa trẻ dưới hầm để tránh quân địch, một tiếng động vang lên - đó là tiếng thả mìn. Hầm sập, cô may mắn sống sót nhờ chiếc khăn ni lông mà người bạn cô tặng giúp cô không bị đất cát xông vào mũi làm nghẹt thở như những người khác trong hầm. Một khung cảnh hãi hùng, cô như chết lặng, những xác chết nằm la liệt, chồng lên nhau, đất nhuốm máu đỏ tươi. Một cú sốc quá lớn khiến cô trở nên trầm lắng hơn, ít nói hơn trước. Ông trời đã để cho cô được tiếp tục sự sống và mang cô đến cho chúng tôi như một món quà. Nhưng nó cũng để lại cho cô một di chứng nặng nề. Một mảnh vỡ của bom đạn ghim vào sau cổ cô khiến một dây thần kinh của cô đứt hẳn. Đó là lý do vì sao mà những đêm trái gió trở trời, cô thường nhức mỏi và đau đầu. Đó cũng là lý do khiến giọng nói cô trở nên khác lạ.

Cô tôi không có giọng nói trong trẻo và suôn sẻ như những cô giáo khác, cô không  hoa mỹ ngọt ngào như những người khác nhưng đối với tôi đó là thứ âm thanh đẹp đẽ nhất, đáng yêu nhất. Di chứng của chiến tranh đã khiến cô phải đấu tranh rất nhiều, cố gắng rất nhiều để hoàn thiện hơn mỗi ngày. Nhưng ai cũng hiểu rằng cô dạy bằng tâm đức nghề nghiệp nên những bài giảng của cô đi vào lòng mỗi chúng tôi một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng. Usinxki – Một nhà văn Nga vĩ đại đã từng nói rằng: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.

Chúng tôi và cô, một tập thể vững mạnh. Cùng nhau cố gắng, vì nhau mà làm những điều không thể thành có thể. Sáng nào đến lớp, cô cũng đều quan tâm, hỏi han chúng tôi xem đã có bạn nào chưa ăn sáng, rồi đôi lúc cô mang thêm kẹo lên phát cho mỗi người một cái. Tôi yêu giờ sinh hoạt lắm, vì thời gian đó chúng tôi được bên cạnh cô nhiều hơn, không còn áp lực của sách vở,của kiểm tra, của bài tập. Chúng tôi được nghe cô tâm sự về gia đình, về cuộc sống, về những câu chuyện trên trời dưới đất. Kể từ ngày 20 tháng 11 ấy trở đi, cô hay cười. Tôi phát hiện nụ cười ấy rất đẹp, rất duyên. Có mấy bạn nam nghịch ngợm trong lớp cũng chú ý nghe cô kể chuyện, có bạn cười khúc khích, có bạn lại xung phong đứng dậy kể chuyện tiếu lâm cho lớp nghe. Thế là cả cô và trò được trận cười vỡ bụng.

Thời gian dần trôi, thành tích học tập của lớp tôi khá dần lên, rồi sau đó là dẫn đầu trong các cuộc thi của trường. Cô vui và tự hào lắm, cô vẫn thường bảo rằng giá như cô được đến bên chúng tôi sớm hơn, được thấy gương mặt rạng rỡ, ánh nhìn trìu mến ấy thêm chút nữa thì tốt biết mấy. Rồi cứ vậy, cứ vậy, thời gian khắc nghiệt đưa cô dần xa những đứa con thơ!

 

“Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Kỉ niệm trong tôi

Rơi

như tiếng sỏi

trong lòng giếng cạn”

(Thời gian – Văn Cao)

 

Cuối năm lớp 9, trường tôi tổ chức thi học sinh giỏi. Trước đó, cô có gọi tôi đến và tâm sự rất nhiều điều trong cuộc sống. Cô khuyên tôi không nên bỏ lỡ cơ hội này. Tôi đắn đo, suy nghĩ liệu rằng mình có thể làm được hay không, hay lại khiến cô thất vọng. Bởi lúc đó tôi không nghĩ mình có khiếu văn chương, mấy năm học cấp 2, cũng chưa cô thầy nào định hướng cho tôi một môn học cụ thể. Cô truyền lửa, tiếp thêm động lực cho tôi, chỉ ra cho tôi những điều tôi làm được và những điều còn thiếu sót. Dần dần, tôi yêu quý cô và yêu luôn cả bộ môn Ngữ văn, tôi thấy được trong đó là bao nhiêu những điều hay, lẽ phải, những cái nhân văn, cao cả của con người. Như M.Gorki đã từng nói rằng: “Văn học là nhân học”.

Tôi bắt đầu ước mơ của mình từ bộ môn Văn. Tôi yêu những giờ bồi dưỡng ở nhà cô. Cô không bắt tôi phải học và chỉ biết học. Cô thường bảo rằng văn chương phải xuất phát nhiều từ vốn sống, từ những cảm xúc trong lòng mình. Bởi Nam Cao trong Trăng sáng đã từng thốt lên rằng: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, cũng không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Từ đó, tôi bắt đầu cảm nhận sự việc, sự vật trong văn học bằng cảm xúc vốn có của bản thân. Tất cả phải đến tự nhiên, giản dị, không màu mè, cách điệu. Tôi học được ở cô bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Bao nhiêu điều mà một người yêu thích văn chương cần phải làm, cần phải có. Tôi và cô, hai tâm hồn đồng điệu, xích lại gần nhau hơn bởi đam mê cùng một hướng. Văn chương đối với tôi giờ đây là lẽ sống, là niềm tin, là ước mơ.

 

“Tôi tìm về với ký ức tuổi thơ

Nghe rạo rực sắc màu hoa Phượng đỏ

Vạt nắng rọi góc sân trường ngày đó

Cánh Phượng hồng trong gió bay bay…”

(Cánh phượng hồng tuổi thơ – Văn Liêm)

 

Hè đến, phượng nở. Đó là những ngày cô trò chúng tôi miệt mài cho kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Tiếng ve râm ran, náo nhiệt như hối thúc cô trò nhỏ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Và ngày đó cũng đến, hành trang tôi mang theo là hộp bút cô đưa, mở ra, tôi choáng ngợp, trong hộp có 5 cây với đầy đủ kiểu dáng. Tôi nghĩ: “Chắc cô chọn lựa kỳ công lắm đây”. Ngồi trong phòng thi, tâm trạng tôi vô cùng lo lắng, tôi thương cô, sợ bản thân sẽ làm cô thất vọng. Lúc nhận đề, tim tôi như nhảy ra ngoài: “Trời ơi! Sao cái đề khó quá vậy, mình biết làm sao đây?”. Thú thực đề văn rất khó, yêu cầu khả năng sáng tạo của chúng tôi. Nghĩ về cô, nghĩ về những bài học trong sách vở và cả những bài học trong cuộc sống đã truyền lửa đến tôi. Tôi nhớ lại và bắt đầu viết bằng chính cảm nhận của bản thân mình. Bước ra khỏi phòng thi, tâm trạng tôi phấn khởi hẳn. Những gì cô dạy, tâm huyết của cô và kỳ vọng của cô, tôi dồn hết vào bài làm. Cô vẫn đứng đó đợi tôi, nhẹ nhàng, trìu mến.

Cô đưa tôi đến nhà chơi. Nhưng kỳ lạ, cô không hỏi xem tôi làm bài như thế nào, đúng chỗ nào, sai chỗ nào hay thiếu chỗ nào. Cô bảo: “Văn học là của em, tất cả những thứ em viết ra, cô đều tôn trọng và đó là tác phẩm của em.” Tự nhiên tôi thấy thoải mái và bình yên đến lạ thường. Cô không quan trọng kết quả tôi đạt được, cái mà cô quan tâm là tôi đã cố gắng hết sức. Thời gian chờ đợi kết quả của tôi “Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”. Tôi lo lắng, tôi sợ sự kỳ vọng của cô sẽ tan thành bọt biển. Sáng thứ hai chào cờ, cô nhìn tôi cười, tôi không biết nụ cười ấy là như thế nào nhưng trong ánh mắt cô tràn đầy hạnh phúc. Cô ôm tôi và gần như kìm nén vỡ òa: “Bài thi của em điểm cao nhất huyện và sẽ được tiếp tục dự thi cấp tỉnh!”. Tôi không tin vào tai mình, mọi thứ trước mắt như nhòa đi, nhòa đi dần và cuối cùng là hạnh phúc trong nước mắt. Tôi hiểu rằng sự lựa chọn của tôi là đúng đắn và thầm cảm ơn cuộc đời đã mang cô đến bên tôi. Tôi tiếp tục công cuộc chiến đấu cùng cô và chinh phục chặng đường tiếp theo.

Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh diễn ra sau đó ít lâu, khi bước ra khỏi phòng thi, tôi thoáng buồn. Do đọc đề không kỹ nên tôi đã làm sót ý trong đó. Điều làm tôi buồn hơn là trong lúc ôn tập, cô luôn bảo tôi rằng chỉ cần đi sai hướng một chút thôi là xem như bài làm dù có hay đến đâu, viết dài đến đâu cũng chỉ là một con số không tròn trĩnh. Nhận được ánh mắt buồn bã và thất thểu của tôi, dù hơi buồn nhưng cô động viên tôi: “Không sao, cuộc đời con người ai mà không mắc một lỗi lầm nào cơ chứ”. Kết quả của cuộc thi ấy, tôi đạt giải khuyến khích, đó cũng là bài học đắt giá cho tôi khi dự thi một cuộc thi nào đó cần phải bình tĩnh, đọc kỹ đề, không vội vàng, hấp tấp.

Người giúp tôi biết đến trường Chuyên Võ Nguyên Giáp, ngôi trường nổi tiếng của tỉnh cũng chính là cô. Cô lại tiếp tục chuyến đò đưa tôi đến gần hơn với cánh cửa đó. Lúc những người bạn đồng trang lứa đang nghỉ hè với những chuyến du lịch cùng gia đình, người thân, đang vi vu tận hưởng thì tôi và cô lại chôn mình trong phòng học với những đề thi, những câu hỏi. Tôi tự nhủ rằng đây là cánh cửa duy nhất đưa tôi đến thành công, là cánh của thần kỳ mở ra trước mắt tôi chân trời tri thức. Nên bây giờ chỉ còn cách phải nỗ lực hết mình, cố gắng hết mình cho tương lai. Những bài giảng của cô tôi sẽ không bao giờ quên được!

 

“Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…”

(Nghe thầy đọc thơ- Trần Đăng Khoa)

 

Ngày đó cũng đã đến, tôi nhận được kết quả trúng tuyển vào trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, cô bảo tôi là món quà may mắn nhất của cô trước khi cô về hưu và nói rằng: “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình vừa mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh đang trưởng thành, lớn lên”. Nhưng cô cũng đâu biết rằng đối với tôi cô cũng là món quà tuyệt vời nhất mà trong cuộc đời tôi may mắn có được. Người ta thường nói cơn mưa nào rồi cũng đến lúc tạnh, cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết, người mà ta yêu thương gắn bó rồi đến lúc cũng phải rời xa. Nhưng ta đâu biết rằng sau cơn mưa cầu vồng sẽ xuất hiện, sau cuộc vui sẽ luôn để lại tiếng cười, sau những cuộc chia li tình cảm sẽ để lại những ký ức khó phai. Và cuộc chia tay cuối cấp của cô trò chúng tôi không bi lụy, không ồn ào cũng không đau đáu mà trôi qua nhẹ nhàng, ấm áp. Bởi cả tôi và cô đều biết rằng, dẫu có xa nhau về khoảng cách địa lý, nhưng khoảng cách về tâm hồn, về tình thương thì không một bức tường thành nào có thể cản bước:

 

“Đã bốn năm học dưới mái trường này,

Bồi hồi sao nghĩ tới phút chia tay.

Quá khứ ơi sao bỗng ùa trở lại,

Để lòng tôi xao xuyến tận ngày nay.”

 

Những năm tháng cấp ba học xa nhà, tôi cùng đám bạn cũ vẫn thường về thăm cô, ngồi ôn lại chuyện cũ rồi cô trò cùng cười,cùng khóc. Cô bảo về làm gì lắm cho vất vả. Tôi chỉ cười. Tôi cười vì bao năm rồi cô vẫn vậy, ấm áp và tình cảm. Ba năm cấp ba trôi qua nhanh chóng, thời gian như thoi đưa cuốn đi bao dư âm của cuộc sống, cuốn đi những hối hả, lo toan, tất bật của đời người cũng không bao giờ xóa nhòa trong tâm trí tôi hình bóng của cô - người mẹ hiền từ, nhân hậu biết bao nhiêu. Thời ấy, cô không dùng điện thoại, cho nên mỗi lúc nhớ cô, tôi chỉ biết gửi gắm vào những bài thơ, những con chữ và những tấm bằng khen tươi thắm.

Tiếp bước con đường học vấn, tôi tiếp tục thi đỗ vào mái trường Đại học Sư phạm Huế chuyên ngành Ngữ văn với số điểm khá cao và nghiễm nhiên được học bổng. Tôi vui lắm, lòng nôn nao chờ đến chủ nhật để xuống nhà cô báo tin cho cô vui. Không ngờ, cô biết trước rồi, tôi xuống cô chỉ cười mãn nguyện rồi gật đầu thật hài lòng. Tôi hiểu ý cô, hai cô trò không cần nói gì nhiều nhưng qua ánh mắt có thể hiểu được lòng nhau. Giờ đây, khi đã trưởng thành, ra trường và tiếp nối bước chân của cô là trở thành một giáo viên Ngữ văn thì xót xa biết bao khi nhận được tin cô chuyển nhà, tôi cũng mất liên lạc với cô. Tôi điên cuồng tìm về cô, tìm về nơi đã nuôi dưỡng bao ước mơ tuổi nhỏ. Nhưng giờ đây, vẫn hàng cây ấy, cánh cổng xanh cổ kính ấy nhưng bóng dáng cô đâu mất rồi. Cô ơi! Nếu có một điều ước, em chỉ ước rằng cô mãi mãi yêu đời, yêu nghề và đừng bao giờ quên em, cô nhé!

 

“Ước gì... hiện tại chỉ là mơ

Cho em được trở về chốn ấy

Giữa bạn bè nối vòng tay thân ái

Được vui - buồn - cười - khóc hồn nhiên

Những lúc buồn em nhớ quá - Cô ơi!”

(Nguyễn Thụy Diễm Chi – Gửi về cô giáo dạy văn)

© Trần Thị Lệ Tuyên - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

 

Thanh xuân không có giá như l Truyện Hay

Trần Thị Lệ Tuyên

Những điều xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Những con còng trên biển

Những con còng trên biển

Nhi nhìn chăm chăm vào bức tranh trước mặt. Sao lại có một sự trùng hợp đến vậy chứ, đây có phải là bức tranh mà Nhi rất thích và đặc biệt rất thích trong cả hai lần được xem ngoài con đường biển không?

Đóa hoa bên đường

Đóa hoa bên đường

Chợt, tôi bắt gặp một đóa hoa nhỏ bên lề đường. Đóa hoa ấy, mặc dù nở giữa bụi rậm và khô cằn, nhưng vẫn tỏa sáng với vẻ đẹp riêng của mình. Tôi ngừng bước, nhìn chăm chú vào đóa hoa và bắt đầu suy tư về ý nghĩa của nó.

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Tôi đã tự nhủ, dù cho có chuyện gì xảy ra, trước hết tôi phải giữ vững quan điểm cư xử phải phép, khiêm nhường, dùng sự bình tĩnh và tôn trọng để đối đãi với mọi người một cách thật thận trọng để rồi sau đó, tôi sẽ biết ai là người xứng đáng để tôi dụng tâm mà chân thành khoan dung.

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

back to top