Phát thanh xúc cảm của bạn !

Những ngày thơ ấu

2017-06-01 01:30

Tác giả:


blogradio.vn - “Ước gì đừng phải lớn, nhọc nhằn chuyện áo cơm.” Mỗi khi gặp vất vả khó khăn hay chuyện buồn bực trong cuộc sống, chúng ta đều đã có lúc ước gì mình đừng phải lớn, giá mà cứ là trẻ con mãi có phải thích không? Vô ưu vô lo, đôi lúc nhớ lại những hồi ức đẹp thời thơ trẻ mà bất giác mỉm cười.

***

Sắp đến Quốc tế thiếu nhi, những ngày này ngắm tụi nhỏ nô nức, người lớn hồ hởi mà thấy vui lây. Ngoài đường, khắp chợ các cửa hàng đã trưng đầy những đồ chơi. Những đứa trẻ hơn hớn cầm tay bố mẹ, chỉ trỏ vào các món đồ chơi đủ kiểu dáng, sắc màu, năn nỉ bố mẹ mua cho.

Ôi tuổi thơ, tuổi thơ. Chúng ta ai cũng có một miền ký ức, một tuổi thơ thật đẹp:

“Ước gì đừng phải lớn

Nhọc nhằn chuyện áo cơm”

Mỗi khi gặp vất vả khó khăn hay chuyện buồn bực trong cuộc sống, chúng ta đều đã có lúc ước gì mình đừng phải lớn, giá mà cứ là trẻ con mãi có phải thích không? Vô ưu vô lo, đôi lúc nhớ lại những hồi ức đẹp thời thơ trẻ mà bất giác mỉm cười.

Tuổi thơ tôi nhớ nhất là những băng pháo tép, hộp pháo diêm ném đì đẹt mỗi dịp Tết đến, mùi khói thơm thơm dịu nhẹ đặc trưng, tiếng nổ đanh giòn chứ không khét mù đinh tai nhức óc như bây giờ. Đó là những ngày lễ ngày Tết, chứ còn bình thường cánh trẻ con nhà nghèo như chúng tôi chẳng có đồ chơi mấy, con búp bê cái ô tô nhựa là một thứ gì đó rất xa xỉ, một báu vật mà chúng tôi chỉ biết nhìn ngắm từ xa trên kệ hàng bách hóa một cách thèm khát.

Những ngày thơ ấu

Những lúc bố mẹ đi làm, bị nhốt ở nhà tôi lại lôi thùng các-tông trong đó đầy các mẩu gỗ sứt sẹo ra chơi. Đó là thứ đồ chơi đầu đời và gần như là duy nhất trong tuổi thơ tôi các bạn ạ. Ở gần khu tập thể chỗ tôi có một xưởng mộc nho nhỏ, cứ đi học về là tôi lại lỉnh vào xin các chú nhặt những mẩu gỗ đầu thừa đuôi thẹo về chơi. Có thể các bạn tò mò không hiểu những mẩu gỗ ấy thì có gì để mà chơi, này nhé hơi bị nhiều trò đấy. Tôi phân loại những mẩu tròn tròn ra chơi rải gianh, chơi ô ăn quan với chúng bạn trong khu tập thể. Nhưng phần nhiều thời gian tôi đổ lô mẩu gỗ ấy ra chơi xếp hình, những mẩu gỗ vuông vuông, chữ nhật, tam giác, tròn, ngang… đủ cả, mặc theo sức sáng tạo và trí tưởng tượng tôi xếp thành hình những lâu đài như trong chuyện cổ tích và mường tượng cái mẩu vuông vức sắc cạnh này là chàng hoàng tử, mảnh tam giác nhỏ nhỏ này là chiếc váy của cô bé lọ lem và mảnh vụn rơi ra từ mẩu gỗ nào không rõ bé xiu xiu như chiếc hài của công chúa đánh rơi… Rồi tôi xếp hình rô bốt HecMan, xếp hình kim tự tháp, xếp những chiếc du thuyền khổng lồ của chàng Sinbad, ngựa gỗ thành Tơ roa, xếp đủ thứ… để rồi lúc bố mẹ đi làm về lại quát ầm lên bắt tôi nhặt hết vào thùng. Thế là tôi lại ngậm ngùi cất “công trình kiến trúc” của mình vào hộp, biết bao là công sức, biết bao là chất xám và đam mê…

Không biết tôi từ bỏ thú chơi mẩu gỗ này từ lúc nào, chắc có lần do tôi rình vào xưởng gỗ để mót thêm “linh kiện, phụ kiện” để làm dày thêm kho tài nguyên vốn cũ mèm và sứt sẹo... Trưa hôm đó tôi trốn ngủ trưa lỉnh vào kho gỗ, khi các chú thợ mộc đã ra ngoài ăn cơm, tối hí hửng nhặt thật nhanh những mẩu gỗ con con, kinh nghiệm cho tôi biết những mẩu nào còn dùng cho công việc, mẩu nào vứt đi, tôi chỉ nhặt những mẩu thừa thẹo không dùng nữa thôi. Mà những mẩu thừa này lại thường vùi sâu dưới lớp mùn cưa phải bới tìm rất kỳ công, mà mỗi lần tìm được mẩu gỗ nào đẹp đẹp là tôi lại reo thầm lên trong bụng. Đang mò mẫm thì bất chợt tôi ối lên một tiếng, một cảm giác đau buốt sắc lạnh nơi đầu ngón tay, tôi sục phải lưỡi cưa thợ mộc sắc lẻm đã cứa sâu vào bàn tay non nớt, máu tôi cứ thế loang ra, thẫm đẫm cả mùn cưa và những phoi bào loăn xoăn…

Tôi ngất đi lúc nào không rõ, khi tỉnh dậy, he hé mắt nhìn thì thấy mình đang nằm trên giường bệnh xá, bàn tay băng trắng, trên đầu là cọc treo lủng liểng trai nhựa truyền máu, còn mẹ tôi thì ngồi bên cạnh vừa quạt nhè nhẹ cho tôi vừa rưng rức khóc…

Chắc sau đó bố đã đem cả đống mẩu gỗ của tôi đi nhóm bếp đun, thú chơi xếp hình kỳ quặc của tôi cũng chấm dứt từ đó.

Những ngày thơ ấu

Rồi thì năm lớp 2, tôi được học sinh giỏi, bố mừng mà ra chợ mà mua cho tôi đồ chơi “câu cá” chạy bằng pin, cái đồ chơi này đang là đồ hot lúc bấy giờ, giá của nó phải được mấy cân thịt hoặc tương đương bao gạo, tôi áng thế vì chỉ biết là nó khá đắt. Khỏi phải nói tôi đã sướng mê tơi khi chơi trò này, hai bố con tôi chơi với nhau cứ thò cần rình cá đớp, câu được con nào là tôi lại phá lên cười khoái trá rồi cuối cùng so xem ai câu được nhiều hơn. Tưởng rằng đó là món đồ chơi giá trị nhất mà tôi có từ trước đến này thì không các bạn ạ, hôm sau tôi đi học về thì đã không thấy “bảo bối” của mình đâu nữa rồi, hóa ra bố mẹ bàn nhau rằng đồ chơi này thì đắt mà chơi một thời gian sau tôi chán hoặc hỏng thì phí đi, trong khi nhà đang hết gạo mẹ còn trách cha tôi hoang phí. Thế là bố tôi lại phải lật đật đến cửa hàng bách hóa mà nói khó đổi lại món hàng này lấy thứ khác rẻ hơn, đó là một bộ cá ngựa, phải khỏi nói lúc đấy tôi uất ức và tủi hờn như thế nào, các bạn thử giật đồ chơi của một đứa trẻ xem sao?

Nhưng lúc đó tôi đã lờ mờ ý thức được thế nào là sự nghèo khó, cơn giận dỗi trẻ con vèo trôi qua thay bằng những nụ cười giòn tan hôm cả nhà ngồi quây quần chơi cá ngựa với nhau…

Đồ chơi đáng nhớ nhất hồi nhỏ của bạn là gì? Với các bạn nữ là những cô búp bê, với các bạn nam là đồ chơi ô tô, robo, lego, súng nhựa, bóng da… thì với tôi dù là đồ chơi nào thì cũng đều đẹp và đều đáng quý, nó như những mảnh gỗ vụn, như những mảnh ký ức đẹp mà chúng ta xây ghép dựng lên hàng ngày, có thể nó đã cũ, mất mát hoặc sụp đổ, nhưng đó là một phần không thể thiếu của tuổi thơ.

© Tùng Nguyễn – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Mùa hè

Mùa hè

Sự khởi đầu hay kết thúc không phản ánh bằng thời gian, điều đó không cần phản ánh hay suy xét. Định nghĩ về thì giờ giữa chúng tôi chẳng còn là một khái niệm, chúng tôi chỉ đơn giản muốn bên nhau chẳng thể tách rời...

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Cuộc sống: hành trình suy ngẫm và học hỏi

Chúng ta có quyền tự do để tạo ra những chương mới, viết nên những câu chuyện mới, và xây dựng những ý nghĩa mới. Mỗi ngày là một trang mới, và mỗi bước đi là một câu chuyện mới đang được viết.

Nhớ

Nhớ

Em ngồi đây bỏng cháy Tim thành bụi mất rồi

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

back to top