Phát thanh xúc cảm của bạn !

‘Như ta là': Cách ‘dọn dẹp’ tâm trí để sống an vui

2023-08-17 02:15

Tác giả:


blogradio.vn - Những tư tưởng mới mẻ cùng lời khuyên thiết thực từ cuốn sách “Như ta là” của triết gia J. Krishnamurti giúp ta thấu hiểu chính mình, tự trang bị cho mình một tâm thái sống mà trong đó ta có thể hạnh phúc, an vui.

***

Những tư tưởng mới mẻ cùng lời khuyên thiết thực từ cuốn sách “Như ta là” của triết gia J. Krishnamurti giúp ta thấu hiểu chính mình, tự trang bị cho mình một tâm thái sống mà trong đó ta có thể hạnh phúc, an vui.

Quyển sách tường thuật nội dung tám buổi nói chuyện có tính ngẫu hứng của Krishnamurti trước hàng trăm người, diễn ra dưới bóng râm của một rừng sồi nhỏ nơi thung lũng Ojai (California, Hoa Kỳ) vào mùa hè năm 1955.

Tại đây, Krishnamurti đã dẫn dắt người nghe nhìn thẳng vào sự hỗn loạn, những thói quen và tư tưởng của một trí não bị ảnh hưởng bởi mọi sự quy định, đồng thời khám phá ra rằng đây là gốc rễ của mọi bạo lực cũng như khổ đau trên thế giới.

Tác giả cho rằng, xã hội ngày nay đang khiến con người ngày càng cạnh tranh, tham vọng để tìm kiếm sự thành đạt. Chúng ta đề cao sự tích lũy, khao khát quyền lực, xem đó là biểu hiện của một xã hội thịnh vượng. Nhưng chính những dục vọng “vô nghĩa” đó lại là nguyên nhân khiến con người trở nên đau khổ, bế tắc trong cuộc sống.

nhutala1

Để “dọn dẹp” tâm trí thoát khỏi những dục vọng phiền não này, Krishnamurti khuyên người đọc quan sát trí não của mình, nhìn nhận những tầng sâu mà trí não có thể vươn tới. Tác giả chỉ ra, con đường duy nhất để đi đến sự giải thoát, là tự biết mình; thấy chính ta như “ta là” trong thực tại, chứ không phải “ta phải là” hay “ta nên là”. Bằng cách tự nhìn thấy trí não của mình đang bị chi phối ra sao bởi những uy quyền, khuôn khổ, phạm vi, truyền thống, quy định…, con người mới có thể thoát ra khỏi tất cả những điều đó.

Trong cuốn sách, Krishnamurti lý giải, ngay từ khi sinh ra, trí não của chúng ta đã bị quy định bởi ý thức hệ, văn hóa và xã hội cụ thể mà chúng ta sống, bởi những tầng lớp kiến thức xưa cũ được ta thu thập, tích lũy trong quá trình trưởng thành.

Ta được giáo dục để sống cho vừa với một khuôn khổ, lối mòn nào đó mà xã hội hoặc gia đình đã vạch ra. Trí não ta bận rộn với những tham vọng và mục đích. Vì bận rộn bởi những cái đã biết nên ta dần đánh mất tình yêu vào bản thân, đánh mất sự sáng tạo, cảm giác tự do.

Lúc này, điều quan trọng là ta nhận thức được sự quy định của chính mình. Vì “chỉ có một trí não tự do giải thoát mới có thể tìm thấy sự thật, thực tại, điều gì đó vượt ra khỏi những dự phóng của chính nó”, tác giả chia sẻ. Và một trí não như thế mới có thể tiếp nhận điều mới mẻ mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống.

Giống như những tác phẩm khác của Krishnamurti, “Như ta là” không phải là một cuốn sách dễ đọc, nhưng khi dành sự chú tâm thực sự, bạn sẽ thấy những tư tưởng của ông như dòng suối mát lành tưới đẫm tâm hồn mình.

Với ngôn từ giản dị, cách tiếp cận trực diện cùng những lập luận thuyết phục vốn có của Krishnamurti, “Như ta là” mang đến cho người đọc những kiến thức khai sáng đầy thông tuệ, những nhận thức mới mẻ về mặt tâm linh. Những điều suy nghiệm này tuy đã được nói ra từ hơn nửa thế kỷ trước nhưng vẫn chứa đựng những giá trị mới mẻ và thiết thực đối với thế giới cho đến ngày hôm nay.

Đi qua tám chương sách, Krishnamurti đã đề cập tới những vấn đề thực tế trong xã hội như: dục vọng, bản chất của bạo lực, vấn đề thay đổi, sự quy định của trí não, nền hòa bình thực sự, bản chất của sự sùng bái, sự tu tập tâm linh, và thế nào là thực sự lắng nghe…

nhutala

Khi nói về tôn giáo, tư tưởng của ông nhất quán trong các tác phẩm rằng con người không thuộc về bất kỳ nhóm, chủng tộc hay văn hóa cụ thể nào. Bởi tôn giáo cũng chỉ trói buộc con người vào các quy định. Chỉ khi thoát khỏi những giáo điều, truyền thống, tín ngưỡng, chúng ta mới tự do khám phá đâu là cái chân thực, đâu là Thượng đế.

Krishnamurti không nhận mình là bậc đạo sư truyền bá hay giảng đạo cho những người sùng bái mình. Điều ông muốn chỉ là cuộc trò chuyện giữa những người bạn. Ông hy vọng người đọc “hãy quan sát trí não của chính mình, nhìn thấy những tầng sâu mà trí não có thể vươn tới”. Bằng cách này, bạn sẽ khám phá ra chân trời hạnh phúc, tự do mà bạn hằng mong muốn.

Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti (1895 – 1986) là một triết gia, nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Ông được Đức Đạt Lai Lạt Ma đánh giá là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời đại. Những lời dạy của ông không dựa vào những hiểu biết thuộc sách vở hay kinh sách mà dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị khuôn định của con người. Ông không trình bày bất kỳ triết thuyết nào, trái lại chỉ nói về những sự việc liên quan đến tất cả chúng ta, trong cuộc sống hằng ngày.

Krishnamurti là tác giả của rất nhiều cuốn sách, như: Tự do đầu tiên và cuối cùng, Tự do vượt trên sự hiểu biết, Đánh thức trí thông minh, Thế giới trong bạn, Cuộc đời phía trước, Đôi điều cần suy ngẫm, Bạn đang nghịch gì với đời mình, Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống.

Theo Elle

Mời xem thêm chương trình

Chữa Lành Nỗi Đau Sau Vụn Vỡ

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hạnh phúc là không... nghĩ nhiều

Hạnh phúc là không... nghĩ nhiều

"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!

Khi em học cách được yêu thương (Phần 2)

Khi em học cách được yêu thương (Phần 2)

Cô đã từng nghĩ rằng mình không thể tin tưởng vào ai, rằng mình không thể dễ dàng mở lòng. Nhưng ánh mắt của Hoàng, với sự kiên định và chân thành, khiến tất cả những nỗi sợ hãi trong cô dường như tan biến.

Khi em học cách được yêu thương (Phần 1)

Khi em học cách được yêu thương (Phần 1)

Thư nhẹ nhàng nắm lấy tay Hoàng, cảm giác ấm áp từ tay anh truyền vào tim cô, và trong khoảnh khắc ấy, cô biết rằng mối quan hệ của họ không còn đơn thuần là những mối quan tâm vặt vãnh. Nó là điều gì đó sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn, đủ để cả hai cùng bước tiếp trong cuộc đời này.

Sống chậm tí để thấy đời an yên

Sống chậm tí để thấy đời an yên

"Treat people with kindness" (đối xử với mọi người bằng sự tử tế) và " hãy đối xử với người khác theo cái cách mà bạn muốn được đối xử" là 2 châm ngôn sống mà mình luôn theo đuổi.

Đi đến nơi mình thích, làm những điều mình vui

Đi đến nơi mình thích, làm những điều mình vui

“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.

Kẹo ngọt vị gừng

Kẹo ngọt vị gừng

Anh biết không, nhờ người cũ em đã rút ra được hai điều: Điều thứ nhất đó là anh có thể dùng lời nói, cử chỉ, hành động đối tốt với tất cả mọi người và thế gian này sẽ dịu dàng với anh. Nhưng anh tuyệt đối không được "sử dụng" đến trái tim mình để làm điều đó!

Biết nhiều hay là cần biết?

Biết nhiều hay là cần biết?

Mỗi con người chỉ có một trí óc và trí óc đó chỉ có một dung lượng giới hạn nhất định, không một người hiểu biết xuất chúng nào lại khẳng định rằng mình đã làm chủ được một nửa kho kiến thức khổng lồ của nhân loại.

Mãi nhớ về cha

Mãi nhớ về cha

Trọn cuộc đời này con mãi nhớ về cha Nhưng ít viết ra vì sợ thành sáo rỗng Hình ảnh cha theo con từ bé bỏng Đến bây giờ ký ức vẫn vẹn nguyên.

Lạc đường

Lạc đường

Trong vô vàn những khoảnh khắc lướt ngang trong đời, gặp anh chính là điều may mắn nhất mà ông trời ban tặng tôi, chàng trai với đôi mắt cười ấy là người tôi thương anh đã mang ánh sáng đến bên tôi những ngày tăm tối nhất. Có lẽ tình yêu qua những con chữ này không đủ để nói lên tình yêu mà anh dành cho tôi, bởi những điều đẹp đẽ nhất khó mà có thể diễn tả được dưới bất kì hình thức gì.

Một người, hai cuộc sống

Một người, hai cuộc sống

Chỉ ở nơi người người đều đeo mặt nạ họ mới dám thỏa sức vùng vẫy và nhiệt thành tung hô nhau, chỉ có cuộc sống “ảo” mới cho học cảm giác được an toàn, được công nhận và được tồn tại.

back to top