Đọc ‘Mảnh gốm vỡ’ - cuốn sách truyền cảm hứng và trao yêu thương
2023-04-02 01:20
Tác giả:
blogradio.vn - Khép lại Mảnh gốm vỡ, một quyển sách được trao giải Newberry năm 2002 là câu chuyện tôn vinh sức sáng tạo của người làm gốm và truyền cảm hứng cho chúng ta về nghề làm gốm. Ngoài ra, truyện còn lồng ghép các giá trị về gia đình, tình thương, dũng khí, sự quyết tâm xuyên suốt tác phẩm.
***
Nếu từng một thời say nắng chàng gốm Kim Bum trong bộ phim "Vườn Sao Băng" vì kỹ năng làm gốm điêu luyện hay thích thú với những lớp dạy làm gốm, bạn sẽ muốn có cuốn sách này. Những trang sách sẽ tỉ tê với bạn về câu chuyện làm gốm của Hàn Quốc thế kỷ XII và hành trình chinh phục giấc mơ của cậu bé Mộc Nhĩ.
Mảnh gốm vỡ là cuốn sách được chấp bút bởi Linda Sue Park - một người Mỹ gốc Hàn. Vì sinh ra ở Mỹ nên hầu như bà không biết gì về Hàn Quốc, chỉ khi kết hôn và sinh con, bà bắt đầu nhận ra mình cần phải đọc và tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc để kể cho các con nghe. Và đó cũng là tín hiệu khiến bà lên ý tưởng thực hiện quyển sách này.
Mảnh gốm vỡ lấy bối cảnh triều đại Goryeo trên bán đảo Triều Tiên thế kỷ XII. Câu chuyện kể về cậu thiếu niên mồ côi Mộc Nhĩ với nhiều dũng khí và luôn hy vọng trở thành một thợ gốm thực thụ, tuy nghề này chỉ “cha truyền con nối”. Cậu sống với bác Sếu, một ông lão thọt chân, dưới gầm cầu làng gốm Chulpo.
Cho đến một hôm, vì làm vỡ món đồ gốm của bác thợ Min khó tính, một nghệ nhân gốm hàng đầu trong làng, Mộc Nhĩ buộc phải vào phụ việc vặt trong xưởng gốm của bác để trả nợ. Bắt đầu từ đó, bạn đọc sẽ cùng Mộc Nhĩ phiêu lưu qua hành trình khó khăn, đầy thử thách để chinh phục giấc mơ.
Tuy là tiểu thuyết hư cấu, Mảnh gốm vỡ đã tinh tế cài cắm nhiều chi tiết, sự kiện có thật do tác giả dày công nghiên cứu để đưa vào truyện ở những điểm hợp lý, giúp người đọc có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử Hàn Quốc.
Chẳng hạn, câu chuyện cho chúng ta biết câu chào hỏi thông dụng ở xã hội xưa là: “Hôm nay nhà bác được bữa no chứ”. Thoáng qua nghe thật đơn giản, nhưng ngẫm lại chúng ta có thể cảm nhận kế sinh nhai chính là mối bận tâm hàng đầu của dân làng thời kỳ này. Mà người chịu cảnh đói khổ nhiều nhất chính là Mộc Nhĩ và bác Sếu.
Thêm vào đó, Linda Sue Park còn tái hiện nghề làm gốm ở xã hội Hàn Quốc xưa vô cùng kỹ lưỡng.Thời gian đầu, thợ làm gốm men ngọc bích của triều đại Goryeo (918 - 1392) cũng chịu ảnh hưởng phong cách từ Trung Quốc. Qua từng ngày họ đã tìm được bản sắc riêng trên nhiều khía cạnh: Dáng gốm đơn giản mà tao nhã, màu men, hay nét hoa văn tinh xảo trong từng sản phẩm, và cuối cùng là sáng tạo ra nghệ thuật khảm gốm. Mọi sản phẩm xuất hiện trong Mảnh gốm vỡ đều xuất hiện trong viện bảo tàng hoặc các bộ sưu tập cá nhân trên thế giới.
Khép lại Mảnh gốm vỡ, một quyển sách được trao giải Newberry năm 2002 là câu chuyện tôn vinh sức sáng tạo của người làm gốm và truyền cảm hứng cho chúng ta về nghề làm gốm. Ngoài ra, truyện còn lồng ghép các giá trị về gia đình, tình thương, dũng khí, sự quyết tâm xuyên suốt tác phẩm.
Theo Đẹp
Xem thêm chương trình
Từng Có Nhau Trong Đời
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Yên đơn phương
Em đã cố kìm nén không khóc trước mọi người. Chắc chỉ có mỗi mình anh không nhận ra tình cảm của em dành cho anh mà thôi.

Mùa xuân sau cơn giông
Nước mắt ông Tét bất giác trào ra. Ông quay lưng bước đi, nỗi đau và cảm giác tủi hổ đè nặng lên trái tim. "Tết này, mình phải làm gì đó… phải làm gì đó cho con Kiệu," ông tự nhủ, nhưng lòng vẫn trĩu nặng bởi những nỗi buồn chưa tìm được lối ra.

Ta chưa từng đơn côi
Nỗi nhớ cồn cào nơi biển lặng Hình bóng ai gửi vào vầng trăng Để bao đêm vì sao sáng mãi Vì gần trăng nguyện toả bao đời.

Muốn gặp anh
Thật sự cảm ơn anh vì đã đến gặp em, để em có thể nói ra những lời đã cất giấu bao năm nay để có thể bước tiếp hành trình cuộc đời không có anh. Nhưng... liệu điều đó có thật sự dễ dàng?

Suy nghĩ về tiêu đề "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã" của Đại Đức Haemin
Vậy thì “bước chậm lại” để ngắm nhìn vạn vật đang chuyển mình trong gió, bước chậm lại để ta thấu hiểu hơn về cuộc đời, về con người, hay đơn giản là bước chậm lại để gom nhặt những “mảnh người” của chính mình, để biết ta còn biết buồn, biết yêu, và biết tất thảy mọi cảm xúc như con người.

Mưa bóng mây
Chúng ta rồi sẽ yêu một người nào khác, khi tìm được một trái tim thực sự đồng điều với mình, cậu nhỉ. Chỉ tiếc, đó chẳng phải tớ, cũng chẳng phải cậu.

Đón chào ngày mới
Đón ánh sáng hừng đông gợi mở, Chào bình minh ló rạng, đêm tan. Cho ngày mới rực nắng vàng, Chim ca, hoa nở, mây ngàn lững lờ.

Đợi
Thú thật với mày là bây giờ tao chẳng cảm thấy gì trong lòng cả, đau cũng không mà buồn cũng không. Tao chỉ thấy… hình như ở ngực trái tao bị khoét mất một mảng khá lớn đấy.

Vẫn là chính mình
Tôi làm gì cũng chẳng ai quan tâm, bệnh đau cũng một mình phải chịu đựng. Mọi người đâu biết rằng tôi là con người, cũng có cảm xúc và làm sao chịu đựng nổi biết bao nhiêu chuyện xảy đến như vậy. Anh đã làm tôi bắt đầu thay đổi và suy nghĩ tích cực hơn.

Nếu một ngày không còn Mẹ
Nếu một ngày không còn mẹ Cơm nhà không còn nóng Cá nhà chẳng còn ngon Trong nhà không có mẹ Chỉ có gió ngoài hè.