Phát thanh xúc cảm của bạn !

‘Tôi ổn - Bạn ổn’ - Cuốn sách tâm lý học kinh điển giúp tự chữa lành

2022-10-14 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Trong cuốn sách Tôi ổn – Bạn ổn (tựa gốc: I’m OK – You’re OK), bác sĩ tâm thần Thomas Harris khẳng định nỗi niềm này hầu như là phổ quát, có nguồn gốc từ những cảm xúc yếu thế đầu đời. Dưới góc nhìn tâm lý trị liệu, Thomas Harris chỉ bạn đọc cách vượt lên những ám ảnh tiêu cực đó để sống với sự thỏa mãn cá nhân lành mạnh.

***

Tại sao số đông chúng ta luôn thấy mình kém cỏi, ít giá trị hơn ai đó; đồng thời, không ngừng tìm kiếm sự công nhận và cảm giác vượt trội, trên cơ?

Trong cuốn sách Tôi ổn – Bạn ổn (tựa gốc: I’m OK – You’re OK), bác sĩ tâm thần Thomas Harris khẳng định nỗi niềm này hầu như là phổ quát, có nguồn gốc từ những cảm xúc yếu thế đầu đời. Dưới góc nhìn tâm lý trị liệu, Thomas Harris chỉ bạn đọc cách vượt lên những ám ảnh tiêu cực đó để sống với sự thỏa mãn cá nhân lành mạnh.

Xuất bản lần đầu năm 1969, tác phẩm đã trở thành một tượng đài trong dòng sách tâm lý học, nhiều năm liền đứng đầu trong danh sách best-seller của New York Times.

CẢM GIÁC “TÔI KHÔNG ỔN” TỪ THƠ ẤU

Tôi ổn – Bạn ổn dựa trên Phân tích Tương giao (Transactional Analytics), một trường phái tâm lý trị liệu mà Thomas Harris là một trong những thành viên chủ chốt.

Học thuyết này cho rằng bên trong mỗi chúng ta có sự hiện diện của ba trạng thái cái tôi (ego states) hay còn được xem là ba “nhân cách” khác nhau.

Nhân cách đầu tiên của một người – Cái Tôi Trẻ Em – chính là “đứa trẻ giống như chính họ vào lúc lên ba”. Nói nôm na, khi nhân cách này nắm quyền chỉ huy, người ta cư xử như bị “phát lại” những cảm xúc mà họ từng cảm nhận khi còn bé. Hiển nhiên, vì trong những năm tháng đầu đời, mọi đứa trẻ đều cảm thấy yếu đuối, dưới trướng người khác, nên phần nhiều dữ liệu trong Cái Tôi Trẻ Em là sự dễ tổn thương, tự ti, sợ hãi – cảm nhận rằng “tôi không ổn”.

Phần nhân cách thứ hai, Cái Tôi Cha Mẹ, là tập hợp các ấn tượng của đứa bé về cha mẹ, người chăm sóc, giám hộ – những người lớn và có uy quyền trong gia đình. Riêng phần nhân cách thứ ba, Cái Tôi Người Lớn, được hình thành trong quá trình khám phá thế giới, kiểm chứng thông tin và tích lũy kinh nghiệm.

elle_toionbanon-52

“Tôi không ổn – Bạn ổn”, theo Harris, dần trở thành một cảm nhận khó phá vỡ của đứa trẻ về bản thân và người khác. “Từ khi còn rất nhỏ, mọi đứa trẻ đã kết luận rằng “Mình không ổn”. Nó cũng đưa ra một kết luận về cha mẹ mình: “Cha, mẹ thì ổn”. Đây là điều đầu tiên nó khám phá được trong cuộc khảo nghiệm suốt đời nhằm tìm ra ý nghĩa về chính nó và về thế giới mà nó đang sống”, tác giả khẳng định.

Điều đáng tiếc là cách nhìn này sẽ giữ nguyên hoặc chuyển đổi thành “Tôi ổn – Bạn không ổn”, “Tôi không ổn – Bạn không ổn”, hoặc “Tôi không ổn – Bạn ổn” khi con người lớn lên, trừ khi họ biết cách chủ động thay đổi. Nói cách khác, hầu như ai cũng bước vào đời với nỗi ám ảnh tâm lý sâu xa rằng bản thân không ổn, còn người khác thì rất ổn.

TRÒ CHƠI “CỦA TÔI TỐT HƠN CỦA BẠN”

Thomas Harris cho rằng cảm giác “không ổn” đầu đời là động lực tâm lý của sự tự ti, tham vọng và thói so sánh hơn thua – nhân tố tạo nên mọi bất hạnh, khổ đau cho loài người.

Cụ thể, vì sống ở vị thế “Tôi không ổn – Bạn ổn”, con người thường liên tục tìm kiếm sự công nhận và vượt trội, nhằm cố phủ nhận cảm giác “tôi không ổn” bên trong Cái Tôi Trẻ Em.

Khi còn nhỏ, điều này được biểu hiện ở các so sánh con trẻ: “Tôi có nhiều đồ chơi hơn bạn”; “Tôi cao lớn hơn bạn”… Khi lớn lên, trò chơi “của tôi tốt hơn của bạn” này trở nên tinh vi và âm thầm hơn, như “tôi giàu có hơn”, “tôi thành đạt hơn”, “tôi được yêu mến hơn”, “tôi xinh đẹp hơn”, và thậm chí là “tôi khiêm tốn hơn”.

“Mọi trò chơi đều xuất phát từ trò chơi “Của tôi tốt hơn của bạn” thời thơ ấu. Trò chơi khi đó, cũng như ở hiện tại, được thiết kế ra để mang lại một chút xoa dịu trong khoảnh khắc giảm tải gánh nặng đau đớn của vị thế “không ổn”, tác giả giải thích.

Theo Harris, cách sống này ngăn cản con người đạt đến hạnh phúc đích thực, bởi bất kể họ đã làm gì hay đạt được những thành tích gì, trong thâm tâm, họ vẫn cảm thấy không đủ vẫn thầm mặc định rằng mình là “kẻ không ổn”.

elle_toionbanon-50

KẾT LUẬN “TÔI ỔN” KHÔNG ĐẾN TỪ SỰ CÔNG NHẬN BÊN NGOÀI

Trong cuốn sách, Harris hướng dẫn bạn đọc học cách nhận diện Cái Tôi Trẻ Em, Cái Tôi Cha Mẹ của mình, đồng thời biết cách giải phóng Cái Tôi Người Lớn – chìa khóa để bước đến vị thế sống “Tôi ổn – Bạn ổn”.

“Cái Tôi Người Lớn phát triển muộn hơn so với Cái Tôi Cha Mẹ và Cái Tôi Trẻ Em và dường như giữa chúng có một khoảng thời gian khó bắt kịp trong suốt cuộc đời”, Harris cho hay. Tuy nhiên, Cái Tôi Người Lớn là thành phần duy nhất có khả năng đánh giá hai Cái Tôi còn lại, nhằm đưa ra quyết định xác đáng trước từng tình huống.

Một khi phần nhân cách thứ ba này trở nên mạnh mẽ, nó có thể kiềm chế những hồi đáp xưa cũ từ Cái Tôi Cha Mẹ và Cái Tôi Trẻ Em, giúp con người “không bị khúc xạ bởi những điều cũ”. “Chỉ có Cái Tôi Người Lớn mới có thể nói “không” với sự kêu gào của Cái Tôi Trẻ Em đòi hỏi thứ gì đó lớn hơn, tốt hơn và nhiều hơn để cảm thấy ổn hơn”, tác giả viết.

Trong thực tế trị liệu tâm lý, phương pháp Phân tích Tương giao giúp các cá nhân có được sự kiểm soát về mặt xã hội, sao cho Cái Tôi Người Lớn luôn duy trì vai trò chủ đạo trong tương tác với mọi người xung quanh.

Khi “I’m OK – You’re OK” mới được ra mắt, tiêu đề hấp dẫn giúp cuốn sách nổi tiếng chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, tác phẩm gắn bó với hàng triệu người đọc suốt nhiều thập niên qua vì nó giúp họ thấu hiểu bản thân một cách sâu sắc và toàn diện, để từ đó sống trong hiện tại với sự tự tin lành mạnh. Đến nay, cuốn sách đã được dịch sang 20 thứ tiếng, với khoảng 15 triệu bản in. 

Theo Elle

Mời xem thêm chương trình

Ngày người nói thương tôi, bầu trời mang một màu xanh rất khác

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top