Nhớ những mùa đông cũ
2018-12-07 01:26
Tác giả:
Khoác chiếc áo bước ra đường, thấy gió rít qua tai, 2 hàng cây chuyển màu lá, và thấp thoáng những quán ngô nướng nhả khói cay xè. Mùa đông đến thật rồi! Mùa đông, mọi người bạn mong chờ điều gì?
Một cái ôm thật chặt từ ai đó?
Cảm giác tê tê đầu lưỡi, và buốt đến tận não khi cùng con bạn ăn kem bờ hồ?
Lượn lờ Hồ Tây rồi ăn khoai nướng trên cầu Long Biên?
Hay là đơn giản bù khú với lũ bạn bên bàn lẩu nướng?
Với tôi thì chả thích mùa đông, tôi sợ lạnh, và ghét cái cảm giác chui khỏi chăn để lết bước đến trường học, tôi cũng sợ cảm giác phải khoác lên mình những tấm áo dày và nặng mà hai hàm răng vẫn lập cập va vào nhau.

Nhưng trớ trêu lắm, tôi lại nhớ mùa đông. Đúng hơn là những mùa đông cũ. Tôi trẻ, năng động và thích mê cái mới, nhưng đóng cửa phòng, bật nhạc Lê Cát Trọng Lý, tôi lại là ông già vật vờ với mớ hoài niệm. Nhớ lắm những buổi chiều đông, lũ chúng tôi, những thằng cu 10 tuổi, chăn trâu trên những cánh đồng sau gặt. Đất nứt toác, những ống rạ còn lại đâm vào chân, xước da, có khi còn rỉ máu. Những ngày đó, thì có hề hấn gì, chúng tôi vẫn vô tư chơi đùa, đuổi bắt nhau chạy khắp đồng.
Nhớ lắm lúc mấy thằng loắt choắt tay xô, tay chậu, đu kéo nhau ra bờ mương gần nhà, đứa đắp bờ, đứa tát nước, đứa mò cá, đứa thì canh me cho một thằng vào vườn trộm mía. Đen đủi nhất là khi tát gần xong thì vỡ bờ, nước từ trên ào xuống, công sức là bỏ đi, vì chúng tôi đoàn kết lắm, nên thằng "đắp bờ tai hại" kia chẳng bị sao.
Và bạn biết cái đặc sản mùa đông của chúng tôi là gì không? Cá nướng, khoai nướng, sắn nướng và thậm chí là mía nướng. Tất nhiên cá, khoai mùa nào chả có, nướng thì vơ rơm rạ bật lửa, thế là xong. Nhưng chỉ có mùa đông ăn nướng mới khoái. Thử tưởng tượng xem, giữa một cánh đồng rộng rãi, trời rét căm căm, gió mùa rít qua kẽ tóc, rùng mình vì lạnh, 6,7 thằng xúm vào với nhau, giơ 2 tay bên đống lửa phập phồng, thi thoảng lại có đứa nhắc: “Chín rồi đấy mày, lấy ra đi”. Ngày ấy với chúng tôi, chế biến một “đặc sản” dễ dàng lắm, cho vào lửa, canh thời gian để lấy ra cho kịp. Tất cả đều ngon nhất khi đem đi nướng - đó là chân lý của chúng tôi. Nhớ cái cảm giác cay xè khóe mắt, tiếng cá xèo xèo dưới lửa, mùi cá chín thơm phức xông thẳng vào mũi, cắn rộp miếng cá, tan vào miệng. À mà đấy là lúc thành công thôi, chứ ông nào lơ đễnh, để đen thui, ăn xong 2 bên mép toàn nhọ, đen xì, chúng tôi lại chỉ trỏ rồi cười ha hả vào mặt nó.

Nhớ lắm cái mùi mía nướng, ngọt hắc, thơm thơm nơi đầu lưỡi, cắn một miếng mà nước túa ra trong miệng, trôi xuống nóng ran bụng. Đợt nào “sang” hơn thì khoai tây nướng, ăn vừa bở vừa thơm, lớp vỏ bị cháy, còn thịt bên trong thành một lớp cứng bên ngoài, vàng xuộm, cắn vào giòn giòn béo béo.
Mùa đông, cũng là lúc hoa lau nhiều nhất, chúng tôi lại rủ nhau leo núi tìm lau, những vách đá cao, dựng đứng, đường đi lởm chởm những đá, phải thật cẩn thận, vì chỉ trượt chân thôi, thì nhẹ cũng nằm nhà cả tháng. Tôi thì không sợ ngã lắm, vì tôi cẩn thận hơn lũ bạn, nhưng lại chúa sợ rắn. Tôi vẫn thường được nghe mấy ông già trong xóm dọa trên núi là nơi rắn chúa ở, nó nấp đâu đó trong những cái hang và chỉ cần chúng tôi vô tình làm phiền thì bỏ mạng. Sợ thì sợ, nhưng chỉ cần nghe mấy thằng kia khích là lại sĩ diện leo cùng. Cũng may, leo bao nhiêu lần, vẫn chưa gặp rắn chúa lần nào cả.
Mùa đông, cũng là mùa nặn đồ chơi. Chúng tôi ven theo con đường vào núi, nơi có những con mương thoát nước, khi ấy đã khô dần vì hạn, lấy lớp bùn đen, nặn ra tất cả những thứ mà trong đầu nghĩ ra. Từ kiếm dao, xe cộ, nhà cửa, đến búp bê công chúa. Nặn xong mang về “lãnh địa riêng” – là những tảng đá lớn, bằng phẳng nhất để phơi cho khô. Mùa đông, ít mưa lắm, nên cứ để thế đến khi nào khô mới mang ra đi so với bọn bạn. Chê ỏng chê eo đồ chúng nó, cãi cho bằng được rằng đồ của mình là đẹp nhất mới thôi. Tuổi thơ của chúng tôi, đồ chơi chỉ có vậy, ô tô điều khiển hay búp bê baby chỉ là thứ xa xỉ trên tivi mà thôi. Nhưng ngày đó, những con ô tô đất cũng được nâng niu, cất giữ, bất khả xâm phạm.

Ngày hôm nay, những thứ bằng đất nặn đã dần bằng sắt bằng đồng, và đều dùng được chứ chả phải để cầm tay nữa, và đi qua những tỉnh thành khác nhau, những món ngon, đắt tiền cũng được nếm thử nhiều. Nhưng chả hiểu sao tôi vẫn thèm những thứ đấy, thèm cái nụ cười giòn tan, vô tư, thủa trước. Vẫn biết rằng cuộc sống là phải tiến lên, chúng ta đều phải lớn, và tập quen với sự bộn bề, lo toan. Nhưng ngày khi viết những dòng này, tôi nhớ lắm những mùa đông ấy, những con cá đồng nướng, những củ khoai vùi trong rơm rạ. Và những thằng bạn trước ơi, tôi nhớ các bạn!
© Trịnh Đình Cương – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ai cũng có ước mơ của riêng mình
Cứ sống, cống hiến thật nhiều, khi bản thân vui vẻ, mang trong mình phiên bản tốt nhất cũng thì mình cũng đang dần hoàn thành ước mơ của mình.

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý
Người sinh những tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn và có sự nghiệp thành công.

Ước mơ của mẹ
Mặc dù, tôi chỉ là đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng muốn được yêu thương và ba mẹ quan tâm như vậy, nhưng rồi tôi hiểu được mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Dẫu sao, anh em tôi vẫn còn có mẹ dù cuộc sống có khổ cực nhưng chưa bao giờ anh em tôi phải nhịn đói ngày nào.

Món ăn của mẹ
Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày
Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)
Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.