Mùi vị quê nhà
2019-11-23 01:25
Tác giả:
Nguyễn Thanh Tưởng
blogradio.vn - Cái mùi rạ chín, rơm khô, mùi của mùa gặt, mùi của chín giọt mồ hôi của những người nông dân,... bốc lên hoà với màn sương đêm lành lạnh cộng thêm tiếng dế kêu "rít rít" giữa đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ hằn sâu vào ký ức non nớt của đứa trẻ và rồi đưa nó vào một giấc ngủ êm như lời ru của mẹ, lời ru của quê hương yên ả thanh bình.
***
Phải công nhận một điều rằng chỉ có những đứa trẻ con được sinh ra và lớn lên trong những làng quê nghèo của miền Tây mới cảm nhận hết được cái nét đẹp mộc mạc của nó. Ở quê không xa hoa vật chất, không phố thị xô bồ, không tiếng ồn xe máy,... Mà đó là mái nhà tranh mà chính tay mẹ trầm lá lộp, đó là cây cột bàng mà cha đốn hôm qua, là nền nhà bằng đất, là đám tre rì rào xanh mát, là bờ dừa tít tận xa xa, là cái sàn nước trước cửa, là cái bụi chuối sau hè, là mấy cái lu đựng nước, là cái cầu tre nhỏ đung đưa, là cây mận bên hồ đang chín rộ, là một buổi chiều tà vắng vẻ, là một đêm yên ả thanh bình, là một ngày mới lại đến với vùng quê nghèo.
Một tiếng gà gáy hừng đông tầm 2-3h sáng từ xa xa vọng về cũng đủ làm cho ký ức của đứa trẻ sống mãi. Tiếng đàn vịt mà mẹ dậy sớm thả ra rồi bảo "mày ra mà lượm trứng", cái mùi cây cỏ, lúa non của một buổi sáng tinh mơ quấn lấy đứa trẻ như vòng tay của mẹ. Lượm trứng xong, quay sang thì nồi cơm của mẹ cũng vừa chắt nước. Mẹ nấu cơm sớm để nhà ăn còn ra đồng, hôm nay cắt lúa nên phải chuẩn bị sẵn hết. Mẹ dặn đi học rồi về ra phụ mẹ quay lúa để mẹ về chuẩn bị cơm trưa. Từng hạt lúa nóng giòn, vàng ươm trước sân, ngoài đồng vẫn còn tiếng máy chở lúa, tiếng hò reo của mọi người, trên cao là bọn chim én cũng về lượn lờ vui như mở hội. Cái nắng ngày hè cũng làm cho đôi mắt bé nhỏ cứ nhíu lại rồi thiếp đi lúc nào không hay. Làm được một giấc thì mẹ kêu về ăn cơm, ăn cơm rồi đi ngủ một chút lại đi học. Thời điểm này đi học buổi chiều chỉ mong nhanh về nhà để kịp thả diều với lũ bạn trong xóm, đứa nào ngon thì có hẳn diều đại bàng, diều cá mập,... dây thì cả cuộn to đùng. Đứa nào bèo hơn thì làm diều giấy, được cái đuôi diều giấy lúc nào cũng dài khủng khiếp lại không tốn tiền, mỗi tội mưa xuống là ướt nhem.
Và rồi hoàng hôn cũng dần xuống, đi học về chưa kịp thay đồ là xách diều ra ruộng, từng con từng con một được bay lên, nằm trên bờ xoài nhìn lên bầu trời xanh với những cánh diều xa tít mắt cũng đủ làm đứa trẻ sướng đến tột cùng, thỉnh thoảng còn bảo nhau ghé tay vào sợ dây để cảm nhận âm thanh của gió. Nghe có vẻ vớ vẩn, nhưng có thử mới biết cái hay của nó. Không những thế còn có trò lấy cọng rơm để lên sợ dây rồi cứ thế cọng rơm tự đi lên thật vi diệu. Thỉnh thoảng còn rủ nhau "cưa dây" xem đứa nào bị đứt dây diều trước, đứa thì chơi, đứa thì không dám, sợ đứt dây diều thì diều bay tận bên sông thằng khác nó lượm được thì uổng lắm. Thả chán, cắm dây xuống ruộng rồi lại rủ nhau chơi đống rơm, lúa người ta mới suốt xong mạnh đứa nào mới bay thẳng lên nhảy nhót, đứa nào đứng được trên ngọn rơm sẽ là vua. Thế là đứa nào lên được cao nhất chỉ đứng canh để đạp bọn kia ra, có những đứa khác lại thích xây hẳn cái hang ở dưới đống rơm để làm chỗ ở. Hái bông sậy để làm trang trí nhà cửa, trái bình bát thì làm thức ăn,... cứ thế mà màn đêm buông xuống lúc nào không hay, cho đến khi nghe tiếng kêu của mẹ thì mới tất bật quấn dây đi về.
Trời cũng tối, ăn uống xong xuôi là phải đi dữ lúa. Cái mùi rạ chín, rơm khô, mùi của mùa gặt, mùi của chín giọt mồ hôi của những người nông dân,... bốc lên hoà với màn sương đêm lành lạnh cộng thêm tiếng dế kêu "rít rít" giữa đồng. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ hằn sâu vào ký ức non nớt của đứa trẻ và rồi đưa nó vào một giấc ngủ êm như lời ru của mẹ, lời ru của quê hương yên ả thanh bình. Để rồi bất chợt một ngày nào đó, nó lại ngồi viết lại những ký ức thân thương và thật đẹp như thế.
© Nguyễn Thanh Tưởng - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình: Những ngày tuổi thơ mà chúng tôi đã đi qua
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ai cũng có ước mơ của riêng mình
Cứ sống, cống hiến thật nhiều, khi bản thân vui vẻ, mang trong mình phiên bản tốt nhất cũng thì mình cũng đang dần hoàn thành ước mơ của mình.

Tháng sinh Âm lịch của những người quyền quý
Người sinh những tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn và có sự nghiệp thành công.

Ước mơ của mẹ
Mặc dù, tôi chỉ là đứa trẻ chưa trưởng thành, cũng muốn được yêu thương và ba mẹ quan tâm như vậy, nhưng rồi tôi hiểu được mỗi người có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Dẫu sao, anh em tôi vẫn còn có mẹ dù cuộc sống có khổ cực nhưng chưa bao giờ anh em tôi phải nhịn đói ngày nào.

Món ăn của mẹ
Có một lần, chú chạy ngang qua nhà mình, khi ấy chỉ có một mình con ngồi thẫn thờ. Chú hỏi con là mẹ đi đâu rồi, hôm nay hai mẹ con không ăn đá bào nữa hay sao. Con chỉ biết im lặng, hướng ánh nhìn của mình vào trong nhà, ngay phía bàn thờ mẹ.

Giông bão đi qua, hạnh phúc lại về
"Nếu duyên đến, cứ thuận theo tự nhiên," nó thầm nghĩ. Và rồi, sau sáu tháng yêu nhau, cả hai quyết định nắm tay nhau bước vào hôn nhân.

Thời cơ trong cuộc sống
Cuộc sống luôn trao cơ hội đồng đều cho mỗi người, thế nhưng, có mấy ai biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, đúng thời điểm. Có câu: “Người thành công luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn. Kẻ thất bại luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội”.

Ánh nắng mùa đông (Phần 3)
Cô chưa quên được người cũ, nếu cho anh cơ hội thì đây cũng sẽ là cơ hội khiến anh bị tổn thương. Cô chẳng muốn đi vì lòng cô có anh nhưng lại sợ quá muộn để bắt đầu, lỡ như anh thương người khác rồi thì sao?

Hương lửa
Đã đi hết những con đường phố thị, đi cuối một mảnh đời nhiều lênh đênh, vấp váp mới nhận ra mùa ấu thơ nông nổi chân trần chạy đường quê mới chân thực là bình yên hạnh phúc.

Khuyên chân thành: Người bình thường làm 7 điều này để "tiền đẻ ra tiền" mỗi ngày
Tất cả bắt đầu từ những thay đổi nhỏ: kiên trì, kỷ luật, khỏe mạnh, tự tin, khôn ngoan và độc lập.

Ánh nắng mùa đông (Phần 2)
Cô ấm ức, cô tủi thân, cô đau khổ, cô mệt mỏi, cô bất lực. Anh không nói, không hỏi cứ vậy ôm cô thật lâu, dùng bàn tay to lớn của mình bao bọc lấy cô, truyền hơi ấm cho cô.