Phát thanh xúc cảm của bạn !

Mùa lá phong rực rỡ (Phần 1)

2017-09-27 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - “Lúc đầu ai cũng than khó khăn, thậm chí bỏ cuộc, không muốn bước tiếp nữa. Nhưng chính những khó khăn đó sẽ giúp đôi chân con vững vàng hơn trên chặng đường sau này.”

***

blog radio, Mùa thu rạng rỡ
Cho những ngày tuổi trẻ chơi vơi

Tôi đến Vancouver vào một ngày mùa thu dìu dịu, khi lá phong nhuộm đỏ khắp bầu trời. Bố mẹ nuôi nói rằng lúc tôi đến sân bay Jimmy sẽ ra đón. Jimmy là con trai độc nhất của họ nghĩa là em trai nuôi của tôi. Máy bay vừa hạ cánh, tôi kéo hành lý xuống, không quá khó để tôi nhận ra cậu nhóc đội mũ lưỡi trai, mặc y phục quân đội đang đứng ở một góc, mắt láo liên tìm kiếm. Cách đây ba năm, Jimmy chỉ là một thằng nhóc mặt búng ra sữa vậy mà giờ đây cậu lớn phổng, cao ráo, tay chân rắn chắc, ra dáng bậc trượng phu. Có lẽ do được rèn luyện trong môi trường quân đội.

Lúc tôi lại gần, không đợi tôi nói gì, Jimmy hỏi ngay.

“Chị đúng thật là Amber chứ?”

Amber là tên mà Jimmy đặt cho tôi. Cậu nói ra nước ngoài dù là du lịch hay du học đều cần có một cái tên tiếng Anh. Như vậy mới được xem là người có đẳng cấp. Nghe cậu nói thế, tôi chỉ cười. Tôi quý cái tên Amber không hẳn vì lòng tốt của Jimmy mà vì nó giống với tên của một nữ rapper tôi ái mộ.

Tôi cốc đầu Jimmy:

“Chỉ mới ba năm mà em đã quên mất gương mặt của chị rồi sao?”

“Trông chị khác xưa nhiều quá.”

Jimmy khoanh tay nhìn tôi dò xét.

“Có phải trên rốn của em có xăm hình một chiếc lá phong?” - Tôi thì thầm vào tai cậu.

Ngay tức thì Jimmy ôm chầm lấy tôi, nhảy cẫng lên vui sướng.

“Chị đúng là Amber rồi.”

Trên rốn Jimmy có hình xăm lá phong mà ngoài tôi ra không một ai biết kể cả bố mẹ cậu. Họ cho rằng những đứa trẻ xăm hình là những đứa trẻ hư hỏng. Nhưng đối với Jimmy, điều này có ý nghĩa đặc biệt với cậu vì ngày lá phong chuyển sang màu đỏ ối rơi vương vãi khắp phố phường chính là ngày chào đời của cậu.

Jimmy giúp tôi xách chiếc vali to kềnh càng tiến ra cửa sân bay bắt tàu điện ngầm về nhà cậu. Trên xe, tôi ngồi cạnh cửa sổ ở dãy ghế thứ năm. Những con đường, những toà nhà, những quán cà phê ngoài trời lần lượt lướt qua tầm mắt tôi. Thành phố vào thu, cây bắt đầu thay lá, khoác lên chiếc áo đỏ thắm. Từng chiếc lá rơi đều trong cơn gió nhẹ mơ màng. Vancouver đẹp tuyệt dịu như một bức tranh mà tôi đoán không có hoạ sĩ hay nhạc sĩ nào có thể tả hết vẻ đẹp của nó. Những hàng cây trải dài hai bên với sắc đỏ, vàng, nâu xen kẽ. Khi có gió, lá lìa cành bay lượn vài vòng rồi nằm nép mình bên vệ đường.

Xe dừng ở bến, tôi và Jimmy đi bộ chầm chậm vào con phố nhỏ hẹp, dịu dàng và yên tĩnh đến lạ kỳ. Chỉ mất ít phút,ngôi nhà với cánh cổng bằng gỗ xinh đẹp hiện ra. Đó là nhà bố mẹ nuôi của tôi. Đã từng có một thời gian tôi sống ở đây, nó như là ngôi nhà thứ hai của tôi vậy. Nhác thấy tôi qua cửa sổ nhà bếp, mẹ nuôi vội vàng bước ra, ôm tôi một cái thân tình và nói câu:

“Chào con gái!” - Giọng Việt lơ lớ nhưng vô cùng dễ mến. Mẹ nuôi đang làm bánh vì tôi thấy hai bàn tay bà dính đầy bột mì.

“Biết hôm nay con sang nên mẹ có làm những mẫu bánh ngon. Chỉ một lát là xong ngay.”

Mẹ kéo tay tôi vào phòng khách, ấn tôi ngồi xuống chiếc ghế nệm êm ái. Bố nuôi từ ngoài vườn vào, đôi găng tay lấm lem bùn đất. Có lẽ ông vừa cắt cỏ xong. Bố đứng ở cửa, sừng sững như một quả núi, cười thật to khi biết tôi sẽ ở lại lâu thật lâu, cho đến hết khoá học. Bố nuôi có bộ râu dài xum xuê, vóc người cao lớn và chiếc bụng căng tròn. Tôi phải kiễng chân lên để thơm bố một cái ở má. Bố xoa đầu tôi, cười hà hà.

Trong lúc đợi ăn bánh, tôi đem đồ đạc vào phòng. Jimmy thò đầu vào, xoè tay.

“Ngày nào mẹ cũng bảo em quét dọn phòng ốc cho chị, trả thù lao đi chứ.”

Tôi đập tay Jimmy.

“Sau khi xuất ngũ, em trở nên láu cá rồi đấy.”

Jimmy nhún vai.

“Em đã trưởng thành rồi mà, đâu còn là thằng nhóc Jimmy ngày xưa chị hay tét vào mông đâu chứ.”

blog radio, Mùa thu rạng rỡ

Jimmy tuy nói năng khó nghe nhưng bụng dạ không xấu. Cậu thè lưỡi trêu tôi rồi khép cửa phòng lại cho tôi khoảng không gian tự do riêng. Mở khoá vali, tôi treo mấy bộ đồ vào tủ, đặt tấm ảnh gia đình ở góc học tập. Trong lúc sắp xếp, tấm thiệp sinh nhật rơi ra từ cuốn tiểu thuyết. Nỗi buồn mỏng manh len nhẹ nơi ngực trái. Bên trong có mấy dòng chữ Khánh viết. Ngày ấy, tôi là người Khánh thương nhưng bây giờ thì hết rồi. Người thương cũng có thể trở thành người lạ khi trong lòng vắng bóng nhau. Ngày đó, ngây thơ tôi cứ tin rằng hôm nay chúng tôi xa nhau thì ngày mai sẽ gặp lại thôi. Nhưng sự thật thì, cuộc đời quá rộng lớn, quá mênh mông, khi hai người quay lưng về hai hướng khác nhau, lời tạm biệt mà chúng tôi trao cho nhau và nói rằng sẽ tương ngộ đã hoá hư vô. Tạm biệt không phải để gặp lại. Tạm biệt chính là từ biệt.

Tôi cất tấm thiệp vào ngăn kéo. Những gì đã qua không nên nhớ nữa. Cuộc sống của tôi chỉ mới bắt đầu. Một trong những ước mơ lớn nhất đời tôi là có một tấm vé đến Vancouver, tản bộ dưới khung trời màu đỏ, một mình hoặc có ai đó cạnh bên thì sẽ càng tuyệt vời hơn. Nay ước mơ trở thành sự thật, chỉ còn đợi thời gian rảnh nữa thôi.

Sau bữa ăn, tôi xin phép bố mẹ nuôi cho tôi sơn sửa lại phòng. Dĩ nhiên là họ đồng ý. Tôi quét vôi bốn bức tường với màu nâu nhạt có chấm vàng chanh, vẽ vài đám mây biêng biếc. Sau đó cùng Jimmy ra ngoài vườn ôm một mớ lá phong khô làm thành chuông gió, treo trên cửa sổ. Có gió, có mây, có lá phong, căn phòng của tôi giờ đây thật sự ngập tràn sắc thu nồng nàn chẳng khác gì chốn thiên đường.

***

Sáng, tôi dậy thật sớm, vô cùng háo hức vì hôm nay là buổi học đầu tiên. Tôi vẫn luôn thích lễ khai giảng hơn là bế giảng vì đó là ngày đầu tiên của sự khởi đầu.

Trong lúc bố và Jimmy đánh răng, mẹ chuẩn bị sandwich kẹp thịt xông khói, món mà tôi thích nhất. Bữa ăn sáng ngày tựu trường còn có poutine và không thể thiếu món bánh tuyệt ngon của xứ sở lá phong là bánh tart bơ. Vỏ bánh xốp giòn hoà cùng vị nhân béo ngậy kết hợp giữa bơ, đường và trứng. Bố bước xuống nhấp một ngụm cà phê do tôi pha. Bố bảo cà phê hơi nhạt. Tôi xụ mặt. Bố an ủi.

“Có nhiều điều con làm còn tuyệt hơn cả việc pha cà phê.”

Lời động viên khích lệ của bố làm tôi tươi tỉnh lên được đôi chút.

Ăn xong,tôi cùng Jimmy ra gara. Cậu mới tập lái nên lái rất chậm. Nhìn giá vẽ ở ghế phía sau, tôi hỏi.

“Chị nhớ hồi nhỏ em ghét vẽ lắm mà.”

“Đó là chuyện lúc nhỏ, giờ em lớn rồi. Thời gian khiến người ta thay đổi chị ạ!” Thảo nào Jimmy khác xa hồi xưa rất nhiều.

“Chẳng phải em theo học ở trường Fairleigh Dickinson sao?”

“Vâng, em học vẽ của lớp anh Peter.”

“Peter?”

“Anh ấy là hoạ sĩ nổi tiếng, vẽ đủ thể loại. Một bức vẽ của anh ấy có thể mua được một chiếc xe hơi.”

“Wow.” Tôi thốt lên đầy vẻ kinh ngạc. “Hôm nào chị phải diện kiến con người tài hoa này mới được.”

“Không thành vấn đề, cuối tuần em sẽ dẫn chị đi gặp anh Peter.”

Đây không phải là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài nên hoàn toàn không cảm thấy lạ lẫm hay lạc lõng. Nhưng vẫn có một số tuyến đường như từ nhà đến trường hay đường đến phố Robson vì tôi không muốn cứ phải làm phiền Jimmy đưa đón mỗi khi tôi có việc. Đối với một số du học sinh khác, cô đơn nơi xứ người nhưng tôi thì khác. Bên cạnh tôi còn có gia đình Jimmy, họ rất tốt với tôi, giúp đỡ tôi rất nhiều.

Tôi nhanh chóng kết bạn, quen dần với những cuộc nói chuyện, những cuộc cãi vã nảy lửa nhưng không dẫn đến xô xát.

Tôi về nhà với tâm trạng mệt mỏi. Thì ra khi rời xa tổ ấm, dòng đời thật lắm chông gai.

“Con không được khoẻ à?” Mẹ vào phòng từ lúc nào, đang ngồi cạnh giường tôi.

blog radio, Mùa thu rạng rỡ

Tôi bật dậy, lắc đầu rồi kể cho mẹ nghe những chuyện xảy ra ở lớp, tôi không thể tìm thấy chút hưng phấn trong những cuộc tranh luận giữa họ.

“Các bạn ấy thoải mái đứng lên trình bày quan điểm của mình, còn con thì không. Hình như con sắp nản rồi ạ!”

“Lúc đầu ai cũng than khó khăn, thậm chí bỏ cuộc, không muốn bước tiếp nữa. Nhưng chính những khó khăn đó sẽ giúp đôi chân con vững vàng hơn trên chặng đường sau này.” Mẹ tôi nói vậy.

Như sực nhớ ra điều gì, tôi bước lại bàn, lôi quyển sổ mà Khánh tặng ngày chúng tôi mới yêu nhau, viết vào đấy những lời răn dạy của người đi trước. Tôi viết rất nhanh như sợ các con chữ biến mất, như sợ bao lời hay ý đẹp vụt tan và luôn tự nhủ rằng không được để trí óc có ý nghĩ buông xuôi. Vì tuổi trẻ, ai cũng cần va vấp.

Ngày tháng lẳng lặng trôi đi. Bên ngoài cửa lớp, lá phong phủ đầy sân. Tôi bước trên thảm lá dày như tấm nệm ấy, gót giày giẫm trên lá phát ra những âm thanh lạo xạo dưới chân. Tôi ngửa mặt đón lấy từng vạt nắng hanh hao, tựa hồ để nắng sưởi ấm trái tim lạnh lẽo của mình kể từ khi sang Vancouver. Nhủ lòng rằng nên quên đi nhưng lòng tôi cứ xốn xang mỗi khi nghĩ về Khánh. Trong cuộc sống này, niềm vui thì ít mà nỗi buồn thì nhiều, nhiều như cả cánh rừng phong dày đặc, tìm một chiếc lá thuộc về mình, thật khó. Đôi lần ngồi chống cằm bên cửa sổ, tôi vẫn luôn tự hỏi rốt cuộc mình đã trưởng thành hay chưa mà sao cứ giữ mãi trong tim những thứ mơ hồ, xa xôi. Ví như tình cảm của Khánh, thứ tình cảm mà cậu đã lãng quên từ lâu.

Còn nữa.

© Quách Thái Di – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Ngày không em

Ngày không em

Dù gì, được nhắn tin với anh mỗi ngày cũng là niềm vui của cô. Và thế là những dòng tin nhắn, cứ qua lại suốt gần mấy năm trời, mà đa số người chủ động nhắn tin lại là cô.

Cửa hàng của mẹ

Cửa hàng của mẹ

Niềm vui của lao động, của sự tất bật với công việc hàng hóa của mẹ để rồi mẹ tạm gác lại những việc nhà lặt vặt. Thế nhưng giờ chắc có khi lại khó để thấy khung cảnh ấy.

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Bức thư gửi đến quá khứ của tôi

Tôi trở lại nơi bắt đầu Nơi quê hương xanh mướt cánh đồng, Mối tình đầu chớm nở giữa hoàng hôn. Ánh mắt trong trẻo, tay nắm tay, Ngây thơ như cỏ, như hoa nở rộ

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

Nhật Tiến quê em

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)

Về để thấy tết (Phần 2)

Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

back to top