Phát thanh xúc cảm của bạn !

Mùa dã quỳ rực rỡ (Phần 1)

2023-06-09 06:05

Tác giả: Hạ Lạnh


blogradio.vn - Cúc Quỳ ra đời vì muốn đưa cô về nhà mà ba cô lại một lần nữa dùng biện pháp mạnh. Ông mang Cúc Quỳ về nuôi. Sự cố chấp như rễ to bám sâu trong lòng cô, cô mặc kệ ông và hả hê khi thấy ông thất vọng. Thời gian trôi qua, cô nhận ra mình không đủ sức để oán hận ông đến hết cuộc đời.

***

Cô bất giác co mình trong lớp chăn dày. Đêm nay cao nguyên lạnh hơn thì phải. Cái lạnh vân vê đôi gò má lấm tấm vết tàn nhang khiên cô đưa tay chạm lên gương mặt mình, ngón tay giữa miết nhè nhẹ trên làn da đã qua cái thời xuân sắc. Thời xuân sắc với mái tóc mượt thả ngang lưng chừng bờ vai mảnh khảnh. Thời xuân sắc với đôi mắt trong như mặt hồ in bóng vạt thông xanh. Cô của thời xuân sắc, có ngày ngẩn ngơ đi giữa những hàng cafe đang mùa chín đỏ, chỉ là để được chìm vào cái sắc rực mê trời. Và cô gái của thời xuân sắc ấy chẳng còn sống nữa.

Ý nghĩ “chẳng còn sống nữa” vừa xảy ra trong suy nghĩ đã khiến cô mở bừng mắt. Trời chưa sáng. Những ngón chân vừa chạm xuống đất đã bị cái lạnh xoáy cho giật thột. Cô đảo mắt tìm đôi dép, quờ vội vàng chiếc áo khoác dày. Quanh cô, hơi lạnh đậm đặc bủa vây. Cô ra hiên nhà, ngồi trên chiếc ghế mòn cũ và nhìn xuống triền đồi. 

Trời chưa sáng hẳn và sương đang quyện thành từng mảng, dù cô cố nhìn cũng sẽ chẳng thấy gì. Nhưng cô biết rõ, phía dưới đó, bên kia con đường là dòng suối chảy vắt qua. Bên kia con suối là ngôi nhà mới xây, mùa này, xung quanh ngôi nhà ấy là những luống dâu tây bắt đầu cho trái… Khi những trái dâu bò ra khỏi luống, xập xòe tô sắc trên lối đi thì cũng là lúc con bé tóc thắt bím hay đội cái nón len màu cà phê sữa cũ kỹ sẽ một tay xách cái làn mây, vừa hứng chí hái dâu vừa hét lên hỏi “Thấy con giống cô bé trong truyện cổ tích không? Giống không?” Con bé ấy sẽ không đợi nghe bất cứ lời giễu cợt nào mà tự phá lên cười. Giọng cười của con bé trong trẻo như tiếng chuông ngân. Tiếng cười của con bé đã có lúc  khiến cô đau thắt cả tim.

1

Cô vẫn ngồi trên cái ghế gỗ trước hiên nhà, khẽ khép mắt. Khuôn mặt cô càng lúc càng lạnh. Những ngày đầu, cô vừa nhắm mắt vừa hồi hộp chờ đợi không biết lúc nào bàn tay ấm nóng kia sẽ chạm vào gương mặt này, dịu dàng dùng ngón tay cái vừa to vừa xù xì miết nhè nhẹ trên đôi gò má mịn màng non tơ của cô. Cô cứ chờ và rồi nhận ra mình đang mơ một giấc mơ hoang đường.

Còn bây giờ, vẫn ngồi trên cái ghế mòn cũ trước hiên nhà, vẫn khép mắt nhưng không còn cái cảm giác chờ đợi bất an kia nữa. Với cô, bây giờ mà nói, chờ đợi như một thói quen. Không biết từ bao giờ, cô yêu chính giấc mơ hoang đường của mình.

Cô khẽ cựa mình, chiếc ghế gỗ mòn cũ kia kêu cót két. Cô mở mắt. Trước mắt là khoảng không vô tận, trong đám sương mờ nhạt, dã quỳ đang trổ hoa vàng rực rỡ. Cô đứng bật dậy. Hoảng hốt.

Con bé con xách cái làn đầy dâu tây chạy ù vào nhà.

- Ông ngoại, dã quỳ ở góc vườn nở rồi. Nở quá trời. Đẹp quá trời.

Người đàn ông có vóc dáng gầy gò đang ngồi phân loại dâu tây xếp vào thùng ở góc nhà chẳng buồn nhìn lên.

- Năm nào chả nở. Đẹp đẽ gì ba cái bông quỷ ấy.

Con bé trề môi.

- Ông ngoại không có tâm hồn nghệ sĩ gì hết à.

Ông già bất chợt cau mày, cái chữ “tâm hồn nghệ sĩ” mà con bé vừa nói khiến ông cảm thấy bực dọc.

- Hay ho gì ba cái tâm hồn nghệ sĩ đấy. 

Con bé lại trề môi, quay phắt đi. Ông già gọi với theo.

- Sắp tới giờ cơm rồi mà còn đi đâu đó?

Con bé vừa chạy vừa nói.

- Con đi thăm mẹ điên.

Chưa dứt câu, cái bóng nhỏ đã hộc tốc chạy về phía đồi.

da-quy-2-1605150098

***

Vừa tới nơi, con bé đã thấy nàng tỉ mẩn bày hoa dã quỳ thành vòng tròn trên nền sân. Con bé nhìn bó hoa dã quỳ to vật trên tay, thoáng chút thất vọng, giọng cũng ỉu xìu.

- Mẹ điên.

- Cúc quỳ.

Cô khẽ ngước lên, ánh nhìn dài dại nhưng nụ cười lại rất đỗi dịu dàng. Cái cách gọi “mẹ điên” của con bé thật ra là cách gọi đầy yêu thương như cái kiểu những đứa trẻ khác gọi mẹ của chúng “mẹ Hà à”, “mẹ Ngân à”,... vậy. Cúc Quỳ ngồi xổm cạnh cô, dí vào tay cô bó dã quỳ.

- Con tưởng dã quỳ dưới nhà nở sớm nhất nên đã hái cho mẹ điên một bó thật to. Vậy mà…

Cúc Quỳ nhún vai, tỏ vẻ cụt hứng. Nàng ôm bó hoa Cúc Quỳ vừa đưa, cười ngờ nghệch.

- Mẹ điên thích hoa của Cúc Quỳ.

Cúc Quỳ phì cười, đưa tay vuốt nhẹ nhàng mái tóc xù của mẹ điên, kể cả:

- Mẹ điên ngoan. Mẹ điên ngoan.

Bất chợt, cô bé chạm lên đôi gò má nàng. Đôi mắt con bé tròn xoe, vẻ khấp khởi mong manh.

- Mẹ điên, má mẹ ửng hồng lên này.

Cô lúng túng cái chạm của Cúc Quỳ, lúi húi rải những cánh hoa trên nền sân. Cúc Quỳ vẫn ngồi xổm, chống cằm nhìn.

- Đời đúng là buồn mà.

Nàng giật thót. Cúc Quỳ chỉ mới mười hai. Nàng đã làm gì khiến một cô bé mười hai tuổi biết than thở như vậy? Nàng nhìn Cúc Quỳ, lắc đầu. Cúc Quỳ ôm chặt nàng bằng đôi bàn tay nhỏ xíu.

nguoi-yeu-oi-hanh-phuc-se-chi-la-mo-neu-khong-giu-gin-758x505

- Dạo này ông ngoại hay than câu này lắm, mẹ điên, con không hiểu nhưng hôm nay vì nhìn thấy mẹ nên con hiểu chút chút.

Cúc Quỳ tặc lưỡi.

- Mẹ đẹp như vậy sao lại bị điên? Đời đúng là buồn mà?

Nàng cũng đã biết là đời đúng là buồn. Nhưng nghe Cúc Quỳ nói thì càng muốn khóc.

Cúc Quỳ buông nàng ra, đứng dậy.

- Con về ăn cơm nha mẹ điên. Chút ông ngoại đem cơm lên cho mẹ nhé! Mà mẹ này, đừng có không nhìn ông ngoại hoài như vậy. Lần nào đem cơm cho mẹ về ông ngoại cũng thở dài. Con thương mẹ điên nhưng cũng thương ông ngoại. Phải chi…

Cúc Quỳ bỏ lửng câu, nhìn nàng rồi lẳng lặng quay đi. Hình như, con bé vừa thở dài. Cô nhìn con bé lo lắng, cái dài dại trong mắt đã biến mất từ khi nào.

***

Năm đó, cô mười tám tuổi, tươi vui và mơ mộng. Cô lớn lên trong vòng tay chăm bẵm và yêu thương của cha. Cô từng hỏi cha về mẹ, cha nói mẹ cô yêu ông và yêu cô, chỉ là không yêu được cái nơi núi đồi heo hút gió lạnh, mẹ đi, trả lại cha tình yêu mà mẹ không cần nữa. Cô nghe như nghe một câu chuyện cổ tích và cũng chấp nhận như chấp nhận một câu chuyện cổ tích. Cô không thấy buồn vì cô khác mẹ, cô từng yêu từng ngóc ngách trong căn nhà gỗ, yêu những cây cafe chen chúc trên đồi yêu, sương lạnh yêu nắng tàn, yêu từng vạt hoa dã quỳ rực rỡ của ngày lập đông.

Rồi anh đến bày giá vẽ dưới gốc thông già trên đồi hì hục vẽ vạt dã quỳ mọc hoang. Sự xuất hiện của anh làm cô tò mò, cái giá vẽ và cọ màu của anh khiến cô thích thú. Cô bỏ hái cafe chín trên rẫy cả ngày quanh quẩn bên anh Xem anh vẽ ríu rít chỉ chỗ này chỗ kia đẹp cho anh biết. Một thứ tình cảm mới mẻ và lạ lẫm dần xâm chiếm trái tim non nớt của cô. Trước khi đi ngủ cô nghĩ về anh, người đầu tiên cô nhớ đến khi thức giấc lại là anh, vừa gặp anh xong về đến nhà cô lại muốn lập tức quay trở lại. 

Cha đã chặn cô trong một lần cô định rời khỏi nhà.

- Con đang yêu ai?

Cha không hỏi cô đi đâu mà lại hỏi cô yêu ai? Cô kể về anh. Vừa nghe nói anh là họa sĩ về đây săn tìm mùa hoa dã quỳ, cha đã chau mày.

- Không được nghệ sĩ càng không được.

- Sao vậy cha?

- Vì nghệ sĩ lúc yêu thì rất thật lòng lúc chán cũng rất thật lòng, khái niệm lúc của mấy hạng người đó được tính bằng khoảnh khắc. Có thể mười phút trước yêu con say đắm nhưng mười phút sau đã chán ngán con đến cùng cực.

- Anh ấy không như vậy. 

Nàng bướng bỉnh.

- Nhưng cái tính nghệ sĩ của nó sẽ vậy. 

Cha chắc nịch. 

Cuộc nói chuyện đó đã xoáy thành một vết rạn trong tình cảm cha con cô. Mặc kệ cha với quan điểm của mình, cô lao vào tình yêu với anh bằng tất cả tình cảm và thể xác.

***

Một tối mùa đông.

Cha cô ngồi hướng mặt về phía lò sưởi, xoay lưng về hướng cô và anh. Hơi ấm êm êm lan khắp căn phòng gỗ nhưng lòng cô lại dậy từng cơn lạnh. Cô cùng anh quỳ trên sàn nhà:

- Cha! 

Cô tha thiết.

- Tụi con thực sự yêu nhau.

Cha cô vẫn không quay lại.

- Cha, nếu cha không đồng ý, con sẽ theo anh ấy về thành phố.

 Anh hoảng hốt nhìn nàng. Cha cô vẫn không quay lưng lại nhưng ông lạnh lùng hẳn từng tiếng

- Vậy mày đợi chôn xác tao rồi đi.

- Cha.

Cô kêu lên tuyệt vọng.

Cô vẫn nhớ rõ, cô và anh đã quỳ suốt đêm hôm đó cha cô cũng ngồi đó xoay lưng về phía cô và anh. Sau đêm hôm đó không biết cha cô đã nói gì với anh mà anh lặng lẽ rời đi vào buổi sáng sương mù để rồi mãi mãi gửi thân nơi vực sâu vì mất tay lái. Được tin cô như cuồng dại toàn gieo mình xuống vực sâu để được bên anh mãi mãi. Nhưng lúc đó cô đang mang thai Cúc Quỳ, cô đau đớn vào oán hận. Cô trút lên cha cô để khiến ông cả đời phải hối hận và dằn mặt. 

san-hoa-da-quy-da-lat-mytour-8

Cô đã giả điên. Cô đập phá đồ đạc. Cô lên cơn khóc hờ. Cô vừa ngẩn ngơ cô đi lang thang qua các vực các đồi khiến ông phải vất vả đi tìm. Cô không chịu về nhà ngủ mà cũng ngủ dưới gốc cây thông trên đồi nơi anh họa sĩ đặt giá vẽ ngày nọ cô cứ ngủ dưới gốc thông đó, mặc sương gió, mặc đang mang thai. Sự cố chấp của cô khiến cha cô không còn cách nào khác đành cất căn nhà gỗ trên đồi cho cô.

Cúc Quỳ ra đời vì muốn đưa cô về nhà mà ba cô lại một lần nữa dùng biện pháp mạnh. Ông mang Cúc Quỳ về nuôi. Sự cố chấp như rễ to bám sâu trong lòng cô, cô mặc kệ ông và hả hê khi thấy ông thất vọng. Thời gian trôi qua, cô nhận ra mình không đủ sức để oán hận ông đến hết cuộc đời. Có đôi lúc cô muốn mở lời nhưng sự im lặng đã trở thành một thói quen khó bỏ và mỗi lần muốn cất lời thì lòng đột nhiên sợ hãi. Cô tự hứa với bản thân một cái hẹn về một cuộc trò chuyện với cha trong một ngày mai nào đó.

© Hạ Lạnh - blogradio.vn

Xem thêm: Đúng Người Sai Thời Điểm l Radio Tình Yêu

 

Hạ Lạnh

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

7 năm theo chủ nghĩa tối giản đã giúp tôi thoát khỏi hầu hết công việc nhà!

Ý nghĩa lớn nhất của lối sống tối giản là nó có thể giảm bớt gánh nặng công việc nhà và cho chúng ta nhiều thời gian hơn để làm những gì mình thích.

Ngọn nến được thắp lên

Ngọn nến được thắp lên

Anh nói có lẽ bây giờ người ta quá quen với những công nghệ kỹ thuật hiện đại, đã quá quen với những ánh sáng điện rực rỡ chói lòa và thông dụng nên đã quên mất những cảm xúc trong tim mình khi có ngọn nến được thắp lên. Và anh đã bật lửa châm vào nến ngay sau đó.

Về để thấy tết (Phần 2)

Về để thấy tết (Phần 2)

Phải chăng, chuyến này về, suy nghĩ nó đã chín chắn? Nó đã thôi hoài nghi về những người xung quanh nó, xoay quanh ba và cả gia đình của nó. Hay chính sự xô đẩy của xã hội khiến nó trân trọng về tình cảm gia đình của mình hơn?

Tuổi lênh đênh

Tuổi lênh đênh

Con gái ở tuổi đó như con thuyền lênh đênh trên biển khơi vậy, chính nó sẽ tự định hướng cho mình sẽ đi đâu, sẽ trôi vào bến bờ nào. Mà nhiều lúc nó cứ ương bướng tự nghĩ tự quyết chứ chẳng thèm nói cho ba mẹ biết, hay nghe theo ý kiến của ba mẹ của người lớn bao giờ.

Về để thấy tết (Phần 1)

Về để thấy tết (Phần 1)

Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn

Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?

Ai nói là tôi không thích cậu?

Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này

Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng

Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Cậu còn ở Hà Nội chứ?

Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

back to top