Mạnh mẽ lên em giữa những chênh vênh mười tám
2020-07-19 01:25
Tác giả: Phan Thiên Di
Blogradio.vn - Em à, tôi biết em cũng đang chênh vênh trong tuổi mười tám, loay hoay tìm cách định nghĩa chính mình. Đừng lo lắng vì có tôi, tôi luôn ở đây và sẵn sàng ôm em khi em cần. Khi em khóc tôi cũng nhói đau. Mạnh mẽ lên em, em làm được mà.
***
11 giờ 35 đêm, Sài Gòn với em giờ đây thinh lặng. Chỉ có tiếng gió, tiếng đồng hồ đếm nhịp tích tắc. Tiếng côn trùng kêu the thé ngoài cửa sổ. Và tiếng lộp độp của cơn mưa vài giờ trước lại kéo em về với tâm trạng ướt mèm. “Xin lỗi, chị nghĩ em không phù hợp”. Câu nói đó kéo em xuống thành một kẻ không sức sống.
Sài Gòn lúc này đang là tháng 9 và em vừa rớt ba cuộc thi trong cùng một khoảng thời gian. Tôi biết em đang rất hụt hẫng.
Những ngày chật vật của tháng 9 rồi cũng đi qua. Và tháng 10 ập tới, oi bức và ngột ngạt. Bên trong những nhà hàng tiệc cưới thì đầy những người và người. Ở đó luôn có hai tuýp người, một là những người được phục vụ và hai là những người phục vụ. Tất nhiên, ai cũng đều ước mình là tuýp số một. Nhưng tiền ăn, tiền xe, tiền điện nước, tiền mua bao nhiêu thứ linh tinh lặt vặt trên đời buộc em phải tìm một công việc. Thế là em có mặt tại vị trí còn lại trong chiếc hộp vuông vức đó. Ít ra em cũng không phải suy nghĩ lung tung và việc tiếp xúc nhiều người biết đâu sẽ khiến em ổn.
Việc cũng khá đơn giản, gồm bưng bê ra vào, lên món, chia món. Thi thoảng phục vụ nước cho khách, sau tiệc dọn dẹp rồi về. Vậy mà tôi lại thấy em suýt khóc.
“Em bao nhiêu tuổi? Ủa, mới 18 hả. Trời, vậy là bằng con gái chú rồi”. “Thôi kệ, cháu nó còn nhỏ, con gái mình mà lỡ đi làm, bị người ta nặng nhẹ mình cũng xót chứ”. Một vị khách trung niên nói lên với những người còn lại trong bàn tiệc. Tôi thấy em cười, vậy mà trong đáy mắt lại ậng nước, đỏ hoe. Em cầm đĩa thức ăn thừa, chạy vội vào bếp.
Tôi biết em đã khóc.
10 giờ 39, tan ca. Thành phố này không ngủ, đường phố vẫn đông đúc người xe. Em chạy về phòng trọ trên chiếc xe cũ – món quà lớn nhất của cha với lời nhắn “ Gắng học thành tài nha con”.
Gần giữa đêm, thành phố trở chứng, trút bao nhiêu mưa gió xuống người người. Em ướt nhẹp và lạnh lẽo, cố gắng chạy về để kịp ngủ nốt vài tiếng ngắn ngủi của ngày mới.
Sài Gòn không dành cho những kẻ yếu mềm. Càng không dễ dàng để bắt nhịp với ai sống quá tình cảm như em đâu. Đây là lần đầu tiên em xa nhà, xa người em thương và thương em.
Tôi biết chứ nhưng đừng ủy mị như thế, đừng bỏ lỡ những cơ hội có thể giúp ích rất nhiều cho cuộc đời em sau này. Khóc sẽ giúp người ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhưng nó cũng là một loại chất gây nghiện.
Cô gái ạ. Đừng khóc giữa Sài Gòn. Đừng khóc vì những nỗi buồn không xứng đáng. Hãy khóc khi em đứng trên đỉnh vinh quang, khi em thành công và nhìn lại tất cả những gì mình đã đi qua. Nghĩ về những ngày nghèo khổ nhất, khổ sở nhất, nghĩ về người thân rồi hẵng khóc vẫn chưa muộn.
Cứ mỗi năm lại có hàng chục ngàn người sẵn sàng bỏ cả gia đình, tuổi trẻ, tình yêu để dấn thân lên Sài Gòn. Họ đi chỉ với một ước mong duy nhất là đổi đời. Trong con số hàng chục ngàn đó có người thành triệu phú, doanh nhân, có người trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu mến. Nhưng còn chục ngàn cảnh đời còn lại, bao nhiêu người vẫn sống trong cảnh làm thuê. Ngày ngày tháng tháng cứ trôi và họ vẫn bán đi quỹ thời gian của đời mình.
Tôi không biết rõ con số cụ thể nhưng tôi thấy thương, thương họ, thương em và thương chính mình.
Tôi cũng sợ sệt, không biết bắt đầu hành trình đổi đời từ đâu. Cũng cô đơn trong chiếc vỏ bọc bản thân gắng mang với mọi người. Cũng muốn từ bỏ giảng đường để tìm việc, sống cuộc đời tầm thường mà an yên. Nhưng, tôi sợ nếu một ngày mình chết đi mà bản thân vẫn là một cái bóng nhạt nhòa, thất bại thì liệu tôi đã xứng đáng với sự hy sinh của người đã sinh ra mình hay chưa.
Em à, tôi biết em cũng đang chênh vênh trong tuổi mười tám, loay hoay tìm cách định nghĩa chính mình. Đừng lo lắng vì có tôi, tôi luôn ở đây và sẵn sàng ôm em khi em cần. Khi em khóc tôi cũng nhói đau. Mạnh mẽ lên em, em làm được mà.
“Người lớn cũng có những đêm phải thao thức vì sự tổn thương đấy em à. Sóng gió của tuổi trẻ tuy rất dữ dội và khắc nghiệt, nhưng hãy giữ mãi niềm tin để con thuyền ước mơ của em đến được bến bờ hiện thực.” – lời bài hát trong bộ phim “Have a song on your lips” này tặng em. Đừng ủy mị, cũng đừng dễ dàng từ bỏ. Hứa với tôi, nhé. Có được không?
Gửi lời chào đến em, người đang đọc bức thư này. Dù em ở đâu và đang làm gì, tôi cũng cầu chúc em luôn mạnh mẽ và hạnh phúc.
© Phan Thiên Di - blogradio.vn
Xem thêm: Xếp hàng chờ hạnh phúc
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Ngôi nhà tiền kiếp
Trong giấc mơ, cô thấy mình đang ở một ngôi nhà quen thuộc với những con người quen thuộc nhưng lại không phải là những người thân hiện tại mà cô đang sống cùng. Phải chăng đây là gia đình cô, nhà của cô từ kiếp trước?
Giấc mộng và hiện thực
Bài học đầu tiên khi tôi bước chân vào xã hội rộng lớn này là ước mơ thì luôn đẹp như vậy đẹp đến nỗi ta quên đi giữa kẽ những giấc mơ đó là hiện thực tàn nhẫn ra sao.
Những điều chưa kịp nói
"Tớ không biết phải làm thế nào để nói với cậu rằng tớ thích cậu. Mỗi ngày nhìn cậu cười, nghe giọng nói của cậu, tớ thấy lòng mình vui đến lạ. Tớ muốn bảo vệ cậu, muốn ở bên cậu mãi mãi, nhưng tớ không đủ can đảm để nói ra. Tớ sợ nếu cậu biết, chúng ta sẽ không thể tiếp tục như bây giờ nữa. Vậy nên, tớ chọn cách im lặng, dõi theo cậu từ xa. Có lẽ như vậy là đủ rồi."
Cảm ơn mẹ vì tất cả
Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.
Những kẻ mộng mơ
Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.
Thanh xuân của tôi
Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.
Mây đợi ai nơi ấy
Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.
Giá như...
Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.
Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985
Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.
Crush
Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.