Khi chúng ta có niềm tin
2018-01-31 01:25
Tác giả:
Nước mắt tôi đêm nay lã chã rơi, tôi cảm thấy mưa tuôn từ đôi mắt tôi còn trĩu hạt hơn cả mưa kia ngoài trời. Đêm nay, hay chăng ông trời nhìn thấu lòng tôi trăn trở về một gia đình đáng thương nên đổ một cơn mưa chia buồn sẻ thương với nỗi đau mất mát của họ. Tôi không còn nghe rõ tiếng mưa rơi ngoài kia nữa, chỉ nghe thấy tiếng lòng mình thổn thức khôn nguôi một nỗi xót xa không thành lời.
Học sinh gia sư mới của tôi là hai anh em trai sinh đôi của một gia đình vừa mới mất bố trong một vụ hoả hoạn bất ngờ thương tâm. Chỉ như một con gió thoảng qua đã cướp đi sinh mệnh và để lại bao đau thương tiếc nuối cho những người ở lại. Tàn dư vụ cháy nhà là những tổn thương mất mát khủng khiếp trong suy nghĩ của tôi. Vậy tôi đang tự hỏi tại sao, làm như thế nào một tuần ngắn ngủi vừa qua họ có thể hết sức bình thường đến vậy?
Ngày hôm qua, lần đầu tiên tôi đến nhà họ nhận lớp cũng là lần đầu tiên tôi biết đến gia đình họ. Khi được một người chú trong gia đình họ đón từ ngã tư đèn xanh đèn đỏ, tôi trên chiếc xe đạp điện cọc cạch cũ kỹ leo đeo theo đuôi xe máy hai chú cháu họ đón cô giáo gia sư vào một lối đường đất mòn khô khốc bụi đường trắng xoá. Xe máy hai chú cháu dẫn lách qua góc hẹp con đường nhỏ vướng chiếc ôtô tải. Tôi cũng chật vật lách qua kẽ nhỏ đó. Tới nhà, đậu xe, dựng chân chống xe đứng bên một góc sân… nhìn qua ngôi nhà lụp xụp hoang tàn, tôi chợt giật mình trong lòng… có chuyện gì đó không bình thường chút nào. Bỗng, tôi bị cắt giữa chừng dòng suy nghĩ ngổn ngang bởi một tiếng chào to từ một cậu bé khác trông giống hệt cậu bé cùng chú đón tôi.
Thằng bé:
- Con chào cô ạ!
Tôi ngớ người, vội vàng đáp trả nó:
- Ừ, chào con!
Nhìn sang thì thấy bao nhiêu ánh nhìn của mọi người trong nhà đã đổ về phía mình, khiến tôi ngượng ngùng chào hỏi lại. Sau đó, lại quay ra hỏi hai thằng nhóc:
- Thế mẹ các con đâu?
Chúng nó chỉ người đàn bà đứng sau chúng cách mấy bước chân. Tôi trông người đàn bà ấy tầm tuổi mẹ tôi, nhưng nhìn lại già hơn mẹ tôi, lại thêm vẻ vàng vọt, lam lũ.
Người phụ nữ ấy mỉm cười, bảo tôi:
- Cô gia sư à, cô vào nhà với em, em có vài điều muốn nói trước khi cô vào dạy bọn trẻ.
Cách xưng hô của chị ta khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Hai chúng tôi vào nhà, chị lấy ghế ra ngay ngắn mời tôi ngồi xuống, đi rót nước trà ấm đưa đến bên tay tôi. Tiện thể, thấy hai nhóc con nghịch ngợm bên cô gia sư mới, chị ta liền thẳng miệng quát lớn tiếng đuổi cổ chúng ra ngoài sân.
Chị nói:
- Chắc cô giáo cũng được nghe thầy Hà thông qua về gia đình em rồi? Gia đình em mới gặp sự việc gần đây, hoàn cảnh nên nhà cửa bề bộn… Hai đứa nhà em nó cũng ngoan thôi, nhưng em muốn hỏi là cô có thể xác định dạy giúp em được hết cấp cho chúng nó không? Em cần một cô giáo dạy dỗ chúng nó lâu dài cho hết cấp để chúng nó tập trung duy trì cho việc học để chuyển cấp.
Ôi, thật khó xử khi nghe xong người phụ nữ đó trình bày. Nghe có chút lo lắng bề bộn mà lại rất rõ ràng, thẳng thắn.
Tôi ngay lập tức cũng hiểu được chuyện liền trả lời chị:
- Không, em không được nghe thầy Hà nói gì ạ. À, về vấn đề có duy trì dạy được lâu bền cho hai đứa nhà chị không thì em sẽ cố gắng dạy chúng cho đến hết cấp. Còn em muốn biết hai cháu nhà mình học ở mức như thế nào rồi ạ? Với lại, chúng có chịu khó nghe lời giảng dạy không chứ không thì em sợ em không chắc chắn được gì. Em chỉ sợ nhất học sinh khó bảo, không nghe lời.
Chị ta đáp luôn:
- À, cái này thì em phải nói luôn là những cô giáo trước đều nhận xét là hai anh em thì một thằng học tốt hơn, thằng anh học chậm hơn thằng em. Em cần cô giáo phải nghiêm khắc với chúng nó cho em. Thằng anh cũng nghịch hơn nữa. Nếu nó không bảo được, kể cả cầm roi vụt cô cũng cứ vụt cho em. Cô giáo trước cũng dùng roi vụt thẳng tay nên cô cứ quân phiệt cho em, cô không lo gì cả.
Chị ta còn tiến tới đưa tôi cái roi nan mỏng.
Tôi tức thì trả lời chị ta:
- Chị ơi có cho em cũng không thể nào đánh chúng được. Roi vọt với em quá sa xỉ phải để dạy dỗ. Muốn chúng tốt lên không thiếu gì cách thức dạy chị à. Chị cất cái roi đi ạ, em không bao giờ phải cần đến nó với các học sinh của em từ trước hay ngay cả bây giờ.
Chị ta cũng ngại ngùng sau khi nghe tôi nói như vậy, chị cũng để cái roi ra khỏi tầm với của tôi, đặt nó lên bàn uống nước, còn tôi thì đang ngồi tại bàn học của hai đứa nhỏ. Tôi vẫn biết, tôi không dùng cái roi đó thì chị ta vẫn để nó đó như công cụ để chị sử dụng với bọn trẻ khi chúng hư. Thiết nghĩ cũng chẳng thể nào thay đổi ngay được cách suy nghĩ của thế hệ đi trước đã cách mình xa như vậy, bậc cha mẹ mình rồi. Vì là xã hội, làm cô giáo của con người ta thì tôi xưng hô bằng chị - em để tiện xưng cô với bọn trẻ cũng không thành vấn đề.
Vài phút trao đổi ban đầu trôi qua như vậy. Không biết sao, tôi có cảm giác man mác buồn khó nghĩ, xen một chút tiếc nuối xót xa. Mẹ bọn chúng đi ra ngoài rồi, mang theo tiếng gào gọi thằng bé lớn tên là Minh vào học trước. Bởi hai anh em nhà này không thể học chung với nhau được, không đứa nào là giống đứa nào, trừ cái mặt chúng ra, y đúc khuôn. Bắt đầu ngồi xuống chắp bút học bài, tôi cũng có vài nét hỏi thăm chào hỏi lại nó lần nữa làm quen. Hai anh em họ Vũ Hoàng, khác tên. Anh chui ra trước là Minh, còn em là Quân. Hai anh em học cùng trường, cùng lớp và là những học sinh lớp 5, cuối cấp tiểu học. Thế mà trông hai thằng nhóc bé tí, nếu không biết trước thì tôi sẽ nghĩ chúng học lớp thấp hơn… Cu cậu Minh này học cũng kém hơn so với tưởng tượng của tôi khi đầu. Tôi mới dạy nay là buổi đầu mà đã phải gào ầm lên nghiêm khắc rồi, vì không những học hành không tập trung mà còn nghịch ngợm. Mỗi lần bà mẹ đi vào nhà làm gì đó hay lấy đồ mà thấy thằng con trai mình bướng bỉnh, ngồi học không chỉn chu, nghiêm túc là chị ta lại quát tháo thằng bé inh ỏi tại trận, có lúc còn cầm luôn roi kia vụt nó. Tôi lại phải can ngăn, bảo chị ta bình tĩnh cứ để học sinh cho mình. Rồi hiện trường sau đó lại thuộc về tôi cùng học sinh của mình. Được một lúc lâu, nó kêu mỏi tay và xin tôi một chút cho nghỉ giải lao. Tôi thấy vậy cũng đồng ý. Vừa xem sách tôi vừa tiện miệng hỏi nó để biết thêm về gia đình nó. Tôi hỏi thế trong tất cả những chú ngoài kia, ai là bố nó. Không do dự, nó trả lời tôi là bố nó mất rồi, và nói thêm bố nó mới mất.
Tôi giật mình, quay sang hỏi nó:
- Tại sao bố con mất?
Nó bảo:
- Nhà con bị cháy.
Tôi hỏi thêm vào:
- Thế lúc đó các con đang ở trên trường à? Vậy mẹ đâu? Sao chỉ có mình bố con?
Nó đáp:
- Lúc đó, bố đang ngủ còn mẹ đưa bọn con đi học, về thì thấy nhà đã cháy rồi.
Tôi lại tiếp:
- Thế rồi sao?
Nó tiếp tục đáp:
- Mẹ thấy thế khóc nức nở, con cũng không biết, đi học về thấy không còn nhà…
Và nói đến đây dường như tôi nhận thấy mắt nó hơi hoe đỏ rưng rưng. Tự nhiên tôi thấy xúc động khó tả… Tôi lặng thinh câm nín, len lỏi suy nghĩ hỗn độn là sự thương cảm với hoàn cảnh của nó nhưng chưa đủ quen thân để an ủi gì đó, cũng quá xa lạ để khóc vì mất mát khó khăn xảy ra với nó và gia đình.
Tiếp tục thời gian học còn lại là quá trình học trong sự nghiêm khắc ghê gớm, đanh đá dữ dằn của tôi. Học trò Minh như cũng căng thẳng khó chịu vì ngay buổi đầu tiên áp lực như vậy. Nó tỏ vẻ không lười biếng, chán nản và khó chịu ra mặt. Thỉnh thoảng các chú của nó phải ra thét doạ cho trận thì nó mới ngồi ngay ngắn được tí. Ấy thế, tưởng rằng thằng nhóc chắc đang ghét cô gia sư mới này lắm vì cô thì cứ sa sả mắng học sinh làm bài, vậy mà khi cô nâng ly nước trên bàn lên chực uống ngụm bởi cổ họng hò hét học sinh mà khát khô khát cháy ra rồi, thì nhận ra nước trong ly chỉ còn chút ita. Đang không biết làm thế nào giải thoát cổ họng mình, vẫn cố quát chỉ học sinh nốt câu dở dang. Bỗng, quay sang thấy thằng bé vứt bút xuống, chạy vọt nhanh ra bàn nước xách cái phích trà ấm lại, giật cái ly trên tay mình rót đầy ly nước rồi đưa lại cho tôi. Tôi bàng hoàng, ngỡ ngàng vì hành động bất ngờ của nó...
Ngày hôm sau, tôi dạy hai đứa từ chập tối. Tới phiên học của cậu nhóc em là Hoàng Quân. Anh em chúng giống nhau quá khiến tôi không thể phân biệt được đâu là Minh đâu là Quân. Tôi nhầm lẫn chúng và gọi lộn xộn hết hai đứa lên. Hai đứa bị gọi sai tên nên chúng chỉ cần nghe thấy tôi gọi sai một cái là chỉnh cô ngay. Chúng tựa hình thức là giống nhau còn về nội dung khác nhau hoàn toàn. Minh thì học kém hơn hẳn Quân, học chậm hơn lại không chịu tập trung nghe ngóng. Đã thế, anh chàng còn đặc biệt ương bướng lỳ lợm. Nhưng có lẽ vì thế, Minh mới hay quan sát, để ý kỹ hơn. Trường hợp của tôi cạn hơi nước, khát khô cổ vì hò hét học sinh, Minh đã thể hiện tôi thấy được rằng thằng bé rất quan tâm và tỉ mỉ. Thằng nhỏ cho tôi cảm giác lửa bập bùng cháy thật hồn nhiên, vô tư vừa mạnh mẽ lại ấm áp.
Còn về Quân, cậu bé lại cho tôi cảm giác dịu dàng như sắc nước mùa thu. Quân nét thanh hơn Minh, tính tình nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, êm ái. Cu cậu Quân này so với Minh ngoan hiền hơn, dễ bảo hơn. Quân chính là đứa đón tôi lúc mới gặp đây, thằng bé là nhút nhát rụt rè hơn so với Minh. Thằng bé cũng chính là đứa lại ngồi sau xe chú của nó lần nữa tiễn tôi về sau tan giờ học. Do tôi không thạo đường bởi mới dạy ở đây nên tôi nhờ chú của chúng nó chỉ đường tiện nhất cho tôi về một lần là tôi nhớ để lần sau biết đi. Thế nên, thằng nhóc mới lon ton đòi tiễn cô về. Bất chấp, cu cậu mặc dù nhát nhát, thẹn thùng nhưng lại có vẻ ngay từ đầu đã rất yêu quý tôi…
Về tới nhà, tôi lật đật đi sinh hoạt cá nhân, rồi đĩnh đạc lôi đồ trong túi ra, có gói kẹo lạc bóc dở mà thằng nhóc Quân bảo biếu cô, và còn nữa, một quả bưởi hơi héo mẹ nó nhét cho tôi bảo bưởi quê cô giáo ăn thử. Thật quý hoá, tôi chỉ là một cô sinh viên, tuổi đáng làm con của mẹ chúng nó… Vậy mà mẹ chúng luôn xưng hô với tôi một cách tôn trọng. Ban đầu tôi cũng rất ngại khó xử, nhưng rồi giờ lại thấy quen bởi nghĩ rằng đôi khi người ta lại muốn như thế, họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi chọn cách như vậy. Tôi cũng không quan tâm điều đó làm gì nữa. Tôi nghĩ tôi cứ chỉ cần đi dạy và dạy tốt cho con chị, cũng không muốn quan tâm, can thiệp quá sâu chuyện đau buồn gia đình nhà người ta. Song, những gì ít ỏi họ cho, tôi thấy được chân tình giản đơn mà thiết tha, sâu sắc ở những người giản dị đó. Tôi lại thấy lòng mình quá nhỏ bé trước họ, trước những thứ bình dị, chân thật của cuộc sống.
Tôi loay hoay suy nghĩ vẩn vơ về vài điều đó, chợt thấy thời gian đã quá muộn cho việc ngủ chuẩn bị đi học sớm ngày mai. Đứng dậy, phủi tay, tắt điện và trèo lên giường nằm xuống. Cầm điện thoại đặt đồng hồ báo thức để dậy. Sau đó, cuộn mình con tôm ôm chăn cố gắng nhắm mắt động viên mình mau chóng ngủ. Tích tắc tích tắc tích tắc… những âm thanh này ở đâu ra vang vọng thật rõ khiến tôi trằn trọc thở dài. Vậy là tôi để mặc mình trong suy nghĩ về gia đình hai đứa học sinh của tôi lần nữa. Tôi lại nhớ đến cái khoảnh khắc Quân rưng rưng xúc động khi tôi hỏi nó về quyển sách Tiếng Anh đâu.
Nó đã trả lời:
- Sách của con bị cháy rồi mà cô. – Giọng cậu bé run run.
Tôi một lần nữa lại thật bối rối đến đau lòng khi nghe điều đó. Tôi lại vô tình chạm đến chuyện buồn thương gia đình nó mà quên mất rằng cơn bão lửa kia đã đốt đi bao nhiêu thứ của nó… bao gồm điều đau lòng nhất là bố của nó.
Lại nói đến mẹ chúng, một người phụ nữ hết sức bình thường lại có thể trước mắt tôi bình tĩnh như vậy. Thật khó tin bởi khó có ai có thể bình tĩnh đến thế trước nỗi đau nghiệt ngã vừa xảy ra. Nếu có thể thì cũng không thể nhanh như thế. Chị ta đã phải mạnh mẽ như thế nào, tôi tin chắc cũng đã rất khó để vượt qua, nhưng chị ta đã làm được. Tôi thấy được ở chị ta một nghị lực quật cường. Chị ta đã chấp nhận được sự thật phũ phàng của cuộc sống và bước tiếp trên chặng đường về sau với những đứa con của mình mà vắng bóng người chồng. Chị ta đang phải mỉm cười đối diện hy sinh một phần cuộc đời vì những đứa con để sống tiếp phần đời còn lại. Có lẽ những đứa trẻ là hạnh phúc mà chị ta vẫn còn để phải tiếp tục sống, tiếp tục mạnh mẽ bước tiếp.
Thả trôi những ngọn đèn hoa đăng đã được đốt lên ánh sáng may mắn, xoá hết mọi khổ đau. Mỗi ngọn đèn là thắp lên bao hy vọng, nguyện ước, bình an và cầu chúc nhau một tâm niệm yêu thương nhân loại. Hạnh phúc sẽ đong đầy, nở hoa sáng như ánh trăng giữa màn đêm đen tối và yêu thương sẽ luôn ngập tràn nơi đây.
© Huyền Iris – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu