Phát thanh xúc cảm của bạn !

‘How we learn’ - chúng ta nghĩ thế nào về việc học?

2022-07-21 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Khi mới tiếp xúc với How we learn – Chúng ta học thế nào, người đọc sẽ phải từ bỏ những định kiến cũ mà xã hội luôn cho là kẻ thù của việc học, ví dụ như lười nhác một chút thay vì học thâu đêm suốt sáng, cũng như việc hay quên thật ra không tệ đến như vậy, hay đôi khi đi ngủ lại có ích hơn cố ngồi học để nhồi nhét kiến thức. Đúng vậy, ta phải bỏ đi hết vì cơ chế của bộ não rất kỳ lạ, nó vượt qua cả sự tập trung và kỷ luật tự thân thông thường.

***

Những gì chúng ta nghĩ về việc học thực tế lại khác xa so với cách chúng ta thực sự học.

Học tập luôn là hoạt động khiến chúng ta vừa khao khát vừa sợ hãi. Điều này thật kỳ lạ, vì bản thân việc học là việc ta làm mỗi ngày, theo bản năng, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, chỉ là ta có để ý bản thân đang học hay không mà thôi.

Từ khi còn bé, chúng ta luôn bị đặt lên vai gánh nặng việc học qua những lời thúc giục của cha mẹ hay thầy cô: “phải cố mà học cho giỏi vào”, “phải chăm chỉ lên”… Cứ thế, ta lao đầu vào con đường một chiều, cố gắng học, nhưng rất hiếm khi ta lật lại câu hỏi là phải “học như thế nào?”, “làm thế nào để biết cách học cho đúng?”. Không có ai chỉ cho ta. Nếu có, họa chăng chỉ là những kinh nghiệm cá nhân của từng người, tạo nên huyễn tưởng về việc học tập.

Điều này có thể lý giải tại sao khóa học Learning how to learn của Coursera là một trong những khóa học được nhiều người tham gia nhất trên nền tảng này trong đại dịch COVID-19: hơn 3,1 triệu lượt đăng ký, với đủ mọi lứa tuổi, thành phần và khác biệt địa lý. Có lẽ, không ít người trong chúng ta đều ước muốn sở hữu phương pháp học tập chuẩn chỉ, bài bản và hữu ích nhất.

Benedict Carey khi viết cuốn sách How we learn – Chúng ta học thế nào cũng mang trong mình câu hỏi và khao khát tương tự. Là một phóng viên khoa học viết cho tờ The New York Times, ông đã truy nguyên lại những nghiên cứu cũ từ tâm lý học đến khoa học về não bộ để đúc kết thành cuốn sách mà ông nói sẽ khiến ta yêu mến việc học hơn.

Để việc học trở thành một phần của cuộc sống hơn là một công việc riêng lẻ và mệt mỏi. để những kiến thức mà ta sở hữu khiến cho cuộc đời ta thêm nhiều màu sắc.

hoc-the-nao-2

Khi mới tiếp xúc với How we learn – Chúng ta học thế nào, người đọc sẽ phải từ bỏ những định kiến cũ mà xã hội luôn cho là kẻ thù của việc học, ví dụ như lười nhác một chút thay vì học thâu đêm suốt sáng, cũng như việc hay quên thật ra không tệ đến như vậy, hay đôi khi đi ngủ lại có ích hơn cố ngồi học để nhồi nhét kiến thức. Đúng vậy, ta phải bỏ đi hết vì cơ chế của bộ não rất kỳ lạ, nó vượt qua cả sự tập trung và kỷ luật tự thân thông thường.

Cuốn sách được chia làm bốn phần với cách tiếp cận từ thấp lên cao. Trong phần một, Benedict Carey giúp chúng ta tiếp cận với một tầm nhìn toàn cảnh: Bộ não chúng ta hoạt động thế nào, đi kèm theo đó là sinh lý học của trí nhớ. Bởi đơn giản, nếu hiểu về bộ não mà chúng ta sở hữu, thứ có thể chứa đến 3 triệu chương trình truyền hình như những nhà khoa học tuyên bố, thì không lý gì chúng ta lại không khiến nó chứa được cả định lý Newton hay bảng tuần hoàn hóa học.

Phần thứ hai của cuốn sách How we learn sẽ cung cấp các phương pháp, kỹ thuật để người đọc củng cố thêm năng lực lưu trữ dữ kiện, cho dù bạn đang muốn nhớ thêm các chữ cái của một ngôn ngữ mới, một công thức toán cao cấp hay tìm hiểu một phương pháp lập trình phức tạp. Lưu trữ dữ kiện ở đây chính là năng lực giúp chúng ta kiểm soát trí nhớ.

Phần thứ ba – “Giải quyết vấn đề” – sẽ giúp những độc giả tò mò tập trung vào các kỹ thuật để “Hiểu”. Nếu làm chủ được kỹ thuật này, ta sẽ có cách tiếp cận để giải quyết vấn đề dù là bài trên lớp, bài luận lớn hay một phương án cần trình bày trước công ty. Vì phải có sự hiểu biết sâu sắc thì ta mới nhớ lâu và vận dụng được những kiến thức ấy một cách phù hợp vào công việc và cuộc sống thường nhật.

ap-luc-hoc-

Ở phần bốn của How we learn, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bản thân phải phối hợp tiềm thức với những kỹ thuật được nêu phía trên như thế nào để bổ trợ cho sức mạnh của trí não. Qua bốn phần của cuốn sách này, Benedict Carey hướng đến một mục đích “vừa khiêm nhường vừa lớn lao”: Để việc học trở thành một phần của cuộc sống hơn là một công việc riêng lẻ và mệt mỏi, để những kiến thức mà ta sở hữu khiến cho cuộc đời ta thêm nhiều màu sắc.

Ở thời đại mà mọi thứ phát triển quá nhanh, ta luôn cảm thấy chậm lại so với thế giới bên ngoài, học tập luôn là cách để ta tìm những con đường chắc chắn và bền vững hơn. Nhưng đôi khi, học quá nhiều cũng là một dạng áp lực mà người trẻ đang phải đối mặt. Tôi rất hy vọng cuốn sách nhỏ nhắn này sẽ phần nào đem lại cho bạn góc nhìn khác về kiến thức, rồi tự mỗi người sẽ lại thẩm thấu để trở thành một người học tự tin, vui vẻ và hạnh phúc.

Theo Elle

Mời xem thêm chương trình

Đặt cô đơn dưới chân

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Đi qua sự phản bội

Đi qua sự phản bội

Tớ cứ tưởng rằng, lý do mà quá khứ chúng ta không thành là vì cái tôi của hai bên. Nhưng sau sáu năm ròng, cả tớ và cậu đều đã yêu những người khác, đã đủ chín chắn để hiểu bản thân mình hơn rồi, chúng ta vẫn tan vỡ.

Tại sao không?

Tại sao không?

Những thứ bình thường hiện diện xung quanh chẳng khiến mình chú ý, quan tâm, cứ coi đó là điều hiển nhiên mà vô tư phớt lờ. Để rồi một ngày không biết nắng hay mưa, vô tình hay cố ý, ta sẽ đánh mất nó, lúc đó muốn quay lại thì đã quá trễ.

Lặng im nỗi nhớ

Lặng im nỗi nhớ

Sáng nay chợt nhớ Người của năm nào Một thời mộng mơ Một thời áo trắng

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Mười sáu - Ba sáu tuổi

Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

back to top