Phát thanh xúc cảm của bạn !

Góc hoài niệm giữa lòng Hà Nội

2020-08-26 01:27

Tác giả: Minh Phương Trần


blogradio.vn - Đến khi tôi lên đại học, sống xa nhà và ở trọ trên Hà Nội, gần ngay giữa trung tâm thành phố. Ở nơi phồn hoa đô thị tấp nập thì không kiếm đâu ra một chiếc loa phát thanh.

***

Vài tuần nay, tôi đọc báo và nghe tin trên mạng thì có thấy nói là đang bàn về chuyện nên giữ hay bỏ loa phát thanh mỗi sáng sớm và chiều muộn. Vẫn muôn thuở như vậy, có hai phe ý kiến. Một bên cho rằng nên giữ lại vì loa phóng thanh đã trở thành một biểu tượng truyền thống, gắn bó với người dân đã gần thế kỷ nay, từ hồi chiến tranh là phương tiện truyền bá những chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, phản ánh kịp thời diễn biến tình hình trong nước và thế giới, là cầu nối giữa trung ương và địa phương, giữa Chính phủ và nhân dân; đến thời kì hòa bình lập lại, thì là nơi chia sẻ những thông tin quan trọng trong xóm, phường, giải trí tinh thần bằng những bài ca đã đi cùng năm tháng. Bên còn lại, thì bỏ phiếu cho việc không nên tiếp tục dùng loa phát thanh nữa vì những thông tin cung cấp không cần thiết lại chẳng đủ hấp dẫn thu hút người nghe, gây ồn ào và phiền nhiễu sớm chiều.

Nhà tôi ở ngay mặt đường, chính xác hơn là đối diện với loa phát thanh của xóm. Vì vậy mọi chuyện nhà trên xóm dưới, những cuộc vận động, quyên góp, bầu cử cả nhà tôi đều nắm rất rõ. Khi còn bé, tầm cấp 1 và đầu cấp 2, tôi rất ghét chiếc loa phát thanh đó. Đối với một đứa trẻ, thì chuyện ngủ còn quan trọng vạn lần so với ăn và học. Mỗi ngày tôi đều ngủ 9 - 10 tiếng, khi mà lớn như bây giờ, tôi hiểu là ngủ đủ, nhưng thời bé ấy, lúc nào tôi cũng cảm thấy thiếu ngủ. Dậy học từ 6h30 sáng luôn là một cực hình với bất kì đứa trẻ con nào. Chiếc loa phóng thanh ấy, luôn hoạt động lúc 5h, và vị trí phòng tôi thì nghe rất rõ. Thử tưởng tượng sáng tinh mơ đang say giấc nồng, rồi có tiếng nhạc rồi là tiếng giới thiệu này nọ đánh thức, thật là kinh khủng đúng không?? Lúc nào tầm 5h sáng tôi đều thức dậy bởi tiếng đó, rồi nửa tỉnh nửa mê vật vã trên giường, ngủ chập chờn với tiếng nói đều đều của phát thanh viên trong đầu. Không ít lần, tôi ngồi dài trước ban công, rồi tự hỏi nếu tôi lấy gạch ném nát nó thì sao, hoặc là tôi viết đơn kiến nghị lên ủy ban nhân dân xin hạ bệ cái loa đó, vì nó thực sự rất ồn ào khó chịu. Lâu dần, cái loa phóng thanh đó, tôi cũng quen.

Như người ta nói, sống lâu trong cái khổ, quen khổ rồi. Thực ra cũng không phải quen theo hướng tích cực, là tôi sẽ dậy sớm hơn rồi tận hưởng cuộc sống hay gì đó. Hồi 8-10 tuổi thì tôi chưa nghĩ được như thế. Tôi quen là tôi đã trơ lỳ với cái tiếng đó, dù có phát to đến mấy, tôi cũng không tỉnh giấc cho đến khi nghe chuông báo thức. Rồi có vài bận, tôi bất ngờ nhận ra là mình đang chăm chú nghe phát thanh viên nói, hầu hết toàn là những thông tin chán ngắt, dở tệ, nhưng tôi đã nghe không bỏ sót từ nào, và lại còn ngồi bình luận về nó, mặc dù chỉ âm thầm trong suy nghĩ. Thậm chí còn thuộc cả các bài hát nhạc vàng nhạc đỏ phát cuối buổi, hay là một số buổi sáng, tôi cố tình dậy sớm để nghe đài, ngồi bó gối và đợi trời sáng…

Đến khi tôi lên đại học, sống xa nhà và ở trọ trên Hà Nội, gần ngay giữa trung tâm thành phố. Ở nơi phồn hoa đô thị tấp nập thì không kiếm đâu ra một chiếc loa phát thanh. Tuy vậy nhiều lần lang thang một mình nơi ngõ hẻm hay phố cô, tôi cũng bắt gặp vài chiếc, nếu đi đúng 5h chiều thì chắc chắn tôi luôn dừng lại 2-3 phút, tìm kiếm xem chiếc loa đang lơ lửng nơi đâu, nghe ngóng vài ba tin tức khu phố không quen. Dường như việc nghe loa phát thanh mỗi ngày thời thơ ấu đã để lại một dấu ấn in đậm trong tôi, điều đó ám ảnh đến nỗi khi vô tình nghe thấy ở đâu đó, tôi đều dáo dác ngó tìm xung quanh, rồi hớn hớ khoe với chúng bạn “ loa phát thanh đấy” như một điều lạ. Hoặc cũng có thể là lâu ngày rồi không thấy, giờ tìm thấy, chiếc loa phát thanh như người bạn cũ nhiều năm xa cách mới gặp lại. Có lẽ là sự ám ảnh, nhớ nhung hiện hình quá rõ ràng. 

Lâu lâu rồi tôi mới về quê, tất nhiên là mọi vật vẫn thế. Có một điều thay đổi. Chiếc loa phát thanh vẫn đối diện phòng tôi, vẫn chễm chệ ở đó mười mấy năm trời.  Nội dung phát thanh ở xóm không đổi, vẫn là xoay quanh bầu cử, quyên góp, ngày thương binh liệt sĩ,... Nhưng bài hát cuối buổi đã không còn là những bản nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc kháng chiến nữa, thay vào đó à những bài nhạc trẻ sôi động ồn ã, ca từ phóng khoáng tự nhiên, vẫn da diết tình cảm nhưng đã khác. Tôi ngạc nhiên một chút, khẽ cười thầm “Hóa ra mình đã già rồi”. Tối, tôi đem chuyện này kể cho bố. Bố bảo, họ đã thay phát thanh viên, là những người trẻ hơn vào làm việc. À, vậy thì bài hát cũng thay đổi là phải thôi. Mấy bài nhạc trẻ đó, tôi vẫn nghe thấy hàng ngày, chỉ có điều, khi nghe qua loa phát thanh của xóm, cảm giác thật khác lạ. Điều đó không sai, nhưng bản thân lại thấy không đúng. Tự dung tôi thấy nhớ, thấy nuối tiếc cho những bản nhạc vàng, những bài ca Tổ quốc trước kia. Có lẽ, không chỉ mình tôi, mà với nhiều người, chỉ những bản nhạc cũ kĩ đó, những bái hát đi cùng năm tháng đó, mới đủ sức để gánh trách nhiệm đứng đó, ở vị trí cuối cùng của một buổi phát thanh, mới đủ sức để lay động và bình yên lòng người mỗi buổi chiều tà nắng tắt.

Chuyện ở Hà Nội này, người ta có định giữ hay bỏ loa phát thanh hay không, tôi không biết. Tôi muốn giữ lại, như giữ lại một góc kỉ niệm xưa cũ, giữ lại một hoạt động thường nhật mấy mươi năm nay, giữ lại một vật to đùng xám xịt phủ đầy bụi, giữ lại một chút hình ảnh của Hà Nội xưa. Ngày nay, mọi thứ… thay đổi nhanh quá rồi.

© Minh Phương Trần - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Tựa lưng vào phố thị mỗi lần thấy chênh vênh | Radio Tâm Sự

Minh Phương Trần

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Nghe như tình yêu

Nghe như tình yêu

Tôi ngượng chín cả mặt nhưng lại không có cách nào rời mắt khỏi chàng trai ấy. Có lẽ đến bây giờ khi nhớ lại tôi vẫn cảm thấy nó như một thước phim đẹp nhất mà tôi có cho riêng mình.

Đợi mẹ về…

Đợi mẹ về…

Mẹ chưa về, cả nhà đợi trông. Ngôi nhà trống trải, mâm cơm nguội ngắt, niềm vui chẳng thể tròn đầy. Đơn giản vì, mẹ là quan trọng nhất, là tất cả và không gì thay thế được trên đời.

Viết cho anh người đàn ông thương em nhất trên đời!

Viết cho anh người đàn ông thương em nhất trên đời!

Ngày anh trúng tuyển, người đầu tiên anh báo là em. Em đã rất vui vì cuối cùng chúng ta cũng gần nhau. Và đó cũng là ngày mà anh nói anh thương em, muốn chăm sóc em cả cuộc đời.

Tôi dành một đời để thương một người

Tôi dành một đời để thương một người

Tôi của những ngày đã lớn đã biết nên yêu thương mình thật nhiều để còn yêu thương nhiều người nữa cũng thật nhiều.

Chỉ là một

Chỉ là một "thoáng" nhớ

Có lẽ là vì cái lạnh se sắt của Hà Nội hay tiếng nhạc khẽ vang lên từ radio quán cà phê một âm thanh quen thuộc, như kéo ký ức về một người bỗng nhiên ùa về, không báo trước.

Những tiếng đêm

Những tiếng đêm

Mỗi người họ đều đang trong một góc nhỏ đang trong một chốn thanh bình yên ổn và ấm êm nữa của riêng mình, để ngủ. Đêm là tôi đã mang đến cho họ những giấc ngủ thật bình yên như thế, cứ mãi thế đi, cho cuộc đời này luôn được bình yên.

5 con giáp có sự nghiệp tỏa sáng trong năm 2025

5 con giáp có sự nghiệp tỏa sáng trong năm 2025

Trong năm 2025 đầy hy vọng này, có 5 con giáp đặc biệt được phù hộ, định sẵn sẽ có những ngày tháng thuận buồm xuôi gió.

Ngày người thương thương một người khác

Ngày người thương thương một người khác

Người từng thương này. Anh ta có đối đãi với người tốt không? Anh ta có biết người thích uống cà phê sữa không? Anh ta có nhớ ngày sinh nhật của người không? Anh ta có biết người bị dị ứng với đồ hải sản không? Và anh ta có yêu người hơn tôi không? Người trả lời đi, người làm sao thế vậy?

Ở phố thị hay về với quê hương

Ở phố thị hay về với quê hương

Và một ngày tôi ngồi suy nghĩ lại thật nghiêm túc, khi ấy 22 tuổi tôi còn quá trẻ, không lẽ mình lại chọn cuộc sống an toàn và kinh tế gia đinh thì sao? Tôi quyết định cho mình một cơ hội để thử sức.

Tháng Mười, Anh và Em

Tháng Mười, Anh và Em

Chiều nắng nhạt anh đi Để mặc em hờn dỗi Để tháng Mười hanh hao Buồn tênh và trống vắng

back to top