Phát thanh xúc cảm của bạn !

Dù bố làm nghề gì bố vẫn là người con yêu quý nhất

2020-12-23 01:05

Tác giả: Quang Nguyễn


blogradio.vn - Cô giáo nói mỗi người trong xã hội đều có một công việc, một vị trí riêng, không có công việc nào là xấu, cũng không có công việc nào gọi là thấp kém trong xã hội, chúng ta phải biết tôn trọng công việc của tất cả mọi người. Liên nói với ông, đó là bài học hạnh phúc và vui nhất của Liên và các bạn. Liên ngồi vào bàn làm bài tập mà cô giáo đã giao, đôi khi nhìn sang ông rồi nói. "Bố, người con yêu quý nhất trên cuộc đời".

***

Sau 3 tháng hè đám trẻ háo hức gặp lại nhau trong sân trường đầy nắng. Vào đầu năm học mới bài vở chưa nhiều, nên bọn trẻ hẹn nhau tan học về ra đồng thả diều. Đăng Khoa nói với các bạn trong giờ ra chơi.

“Ê mọi người. Chiều nay ra đồng thả diều nha, hôm nay đi học thêm được về sớm, ở nhà thì chán lắm. Nhớ rủ Liên theo nghen”.

“Có bạn Liên, tôi không đi đâu”.

“Ủa, sao vậy Hiền?”.

“Vì bố của Liên dơ bẩn lắm, quần áo dính đầy bùn, lại có mùi hôi nên đi cùng bạn Liên tôi sợ bị bẩn lây”.

“Các cậu có biết bố của bạn Liên làm nghề gì không?”.

“Tôi biết nè”.

“Nghề gì vậy bạn Ngân?”.

“Bố của Liên làm nghề quét rác. Có khi bố bạn ấy lặn xuống các kênh nước bẩn để nhặt rác, dơ chết đi được”.

“Nghề gì gớm quá đi mất, bọn mình sau này lớn lên có chết cũng không làm nghề như bố Liên”.

“Mẹ tôi có dặn rồi nha, nếu không chịu học hành cho tốt, sau này sẽ đi nhặt rác giống bố của Liên đó”.

img_20200204083948

Liên đã tới từ bao giờ. Đứng sau nghe toàn bộ câu chuyện, đôi mắt buồn thăm thẳm, hai tay che mặt với tiếng khóc uất nghẹn, thút thít giữa khoảng lặng, cả đám nhìn lại sau đồng thanh gọi.

“Liên”.

Con bé chạy thật nhanh bỏ lại đám bạn với những tiếng gọi, Liên ...Liên ... vang xa rồi mất dần. Cô bé thui thủi về với hai hàng nước mắt rơi không ngừng, bất chợt dáng người đàn ông với khuôn mặt cháy nắng, khắc khổ, trên chiếc xe đạp cũ lộc cộc, đạp nhanh vội vàng, thấy con bé khóc người đàn ông quăng luôn chiếc xe chạy vào thật nhanh ôm vỗ về con bé mà quên trên người mình dính đầy mùi bùn, những giọt mồ hôi trên gương mặt của ông rơi xuống đầu con bé ướt đẫm, ông thì thầm.

“Sao vậy con, có chuyện gì mà con khóc vậy? Nói bố nghe nào”.

Cô bé vội vàng hắt tung đôi tay đang ôm của ông ra, cáu gắt nói.

“Bố đi ra đi, con không muốn thấy bố trong bộ dạng này”.

Người đàn ông ngơ ngác, tay lau những giọt nước mắt cho cô bé, âu yếm đáp khẽ

“Từ xưa đến giờ, bố vốn thế này kia mà”.

Cô bé uất nghẹn nói chậm rãi từng câu.

“Bố đi ra đi, người bố hôi lắm, con đến trường bạn bè hay nói bố là người bẩn. Con chính là con của người bẩn, con xấu hổ lắm bố có biết không. Không ai chơi cùng con, họ chế giễu con, phụ huynh họ đều ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, còn bố thì…”.

Người đàn ông đứng dậy với gương mặt buồn bã, ông vẫn cố giữ nụ cười như không có gì xảy ra, ông quay lưng đi nói vọng lại

“Bố hiểu rồi...Bố hiểu rồi...Bố xin lỗi vì bố không được như phụ huynh người ta”.

img_5115

Ông tần ngần nhìn ra cửa, với tâm trạng nặng nề. Ngoài kia cơn nắng ngày chủ nhật như thiêu đốt người, ông lấy chiếc nón tai bèo đội lên, rồi dặn con bé ăn cơm. Ông lấy xe đạp chạy đến nơi làm, chỉ còn lại tiếng khóc của con bé hớt hớt nhẹ dần dần rồi im thinh.

Một buổi sáng ông chở con bé đến trường với chiếc xe đạp cũ trong bộ quần áo đi làm. Khi đến cổng trường, con bé chạy thật nhanh vào lớp như tránh đi những đôi mắt bạn bè nhìn, ông vẫn còn đứng đó nhìn con bé vào lớp học rồi mới đạp xe đi.

Trong tiết Ngữ Văn kiểm tra, cô giáo phát cho các em mỗi người một đề bài, với đề tài "Em hãy tả về người cha kính yêu của em" cô giáo phát đến em cuối cùng rồi nói.

“Các em làm cho tốt đề tài này, đề tài trước các em làm bài chưa đạt lắm, chỉ riêng bạn Liên là đạt được điểm cao trong cả lớp”,

Lớp học bắt đầu xôn xao lên khi nhắc tới Liên, những tiếng cười vang lên không ngừng, kèm với những tiếng nói trêu ghẹo

“Cô ơi, đề trước bạn ấy đạt điểm cao, còn đề này làm sao cao đây. Bố bạn ấy chỉ là một người quét rác”.

“Là người vớt rác trên những kênh nước đen”.

“Là người dơ bẩn”.

“Là người lúc nào quần áo cũng lấm lem”.

Cô giáo nghiêm giọng

“Các em trật tự. Tại sao các em lại nói bố bạn Liên như vậy, các em có biết mình đang sống trong một môi trường sạch sẽ là nhờ vào đâu không? Nếu không có những người như bố Liên hi sinh mình tạo cho các em một một môi trường sạch, không khí trong lành, thì các em sẽ sống như thế nào. 

rac-thai-sinh-hoat

Chúng ta phải biết ơn và trân trọng những người như bố Liên, đằng này các em còn miệt thị, xem thường. Liên, em hãy tự hào về bố mình, đừng bao giờ mặc cảm vì công việc của bố em đã giúp ích cho cuộc đời này rất nhiều”.

Cô giáo nắm lấy tay Liên, xoa dịu những tổn thương mà các bạn trong lớp vừa gây ra cho Liên, không những cô giáo có lỗi, các bạn có lỗi, mà chính Liên cũng có lỗi, cũng có lúc Liên tránh xa bố mình vì sợ bạn bè chê cười.

“Cô thay mặt cả lớp xin lỗi bố em và cả em. Lỗi cũng do cô chưa dạy cho các em bài học làm người. Liên có biết, bố em là một người rất tuyệt vời không?”.

Cô bé rơi hai hàng nước mắt, cả lớp im lặng đầy hối lỗi, với những đôi mắt cảm thông nhìn về phía Liên. Những đôi mắt hồn nhiên đầy sự thân thiện, yêu thương mà vốn chưa bao giờ dành riêng cho Liên như ngày hôm nay. 

Đến giờ tan học các bạn ra về. Vẫn người đàn ông như ngày nào với chiếc xe đạp cũ, mồ hôi ướt áo, đứng nhìn từng bạn đi ra. Khác với mọi ngày các bạn nở nụ cười yêu thương, khoanh tay lễ phép gật đầu chào, ông cũng hớn hở hạnh phúc trong niềm vui tột cùng, đâu đó có những tiếng nói xen lẫn nhau.

“Chú ơi, chú cho Liên đi chơi cùng chúng cháu nhé”.

“Chú ơi, cháu vẽ bức tranh tặng chú này”.

“Chú ơi, chúng cháu muốn cùng chú, ra sức làm cho môi trường thêm sạch đẹp”.

Ông cười hiền hòa đưa tay vẫy chào, gật đầu, từ tốn đáp.

“Cảm ơn các cháu, các cháu cố gắng chăm ngoan, học giỏi, nghe lời thầy cô, bố, mẹ, và vứt rác đúng nơi quy định là chúng cháu đã giúp chú làm sạch môi trường rồi đó”.

baovemoitruong

Bọn trẻ gật đầu chào ông ra về. Bất ngờ Liên chạy tới ôm chầm lấy ông, mặc người ông đang ướt sũng. Liên nhìn chiếc áo của ông những cái chắp vá chồng lấp vào nhau, tà áo bạc màu và đầy vết bẩn.

Con bé nhìn lại tà áo dài trắng tinh của nó không có một vết bẩn nào, hai hàng nước mắt bỗng lăn dài, nó hiểu được ông đã hy sinh cho nó đến mức nào, con bé ôm ông thật lâu, ông cười.

“Bố chưa tắm, con không sợ bị dơ và hôi sao?”.

Con bé lắc đầu nói vội vàng.

“Không đâu, từ nay về sau con không sợ nữa, con...con...xin lỗi…”.

Ông cười trong niềm vui dâng trào.

“Con giỏi lắm. Thôi mình về thôi con, muộn rồi”.

Ông đạp xe chở con bé trong niềm vui sướng, dường như ông đã quên đi mệt nhọc chiếc xe lướt nhanh thêm, bỏ lại sau những hàng cây xa, và bóng chiều nhuộm đỏ trên dãy nhà cao tầng, hai bố con với tiếng cười rộn vang khắp con đường.

Tối hôm đó Liên đã kể cho ông nghe câu chuyện ở lớp học. Sau khi nghe công việc của ông, cô giáo đã dành riêng một tiết học để kể cho các bạn nghe về bài học làm người, về những người đang làm đẹp cho đời. 

cha-va-con-gai-yeu_mpjl_thumb

Cô giáo nói mỗi người trong xã hội đều có một công việc, một vị trí riêng, không có công việc nào là xấu, cũng không có công việc nào gọi là thấp kém trong xã hội, chúng ta phải biết tôn trọng công việc của tất cả mọi người. Liên nói với ông, đó là bài học hạnh phúc và vui nhất của Liên và các bạn. Liên ngồi vào bàn làm bài tập mà cô giáo đã giao, đôi khi nhìn sang ông rồi nói. "Bố, người con yêu quý nhất trên cuộc đời".

© Quang Nguyễn - blogradio.vn

Xem thêm: Những câu chuyện về gia đình khiến bạn không ngừng khóc

Quang Nguyễn

Người kể chuyện

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Cảm ơn mẹ vì tất cả

Cảm ơn mẹ vì tất cả

Dù mẹ tôi có thể không hoàn hảo nhưng luôn yêu thương tôi theo cách hoàn hảo nhất. Việc tôi có được tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời đều nhờ có mẹ.

Những kẻ mộng mơ

Những kẻ mộng mơ

Anh đổ thừa cho cà phê làm anh mất ngủ, anh quy trách nhiệm cho thời tiết khó chịu khiến anh không thể chợp mắt nhưng thực lòng anh chỉ suy nghĩ về em, về những nguyên do hai ta không còn hợp, về những gì anh đã làm, đã sai.

Thanh xuân của tôi

Thanh xuân của tôi

Cảm giác nghẹn ngào dâng lên, khiến tất cả chúng tôi đều biết rằng, dù có trải qua bao nhiêu năm tháng, thì những ký ức này sẽ mãi in đậm trong trái tim.

Mây đợi ai nơi ấy

Mây đợi ai nơi ấy

Không còn một Pha Lê áo thun trắng quần jin xanh đóng thùng hăm hở với bao nhiêu công việc xã hội, bây giờ chỉ còn một cô giáo Pha Lê dịu dàng nữ tính trong tà áo dài mỗi ngày đến lớp đến trường.

Giá như...

Giá như...

Hành trình của mỗi người là khác nhau, đoạn đường người ghi dấu vì thế cũng muôn vàng khác biệt. Nhành diên vĩ um tùm nhưng lại dễ gãy đổ trong gió, những cảm xúc cả buổi ban đầu có chắc gì nguyên vẹn đến mai sau.

Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985

Hồi ức chuyến tàu cuối về Sài Gòn – 1985

Tối hôm đó, Ngọc Lan trở về nhà với bao suy nghĩ. Câu hát “I don't know why, you said goodbye…” cứ vang mãi trong đầu cô. Cô cười thầm, tự hỏi liệu có phải mình đã rung động trước chàng trai tốt bụng ấy không.

Crush

Crush

Bất cứ khi nào mà thấy chúng tôi đi cùng nhau là y như rằng đám bạn đó hú hét dữ dội. Nhưng chúng tôi không quan tâm, vẫn làm bạn với nhau như bình thường, nói chuyện và đi học chung. Tôi vẫn thế, chôn cất cái tình yêu ấy vào trong lòng, chờ đến khi chúng tôi 18 tuổi thì chúng tôi sẽ yêu nhau.

Người thầm lặng 20/10

Người thầm lặng 20/10

Mỗi bước đường tôi đi đều in dấu sự dạy bảo, lo lắng và yêu thương vô điều kiện của mẹ. Sự hi sinh âm thầm của mẹ khiến tôi thấu hiểu rằng, dù có bao nhiêu thử thách trong cuộc sống, tôi vẫn luôn có một người để dựa vào.

Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?

Yêu anh, yêu đến điên rồ để rồi nhận lại là điều gì?

Nhiều lúc tôi khuyên bạn của mình về chuyện yêu đương. Chẳng hạn như người ta lạnh nhạt là người ta hết yêu bạn, đừng cố chấp theo đuổi làm gì. Thế mà bản thân tôi lại trong hoàn cảnh ấy.

Lá thư tình không gửi

Lá thư tình không gửi

Mỗi khi mở ngăn kéo, nhìn thấy chồng thư cũ kỹ, anh lại nhớ về những ngày tháng sinh viên đầy kỷ niệm. Có những lúc anh tự trách mình vì đã không đủ can đảm để nói ra cảm xúc thật của mình với Linh.

back to top