Đời người cứ thế trôi đi
2018-06-10 01:28
Tác giả:
- Anh à, hay mình phóng sinh con chim này đi. Em thấy là…
- Em ngại cho ăn, cho tắm hay mùi phân chim mùa nắng bốc lên khó chịu? Thôi, để anh mang lên xưởng. Cái lồng anh mới mua, con chim này cũng nuôi từ lúc nó còn là chim hoang, bây giờ nó thuần rồi. Thả ra thì tiếc lắm!
Đã 8 giờ sáng, chồng tôi cúi xuống xỏ giày rồi dắt xe ra cổng. Định gạn hỏi chủ nhật anh cũng đi à nhưng chẳng muốn bị càu nhàu đàn bà sáng ngày ra nhiều chuyện, tôi đành im bặt.
Cuộc sống đôi lúc con người thèm thảnh thơi lắm chẳng được. Cũng bởi, thời nào cũng thế, cơm áo gạo tiền vẫn ghì sát đất. Mỗi người, mỗi công, mỗi việc, ngày chủ nhật đâu hẳn ai nấy cũng thảnh thơi. Muốn ở nhà một ngày để nghỉ ngơi nhưng lại nghĩ ngày công được ngót hai ba trăm ngàn, lại tiếc, lại dắt xe đi đến tối.
Bên dưới ngõ, công trình xây dựng dang dở inh óc sớm tối với tiếng máy trộn bê tông, máy cắt sắt thép và tiếng công nhân gọi nhau í ới bằng giọng địa phương. Người già nói chuyện qua mùa muỗi rồi mà phường vẫn vẽ ra lịch phun thuốc để thu tiền của dân. Tiếng chép miệng, tiếng vỗ hai bàn tay vào nhau chan chát. Bọn trẻ thành phố được nghỉ học tụ tập đạp xe trong ngõ. Cũng có những đứa trẻ bị bố mẹ giục dậy đánh răng, ăn sáng rồi làm bài tập về nhà, bài tập nâng cao. Tiếng phụ nữ nói to như vung búa:
- Bây giờ mày muốn học hành nghiêm chỉnh hay để tao thuê thêm gia sư về kèm mày? Tuần này cô giáo cũng gọi điện thoại nhắc mày học hành chểnh mảng.
Ngoài phố giờ này, có lẽ đám trẻ nhỏ trông nhếch nhác, gầy gò cũng đang cắp giỏ nhựa đi bán kẹo cao su, tăm xỉa răng, bông ngoáy tai bất kể trời mưa hay nắng.
Nắng, rất nắng rồi. Nắng xuyên qua cửa sổ, rọi thẳng vào kệ sách bụi bặm trong góc nhà. Trẻ con phải gửi về ngoại trông để tranh thủ dọn dẹp. Mẹ chồng nhắc ngày kìa nhà làm giỗ cho bố. Thế là tôi tất bật cọ xoong nồi, rửa bát đĩa, lau chùi 5 tầng nhà sạch sẽ; chưa kể phải lên thực đơn cho năm mâm cơm. Mẹ chồng tôi người Thái Bình, dù sống nhiều năm ở Hà Nội nhưng bà vẫn giữ nếp cũ. Chuyện nhà cửa là dâu lo, không bận gì phải thuê thêm người giúp việc. Chuyện nhà chồng, vẫn một tay tôi lo liệu.
Trời đổ cơn gió nhẹ, những đám bụi li ti bay là là lẫn trong lớp không khí còn dễ chịu đầu sáng mùa hè. Ngồi kỳ cọ bậc cầu thang mất cả buổi, tôi đứng lên mà đầu óc quay cuồng như người thiếu máu. Giá sách đặt ngay gần cửa phòng khách, mẹ chồng khéo nhắc nếu chỉ để trang trí thì thôi bỏ đi cho đỡ bụi. Tôi dừng lại nhìn bà, miệng định bật ra điều gì mà cuống họng như bị nghẹn lại. Nhìn những cuốn sách cũ kỹ, bỗng lòng tôi bồi hồi nhớ lại thời đi học. Dư âm của buổi thi văn học phương Tây đọng lại là tiếng khóc của số phận con người huyền thoại: “Mình thèm ăn quá!”. Một khao khát của kẻ tha hóa muốn hoàn lương không được xã hội chấp nhận. Xã hội quá tàn nhẫn, ích kỷ. Xã hội nào cũng ẩn lấp nhiều nỗi khổ, chỉ là mỗi thời khổ một nhẽ khác.
Buổi chiều đi qua ngõ chợ thấy nhiều xe thồ dạo bán hoa. Dưới các lán ngồi che mưa nắng của các cô dì trong chợ đã bày xôi giò, hương nến, cau, trầu. Mai đã lại rằm. Nỗi nhớ về năm tháng qua nhanh. Không ai quay được về quá khứ. Mấy đêm nay cứ mơ về phố cũ, về những người thân yêu ruột thịt. Nhớ lại ngày bước lên xe hoa, mẹ tôi nức nở. Lòng tôi trùng xuống, đời người cứ thế trôi đi, nhiều việc vẫn chưa xong..
Mùa hè, trời khuya có gió, hơi lạnh. Ra đóng cửa sổ thấy trăng mờ trên nền trời âm u. Có lẽ sắp có một trận mưa lớn ập xuống. Tiếng sấm rền đâu đó gần đây. Trong nhà, tiếng chồng tôi nói vọng ra:
- Sắp mưa rồi em ạ. Anh đọc tin tức thấy dự báo đêm nay có mưa.
Đêm về, ngoài trời dù gió mưa hay trong trẻo, lòng người vẫn như nổi giông bão. Chẳng hiểu vì sao, nét u sầu cứ hằn đậm trên khóe mắt.
Tỉnh giấc xé trang lịch giấy chào tháng sáu, tôi bước xuống phố khi nắng đã vàng au khắp nẻo đường. Thành phố thưa thớt người, hàng quán bày biện muộn hơn hay tôi lạc về một thành phố khác? Ngồi quán trà đá vỉa hè đợi đến giờ lên cơ quan, tôi lôi điện thoại ra lướt lướt. Báo mạng tràn lan tin công an trật tự thành phố ra quân dọn dẹp hàng quán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Hà Nội đất chật người đông, nếu vắng những quán vỉa hè liệu đời sống tinh thần của người dân sẽ thay thế bởi thú vui nào? Sống ở Hà Nội bao năm từ thuở sinh viên đến khi lấy chồng, sáng sáng trên đường đi làm tôi băng qua những tán lá vàng rụng xuống đường phố, những chiếc xe đạp thồ đi dọc phố chở những bó hoa nhiều màu sắc: hoa sao, hướng dương,.. những cụ già ngồi co lại tránh nắng trước những hàng nước trong góc vỉa hè miệng bỏm bẻm nhai miếng trầu cay, dân công sở miệng ngậm tăm thư thả bước vào các quán cà phê trước giờ làm, xe cộ để lộn xộn ngoài đường phố vì hết chỗ,... Sau sự xô bồ, hối hả, tôi vẫn cảm nhận được vẻ bình dị, dịu dàng của thành phố với những nét đẹp rất Hà Nội. Nó trở thành một nét đẹp văn hóa mà hầu hết du khách nước ngoài nào ghé thăm cũng bày tỏ sự thích thú.
Sáng nay, bước xuống phố thấy đường xá thông thoáng, các hàng quán lấn chiếm vỉa hè bị nhắc nhở, thu dẹp. Rồi thoáng chốc, tôi hoang mang. Chính tôi, không phải nhiều người khác sẽ khốn khổ hứng nỗi buồn "chia tay" với những phút rảnh rỗi ngồi vỉa hè cà phê, trà đá, chém gió với bạn bè, đồng nghiệp hay sao? Những người dân vốn coi kinh doanh vỉa hè là nghề chính, nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình sẽ làm gì để sinh sống. Câu hỏi đặt ra: bán ở đâu, ngồi chỗ nào? Tôi đứng cạnh một chị là chủ quán cà phê trên phố Nguyễn Hữu Huân. Vẻ mặt chị đầy nỗi âu lo sau khi cuống cuồng thu dọn bàn ghế vào trong nhà. Tôi thấy chị đứng tay chống nạnh, chép miệng liên hồi: “Thuê cửa hàng trên phố thì đắt đỏ, bên trong cửa hàng diện tích chưa đến 20m, chủ yếu khách ngồi ngoài vỉa hè mà công an đi dẹp thế này thì buôn bán nỗi gì. Đến chết đói”.
Tự thấy rối lòng, thành phố đâu hẳn là đã giàu, đã sướng. Ai ai cũng có những vướng bận, khổ sầu riêng cả thôi. Tự nghĩ, cho đến bao giờ người già chỉ thảnh thơi tập dưỡng sinh mỗi chiều thay vì bán trà đá kiêm thêm một bàn xổ số. Kiếp làm dâu cư nhàn công việc 8 tiếng, không vướng bận thêm chuyện nhà cửa. Những cô cậu sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố cũng vô tư học hành, chẳng bon chen mưa nắng sớm tối chầy chật làm thêm tự trang trải cuộc sống.
© Trang Chu – blogradio.vn
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mười sáu - Ba sáu tuổi
Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?