Con có thấy buồn không
2024-06-03 17:35
Tác giả:
blogradio.vn - Mẹ tôi tin là tôi chỉ được sống trong những hạnh phúc và tình yêu thương của ba mẹ nên mẹ chẳng cần hỏi tôi như thế, nên tôi chẳng có nỗi buồn nào đâu nên mẹ đã không nói câu ấy, cái câu mà tôi rất mong chờ được nghe mẹ nói. Vậy mà đã mấy chục năm trong đời rồi, có nhiều lúc nói chuyện với mẹ xong tôi cứ tự hỏi tôi, mẹ ơi sao mẹ không chịu hỏi con là con có thấy buồn không?
***
Tôi rất mong nghe được câu nói ấy từ mẹ.
Tôi rất thích nghe được câu nói ấy từ mẹ.
Tôi rất chờ đợi câu nói ấy từ mẹ.
Nhưng tôi chờ rất lâu rồi, mà mãi mẹ tôi vẫn chưa lần nào hỏi tôi như vậy. Dù là đã hai mươi mấy năm mẹ đã nói cùng tôi vô số chuyện, đã cùng tôi trải qua vô số những lần hai mẹ con được bên nhau. Từ những ngày tôi còn bé tí đến bây giờ đã là một thanh niên sức dài vai rộng đủ sức bước đi trên con đường đời.
Tôi kể chuyện những năm tôi học mẫu giáo trước nhé. Lúc đó tôi còn bé xíu à nên nhất nhất mọi chuyện cứ làm theo lời mẹ, mà mẹ tôi cũng luôn bên tôi suốt bao tháng năm như thế. Nhiều lúc mẹ và tôi cứ như hình với bóng vậy đó, không rời xa, không xa nhau đến nữa bước chân. Mà tôi nhớ mãi những bài học đầu tiên mẹ dạy cho tôi, nào là phải biết cảm ơn phải biết xin lỗi, phải biết vâng lời người lớn phải biết học giỏi học ngoan, chắc có đến hơn trăm điều những cái phải biết mà mẹ đã nói với tôi. Rồi không biết có phải vì vậy không mà tôi luôn lớn lên bên mẹ rất ngoan, rất chăm và mọi điều đều làm đúng với những gì mẹ dạy bảo tôi. Đó là khoảng thời gian tôi chỉ cảm nhận được tình thương của mẹ dành cho tôi chứ tôi chưa hề thấy gợn lên bất cứ một chút xíu nào của cái gọi là nỗi buồn, và cũng vì tôi còn quá nhỏ nên cứ lặng lẽ lớn lên bên mẹ, bên ba những ngày tháng đầy ấm êm như thế.
Còn đây là câu chuyện của những năm tôi học cấp một, lúc đó tôi đã lớn lên nhiều rồi. Và tôi nhớ mẹ tôi đã theo sát tôi những năm tháng đó nhất, mẹ trực tiếp dạy học cho tôi ở nhà chứ không cho tôi đi học thêm. Mẹ nói đó là giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời một con người, giống như người ta phải xây móng nhà vậy đó, móng có chắc thì nhà mới vững. Mà gần như chiều nào mẹ đón tôi về mẹ cũng hay hỏi những câu quen thuộc này, là con có mang đầy đủ sách vở về cho mẹ kiểm tra không, hôm nay con học thế nào, có bài kiểm tra đột xuất không? Rồi khi tôi bước vào những kỳ thi giữa kỳ hay cuối kỳ là mẹ lại hỏi, con làm bài được không, nói mẹ biết đề thi như nào? Vân vân… có lẽ đó là những câu hỏi, những nỗi lo thường trực canh cánh trong lòng mẹ, mà mỗi ngày mẹ đều phải nói ra thì mẹ mới chịu được. Tuy còn nhỏ nhưng tôi cảm nhận được như vậy đó. Rồi gần như mỗi tối là mẹ đều ngồi sát bên tôi, hướng dẫn tôi cách làm bài và cách giải toán, chỉ khi nào tất cả những bài vở của tôi xong xuôi thì mẹ mới yên tâm đứng lên khỏi ghế. Nhất là những thời gian tôi phải thi, rồi tôi còn thi học sinh giỏi nữa, vậy là mẹ càng rèn tôi nhiều hơn càng cho tôi nhiều kiến thức hơn. Mà mãi sau này trên những bước đường tiếp theo tôi cứ ghi nhớ mãi những bài học đầu tiên từ mẹ, những bài học đã giúp tôi được trưởng thành được vững vàng như hôm nay, dù tôi biết để đi được xa hơn thì tôi còn phải tự học và phải nỗ lực thật nhiều nữa.
Nhưng có lẽ mẹ không thể biết được trong lòng tôi có những lúc tôi cũng có những nỗi buồn, dù đó chỉ là những nỗi buồn rất nhỏ. Dù tôi chỉ là một đứa con trai đang lớn mà như người ta hay nói là miệng còn hôi sữa, tôi cũng thấy buồn vì ba tôi hay vắng nhà lắm, vì công việc của ba tôi là cứ phải đi xa nhà mãi thôi, rồi có lúc là một tháng có lúc hơn thì ba mới về thăm tôi. Tôi biết mẹ tôi cũng buồn lắm đó, vì ngôi nhà quay đi quay lại cũng chỉ có hai mẹ con thủ thỉ với nhau. Mà những lúc tôi được ở bên ba thì ít lắm dù tôi biết ba tôi cũng thương tôi rất nhiều, không hề kém mẹ.
Vậy mà chẳng bao giờ mẹ hỏi tôi vậy đâu, rằng con có thấy buồn không, mẹ chỉ quan tâm nhất đến sức khỏe của tôi, đến việc học của tôi, đến điểm số đến các bạn cùng học của tôi, vậy đó. Hay mẹ nghĩ tôi là con trai và tôi còn nhỏ quá nên câu hỏi đó không cần thiết? Mẹ có biết đâu tôi rất mong chờ mẹ nói với tôi câu ấy. Rồi theo năm tháng đó không chỉ là nỗi mong chờ nữa mà đã là nỗi khát khao cứ lớn dần lên trong tôi, vì càng lớn tôi càng nhận ra đó giống như là một nhu cầu của bản thân tôi, mà chỉ cần mẹ hỏi thì tôi sẽ tuôn ra hết.
Tôi cũng rất nhớ một kỷ niệm rất gắn bó mẹ và tôi với nhau, suốt những năm tôi còn nhỏ trước khi học mẫu giáo nữa kìa, cho đến những năm sau khi tôi vào cấp một rồi lên cấp hai, là mẹ hay chở tôi đến chùa lắm, nên tôi biết mẹ rất thích đi chùa. Rồi mẹ cho tôi chui đầu vào cái chuông thật lớn ở chùa rồi có một sư thầy ngồi dộng vào chuông, khoảng mấy phút như thế. Cứ mỗi tháng vào những ngày ăn chay là mẹ lại đón tôi từ trường về xong là lại chạy thẳng đến chùa, tôi được chạy chơi khắp trong chùa còn mẹ thì thắp nhang cho phật. Đó là một ngôi chùa trong cái hẻm bé tí giống nhà bà ngoại của tôi quá, và có cái tên rất lạ là chùa Cát. Rồi sau này khi tôi lớn lên nữa kể cả khi tôi vào thành phố lớn trong kia để học tập và làm việc thì cứ mỗi khi tết đến xuân về là ba mẹ tôi lại hay chở tôi đến ngôi chùa đó. Mà cứ nhìn cái chuông và cứ nhìn cái sân chùa là tôi lại nhớ vô cùng những tháng ngày tuổi thơ của tôi.
Có lẽ mẹ tôi nghĩ vậy, có lẽ mẹ tôi tin vậy. Mẹ tôi tin là tôi chỉ được sống trong những hạnh phúc và tình yêu thương của ba mẹ nên mẹ chẳng cần hỏi tôi như thế, nên tôi chẳng có nỗi buồn nào đâu nên mẹ đã không nói câu ấy, cái câu mà tôi rất mong chờ được nghe mẹ nói. Vậy mà đã mấy chục năm trong đời rồi, có nhiều lúc nói chuyện với mẹ xong tôi cứ tự hỏi tôi, mẹ ơi sao mẹ không chịu hỏi con là con có thấy buồn không?
Rồi khi tôi lên cấp ba, đó là những ngày tháng hối hả nhất và vất vả nhất, cật lực nhất trong mười hai năm sách vở của tôi. Là giai đoạn mà tôi biết tôi sắp chạm tay đến giấc mơ của mình, là được trở thành một sinh viên của một ngôi trường đại học mà tôi luôn hằng ao ước. Rồi cũng giống như những năm cấp hai và cấp một vậy đó. Mà tôi nghĩ chắc cũng chẳng cần nói thì mọi người cũng đều biết rồi, là khi tôi lên cấp hai tôi đã tự đạp xe đến trường chứ không chờ mẹ đưa đón, rồi mẹ cũng cho tôi đi học thêm những môn tôi thích và là những môn học quan trọng trong con đường đạt được ước mơ của tôi. Cũng vẫn miệt mài với những câu hỏi đó, giống y sì những năm cấp một vậy, chỉ khác là mẹ không còn ngồi bên tôi mỗi tối mà để tôi tự học, mẹ chỉ xem thời khóa biểu của tôi rồi có những lúc mẹ kiểm tra xem tôi đang học môn gì. Còn những năm cấp ba thì tôi đã rất lớn rồi, ngoài những giờ học bắt buộc ở trường tôi còn học thêm toán lý hóa là những môn tôi sẽ dự thi đại học. Rồi việc học đã chiếm hết gần như thời gian trong ngày của tôi, chỉ có những lúc hiếm hoi được xả hơi được nghỉ ngơi khi có ngày lễ ngày tết hay vừa thi xong là tôi cứ hay mông lung trong đầu suy nghĩ đó. Rằng có lẽ cuộc sống này giống như một guồng máy vậy, lúc quay nhanh lúc quay chậm, cứ cuốn con người ta đi mãi, rồi những buồn vui cũng theo vậy mà cũng bị cuốn đi. Mà mẹ tôi lại chẳng hiểu cho tôi điều ấy, rằng trái tim tôi cũng biết buồn cũng có những lúc tôi thấy buồn, thấy mệt, thấy quạnh quẽ sau những cố gắng miệt mài trong học tập để làm mẹ được vui lòng, để làm ba được yên tâm.
Khi tôi vào đại học thì tôi lại càng cần mẹ hỏi vậy hơn bao giờ hết, vậy mà những tin nhắn những cuộc gọi của mẹ cứ luôn lặp đi lặp lại với một chu trình quen thuộc đến độ tôi thấy ớn, nhưng tôi không dám nói ra sợ mẹ sẽ buồn. Những câu hỏi tôi nhận được từ mẹ luôn là như vậy, là con khỏe không, học hành ra sao, có khó có nặng quá không? Rồi mẹ động viên tôi và còn kể tôi nghe những câu chuyện để tôi yên tâm học tập, nhưng sao mẹ không biết là tôi sống giữa một thành phố rộng lớn và đầy xa lạ như thế thì tôi càng cần biết bao những quan tâm của mẹ về những cảm xúc của tôi. Tôi là con trai của mẹ, tôi đã được học từ mẹ rất nhiều những bài học về cảm xúc của trái tim, của con người. Nhưng tôi vẫn luôn ngạc nhiên về điều ấy, là mãi mẹ vẫn không hỏi không quan tâm đến chuyện cảm xúc của tôi, dù chỉ là một câu hỏi nhỏ nhoi đơn giản nhất, là con có thấy buồn không.
Bây giờ tôi đã đi làm rồi, cũng được mấy năm rồi đó, mà tôi và mẹ, mẹ và tôi, vẫn duy trì cứ mỗi tuần là đều được nói chuyện cùng nhau. Tôi biết mẹ tôi hay lo lắng, chỉ cần nghe được giọng nói của tôi là mẹ tôi sẽ thấy vui sẽ thấy yên tâm liền. Rồi cứ sau mỗi lần cúp điện thoại đi là tôi lại tự nhắc mình cố chờ, cố chờ xem lần sau chắc mẹ sẽ hỏi, và tôi sẽ nói mẹ nghe là tôi có buồn không.
Có một lần thật bất ngờ là mẹ đã hỏi tôi một câu tương tự, mẹ không hỏi đúng như tôi muốn mà mẹ hỏi như này, mẹ hỏi con có thấy cuộc sống đơn điệu lắm không? Tôi hiểu ngay ý của mẹ, mẹ lo rằng cứ ngày nào tôi cũng sống theo đúng một kiểu được rập khuôn như thế. Nghĩa là sáng mở mắt ra là đi làm, rồi cả ngày trong phòng thí nghiệm, rồi chiều tối lại về với căn phòng trọ quen thuộc, cứ đúng một kiểu sống được lập trinh rất chuẩn như thế thì tôi có buồn không. Mẹ đã hỏi rồi, cuối cùng mẹ cũng đã hỏi tôi như thế. Nhưng tôi tin cho dù tôi có trả lời như nào thì mẹ cũng sẽ vẫn tin là tôi có buồn, vì cuộc sống vốn đã xa nhà và chẳng còn được bên mẹ để tận hưởng những chăm sóc những dịu dàng, những thương yêu của mẹ nên tôi có buồn là cái chắc, mà mẹ đã hỏi tôi theo cách hỏi khác như thế. Còn tôi, một thằng con trai đã hai mươi mấy tuổi đầu, cứ làm mẹ phải lắng lo phải boăn khoăn suốt bao năm tháng về sức khỏe, về công việc, về cả những việc rất đời thường của tôi. Tôi biết là ba tôi hay đi xa nhà chỉ có mỗi mẹ ở nhà nên mẹ sẽ thấy buồn, mà mỗi lần gọi về hay nhắn tin là tôi cũng hay nói vui vui để mẹ được vui lây.
Mỗi ngày tôi đều bước những bước chân thật dài và thật ngắn. Ngồi trong chiếc ô tô rồi nhìn ngắm khắp mọi nẻo những con đường, mà lòng tôi cứ nghĩ cuộc đời của mỗi người cũng giống như chiếc xe vậy đó. Cũng sẽ mệt sẽ đến lúc phải được dừng lại, được tiếp sức để được đi tiếp tốt hơn và thành công hơn. Mà trong lòng biết bao những đứa con lớn có nhỏ có kia thì nỗi mong chờ về người mẹ của mình sẽ có một lúc hỏi mình như thế, rằng giữa chốn cuộc đời mênh mông kia con đã đi thật nhiều đã lăn lộn cùng khắp vậy có lúc nào con thấy buồn không? Hãy nói cùng mẹ để những nỗi buồn kia được vơi đi, được nguôi đi và nếu có thể là được tắt đi trong con.
Sắp tết rồi, một cái tết nữa đang đến, cũng sẽ nhanh qua những ngày tết ngắn ngủi bên mẹ bên ba. Tôi sẽ lại quay về với công việc của tôi, trong thành phố này, và vẫn chờ đợi mẹ nói cùng tôi câu ấy. Mà nếu tôi không trả lời thì mẹ cũng biết rồi, vì mẹ đã gieo vào tôi từ rất lâu và từ rất sâu những cảm xúc đó, có cả nỗi buồn đúng không mẹ? Những cảm xúc đã cho tôi được sống như hôm nay, và cả mai sau nữa.
© HẢI ANH - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
hông Thể Cùng Nhau Đến Suốt Kiếp | Radio Tình Yêu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

Giữa đại ngàn bao la, có phải là nơi tình yêu bắt đầu?
Thời gian qua cô nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn nơi rẻo cao, chứng kiến từng ánh mắt trong veo của lũ trẻ sáng lên khi biết đọc, biết viết. Và cũng hơn một năm kể từ ngày cô gặp Duy - người đàn ông có đôi mắt cương nghị, giọng nói ấm áp và nụ cười hiền lành làm trái tim cô rung động.