Phát thanh xúc cảm của bạn !

Chuyến xe thanh xuân

2022-10-19 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Bây giờ đang là đầu mùa thu, hương không gian càng gợi nhớ về quãng đời thanh xuân đã qua, thầm cảm ơn người bạn đồng hành đã giúp chúng tôi chở đầy khúc thanh xuân tươi đẹp trong mỗi chuyến xe cuối tuần ấy, để thanh xuân đi qua chỉ là những dấu mốc thật rực rỡ.

***

Chuyến xe thanh xuân

Tháng năm trôi đi, mỗi con người chúng ta cuốn mình theo những vận động của thời gian, với bộn bề cuộc sống cơm áo, gạo tiền, công việc, sự nghiệp, thành tựu,… tất cả làm chúng ta kéo mình xa dần ngày hôm qua, áp mặt trần trụi vào hiện tại, hôm nay chưa đi qua thì nỗi lo ngày mai lại ùa tới. 

Hối hả, ồ ạt, chuyện ngày hôm qua nhanh trở thành dĩ vãng. Nhiều khi muốn ngồi ngẫm lại những chuyện đã đi qua, cũng thấy mình thật xa xỉ, chả bận lắm lắm đến vậy nhưng cũng muốn những khi rảnh rỗi, nằm lười biếng trên giường, lướt điện thoại, đọc tin tức, hay tìm một quán cà phê nhỏ ngồi trò chuyện phiếm với bạn bè, nghe một vài bản nhạc du dương… chỉ vậy thôi là quá đủ rồi. 

Chuyện ngày hôm qua đành để gác lại, và có khi nhiều chuyện ta dường như đã lãng quên, nếu cố tình nhớ lại tự trách mình là “kẻ ăn mày dĩ vãng”.

Cơn mưa đầu mùa thu kéo dài từ mờ sáng, có công việc gấp tôi vội vàng bắt xe về thành phố. Xong công chuyện lại ra bến bắt xe về cơ quan, đang loay hoay cụp chiếc ô nặng trĩu nước để bước lên xe, xe đã khá đông khách, khó tìm cho mình một ghế trống. 

Bỗng có một tiếng nói rất nhẹ, ấm áp và cả rất quen nữa vang lên ngay sau lưng tôi “Chuyến này hết chỗ rồi, lại nhiều hàng, em đi chuyến sau đi!”. Tôi vội quay người lại, đôi mắt mở to, không dấu được ngạc nhiên “Ơ! Anh! Vẫn ở đây ạ!” Anh cười nhìn tôi, vẫn nụ cười và ánh mắt ấy “Ừ em!”.

tx3

Phụ xe che ô, đưa tôi sang xe bên. Xe chỉ mới có vài người khách, như thường lệ tôi chọn cho mình chỗ ngồi ngay phía sau lái. Một tiếng nữa xe mới rời bến. Trời có vẻ bớt mưa hơn, tôi tranh thủ ra trước bến tìm một quán cơm ăn lót dạ.

Đúng giờ xuất bến, cửa lái xe mở, và thú vị là: anh là người lái xe. Hai anh em gật chào nhau qua gương lái. Xe bắt đầu rời bến, lái xe quan sát và bắt đầu nhắc nhở mọi người trên xe ổn định chỗ ngồi, kiểm tra hành lý. Tôi thì đã rất ổn định rồi nên xe vừa lăn bánh được chừng 15 phút, tôi đã liu diu ngủ. Mấy năm nay, sức khỏe tôi hơi có vấn đề, duy trì nếp sinh hoạt đúng kỷ luật luôn được tôi tự giác thực hiện. Dù thế nào cũng cố gắng chợp mắt một chút vào khúc trưa.

Xe đi được nửa đường, tôi cũng tỉnh giấc. Cũng là thói quen, đến giờ là dậy, không do âm thanh ồn ào hay bong xóc của xe.

“Không ngủ tiếp nữa hả?” anh nhìn qua gương hỏi tôi. Tôi cười “Dậy thôi!”

Một khoảng lặng kéo dài. Thấm thoát đã gần 20 năm. Sau khi tốt nghiệp sư phạm, tôi trở về quê công tác. Quê tôi là một huyện miền núi, nằm cách xa trung tâm tỉnh lị. Tôi vẫn nhớ khi còn nhỏ, mỗi lần bố mẹ đưa chúng tôi về quê thăm ông bà nội phải đi mất 2 ngày, từ 4 giờ sáng đã phải ra bến để đi, tối mịt mới xuống được thành phố, ngày thứ 2 lại mới từ thành phố đón xe về quê nội. 

Có những lần vào mùa mưa như đợt đầu thu này, đường ngập nước xe không qua đèo được lại phải quay ngược về không đi được nữa. Chúng tôi lớn lên, con đường về quê vẫn dài vậy nhưng dần dần cũng bớt ổ gà, bớt dốc đèo hơn,…thời gian về thành phố cũng vì thế mà rút ngắn dần lại. Chất lượng của những chuyến xe cũng thay đổi, từ những chiếc ghế sắt có lót đệm mỏng, dần rà cũng êm ái, dễ chịu hơn.

Đối với cung đường này, khách đi xe ít khi được biết đến cảm giác thư thái. Bởi một thực tế, xe mới ít khi nhà xe sử dụng để phục vụ khách vùng cao, họ thường mua xe cũ, nói như các anh phụ xe là xe sắp hết đát. Nhiều cái khi chạy, ngoài tiếng máy nổ còn tặng kèm tiếng ốc vít, các khung sắt chạm nhau ken két, giảm xóc thì khỏi bàn, chỉ cần cái ổ gà nhỏ đã nhảy cà tưng liền, mà đường lên miền ngược thì ổ gà còn to hơn ổ đà điểu. Bởi vậy mà với người miền xuôi lần đầu đi xe lên đây đều có chung cảm giác hãi hùng và ám ảnh.

Chất lượng xe là vậy, phong cách phục vụ khách cũng cứ phải nói là muôn hình muôn vẻ, có những lái xe, phụ xe  gần gũi thân thiện, hài hước, xuề xòa, xem khách như người nhà, ngược lại cũng có một số những lái xe, phụ xe khá dữ dằn, nóng nảy, cộc cằn,…. Thôi thì, khách chỉ nghĩ có xe đi là tốt rồi, họ cứ trở mình đi đến nơi, về đến chốn là được. Với khách và cả lái xe, rồi phụ xe mỗi chuyến đi chả mấy ai chú ý đến cảm xúc khi lên xe, điều quan trọng nhất là xe đi đúng giờ, về tới nơi an toàn. Đơn giản là như vậy thôi.

tx2

Sau này, khoảng những năm đầu thế kỉ XIX, đường xá bắt đầu được cải thiện nhiều, tuyến đường lên miền núi xuất hiện những chiếc xe tuy bãi nhưng cũng ổn hơn trước rất nhiều. Dần dà, có sự phân loại xe chở khách với xe thiên về bốc chở hàng. 

Những chiếc xe chở khách cũng được tút tát lại sang xịn hơn, xuất hiện những chiếc xe chạy điều hòa, cửa kính sáng bóng, có rèm che nắng. Thái độ phục vụ khách của lái xe và phụ xe cũng chuyên nghiệp hơn lên. Cũng thời điểm này, tôi về thành phố ôn thi để đi học thêm. Lịch học của tôi là 2-3 ngày cuối tuần. Được tiếp tục đi học, tôi vui khấp khởi nhưng cứ nghĩ đến cảnh đón xe, lên xe, đi xe là hãi lắm. Bản chất tôi là đứa say xe nữa.

Khoảng thời gian này, một trung tâm huyện lị mới được thành lập phía trên huyện tôi sinh sống và công tác. Vì mới được chia cắt và thành lập nên lực lượng cán bộ trẻ từ dưới xuôi lên công tác trên huyện lị mới khá nhiều. Phần đa là những người cùng trang lứa với tôi. 

Cứ cuối tuần khi tôi xuống đi học và chiều Chủ Nhật khi trở lên gần như đều phải đứng hoặc ngồi ghế phụ. Có lẽ vì nắm bắt được nhu cầu vận chuyển, tuyến đường của chúng tôi xuất hiện một nhà xe mới đưa hệ thống xe chở khách chất lượng cao vào phục vụ. Toàn bộ đều là xe mới. 

Sau một thời gian đi vào hoạt động, các xe của nhà xe đã thu hút một lượng khách đông đảo, dọc các huyện lị phía tây. Việc đi lại học tập vào cuối tuần cũng nhẹ nhàng hơn nhiều. Thậm chí, hành trình cuối tuần khiến mỗi thanh niên như chúng tôi thực sự háo hức.

Không chỉ đưa những chiếc xe chất lượng cao lên vùng cao, chị chủ của Nhà xe cũng yêu cầu rất cao đối với lái xe và phụ xe về thái độ và phong cách phục vụ khách. Từ cung cách ăn nói, trang phục, hành vi của lái xe và phụ xe cũng được chú ý. Hệ thống âm thanh cũng vô cùng đảm bảo, sau khi ổn định chỗ ngồi, khi xe lăn bánh cũng là lúc những bản nhạc nhẹ nhàng được bật lên. Hành khách lên xe có thể hạ ghế thấp, mệt có thể ngủ một giấc dài! Đâu đó, hành khách ngồi cùng dãy ghế vẫn có thể trao đổi rì rầm, rủ rỉ cùng nhau những câu chuyện về công việc, cuộc sống.

Không biết từ khi nào, với những hành khách đi đường như chúng tôi, các thành viên của đội xe mới đã trở nên thân thiết, gắn bó như những người bạn. Đón ai, ở đâu, mấy giờ,… đã thuộc lầu trong đầu anh em tổ lái và tổ phụ xe. Không còn cảnh ngồi sát đường chầu trực đợi xe, cứ đến đúng giờ chạy ra cửa là có xe đợi ngay trước cổng, lúc xuống xe thì đưa tận ngõ. Mọi người lên xe, nói nói cười cười, rộn ràng chào hỏi nhau. 

Những câu chuyện tiếu lâm vui nhộn, những câu chuyện về cuộc đời, trải nghiệm sống,… được hành khách đi đường kể cho nhau nghe, và tất nhiên lái xe, phụ xe cũng chẳng ở ngoài những cuộc trò chuyện ấy. Từ khi nào, tất cả mọi người khi lên xe đã xem nhau như một gia đình lớn. Chiếm áp đảo trên mỗi chuyến xe là lực lượng trí thức trẻ: công an có, bộ đội, bác sĩ, giáo viên, nhân viên ngân hàng, tòa án,… 

Tôi nhớ ngày đó có một thầy giáo, anh cứng tuổi hơn chúng tôi, nhưng chưa lập gia đình và rất thanh niên tính. Chuyến xe nào có anh là chả ai có thể ngủ. Anh kể chuyện hài rất có duyên, hóm hỉnh. Đám thanh niên chúng tôi cười  không khép nổi miệng, nghiêng ngả cả chuyến xe. Những chuyến đi ấy thấy đường thật ngắn, xuống khỏi xe rồi mà vẫn vang vang tiếng cười.

tx

Chiếc Space 45 chỗ ngồi, màu xanh thiên thanh mới toanh xuất hiện giữa bến xe mở rộng cửa đón chào hành khách. Chiếc xe mới nhất, xịn xò nhất này được nhà xe lựa chọn chạy vào khung giờ rời bến muộn nhất. Hành khách nô nức lên xe, đông nhưng chẳng ai chen lấn ai, vị trí nào của ai hay ngồi thì cứ thế lên ngồi.

Tôi lên xe và quan sát vị trí mình hay ngồi, có thể nói người duy nhất không chào đón chiếc xe mới này là chính tôi. Bình thường với dòng xe 29 chỗ, thì vị trí sau lái tôi vẫn nhìn bao quát được đường, điều đó giúp tôi hạn chế say xe. Nhưng với anh chàng Space này, vị trí sau lái bị thay thế bằng một khung nhựa cứng, tạo khoang lái tách biệt và che khuất tầm nhìn của người ngồi phía sau lái. Cùng với chiếc xe mới là một lái xe mới, anh xuất hiện khá thân thiện, lịch sự, đặc biệt nữa là nói tiếng Hà Nội rất chuẩn. Giọng ấm, nhẹ nhàng, nhìn có vẻ khá hiền nhưng cũng khá bụi, tóc bổ luống giống Đan Trường (thần tượng của giới trẻ thời kì đó). 

Nghe chú phụ xe giới thiệu lí lịch trích ngang của anh với mọi người trên xe, mọi người vui vẻ chào hỏi lái xe mới, rồi nhanh chóng vào chỗ ngồi. Mùi xe mới lại thêm một tấm chắn phía trước, khiến một kẻ say xe như tôi thấy bất ổn. Xe lăn bánh, quá nửa đoạn đường đầu đi về chạy theo đường Hồ Chí Minh (ngày ấy mới khánh thành) cảm giác cực thích, tôi không có hiện tượng say hay khó chịu. Nhưng chỉ đến khi vào đoạn đèo núi, thì than ôi. Tôi bắt đầu nôn nao, bứt rứt, vô cùng khó chịu. Cứ mỗi lần xe vào cua là tôi nhưng muốn lịm theo luôn.

Hai bên đường lúc này đã tối om, mùi xe, mùi điều hòa, mùi nước hoa ai đó dùng, mùi mỹ phẩm,… nói chung là mùi gì cũng ngửi thấy. Tất cả chúng hòa lẫn vào nhau và tra tấn tôi. Không thể thực hiện phương án xuống xe, vì trời đã về khuya và đây là chuyến xe cuối cùng về nhà. Tôi bắt đầu nhìn chú phụ xe, cầu cứu. Chú cũng nhận ra tôi say xe vì ít khi đi xe thấy tôi lặng thinh kiểu như vầy. 

Tôi thều thào nhờ chú lấy giúp một chiếc ghế nhựa, chả cần biết nhà xe có cho không, tôi đặt ghế ngang lái xe và dò dẫm ngồi lên. Vị trí này giúp tôi nhìn thấy đường phía trước, mắt tôi mở to, cố gắng nhìn đường và tôi thấy ổn. Thực tế là không có bất cứ hành khách nào được ngồi ở vị trí này, vì nó cản trở phụ xe và hành khách lên xe, nhưng nhìn ánh mắt cầu khẩn của tôi chú phụ xe cũng chỉ cười và trêu “Ngồi nép nép vào phía lái nhé”. “Bỏ ghế vip ngồi ghế nhựa à?” anh lái xe mới cất giọng hỏi tôi, miệng nhoẻn cười và mắt thì vẫn nhìn phía trước. “Vầng, em không hợp “quả xe” xịn xò này ạ!”, tôi trả lời lại và mắt cũng không rời con đường. Suốt quãng đường về nhà, chúng tôi không nói thêm chuyện gì, chỉ có chú phụ xe, đứng dựa vào thanh lan can ghế sau, gần chỗ tôi ngồi, hai chú cháu rì rầm nói chuyện. Gần về tới nhà, tôi quay sang nhắc anh điểm dừng xe để tôi xuống.

Một tuần trôi qua thật nhanh! Đám thanh niên chúng tôi lại điện thoại hẹn nhau về thành phố đi học và cũng như thường lệ, xe qua nhà đón tôi. Chả hiểu thế nào, giờ chiếc xe mới được biên chế cứng đưa đón nhóm thanh niên đi học cuối tuần. Tôi cũng không nỡ chọn xe khác dù rất sợ say vì dù sao đi chuyến này có nhiều bạn bè, người quen. Nhưng thay vì chọn chỗ ngồi phong thủy (bạn bè hay trêu vậy) thì lên xe tôi lại xin cái ghế nhựa, tự giác ngồi ép vào một góc gần lái. Từ đi xuống cho đến đi lên, cũng cứ một chỗ. Lâu dần với mọi người đi xe và nhà xe, chỗ ấy đã mặc định cho tôi. Mà đúng là ngồi chỗ này tôi không hề có hiện tượng say xe nữa.

Không rõ từ bao giờ, hai anh em chúng tôi trở nên khá thân thiết. Suốt đoạn đường dài, chúng tôi nhìn đường và nói chuyện, muôn vàn câu chuyện về: cuộc sống, bạn bè, gia đình, công việc,… chủ đề nào cũng bất tận. Không biết có phải do anh khéo nói chuyện hay không? Chưa khi nào anh em chúng tôi  tranh luận, cách nghĩ, cách giải quyết vấn đề khá giống nhau. Thuộc thế hệ đàn anh, lại là người khá từng trải, tính cách ôn hòa nhưng khẳng khái, những câu chuyện của anh cho tôi thêm nhiều trải nghiệm mới. 

2

Tính tôi không ngúng nguẩy tiểu thư, song từ nhỏ đến lớn vẫn được bố mẹ bao bọc nhiều khiến tôi nhìn cuộc sống khá phẳng, lại là thanh niên “cách mạng” tất cả mọi vấn đề đều được lí tưởng hóa. Mỗi khi tôi bày tỏ quan điểm, anh lắng nghe chăm chú, có khi gật gật tâm đắc, có khi lại lắc đầu cười rồi ôn tồn “Không hẳn là vậy đâu cô nương ơi!”. 

Những lúc như thế tôi thường quay sang nhìn anh với ánh mắt dò hỏi, chờ đợi. Anh chỉ nói “Đó là cách em nghĩ, còn thực tế nó không diễn ra theo kịch bản hoàn hảo ấy đâu? Anh kể em nghe một câu chuyện này nhé! Em sẽ hiểu!”. Anh nhẹ nhàng vuốt tay trên vô lăng, rồi thủng thỉnh kể chuyện.

Chuyến xe cuối tuần cứ như vậy đều đặn diễn ra, và cũng như vậy mỗi tuần anh em chúng tôi có 6 giờ đồng hồ để trò chuyện. Những ngày trở về nhà và đi trường, tôi lại hối hả lùa mình về với công việc. Những chuyến xe vẫn đều đặn chạy qua ngõ nhà tôi, phụ xe vẫn đứng từ cửa vẫy chào, lái xe bấm còi rộn ràng nếu thấy tôi trước ngõ. Vui vẻ, hồ hởi và chỉ thế thôi.

Ngày ấy điện thoại di động cũng đã bắt đầu phủ sóng trên vùng núi quê tôi, mạng không quá khỏe nhưng cũng không quá tệ. Việc gọi điện và nhắn tin thuận lợi hơn nhiều so với thời kì điện thoại bàn. Nhưng có một điều rất đặc biệt, chúng tôi chỉ nói rất nhiều chuyện khi đi xe còn sau khi xuống khỏi xe, tuyệt nhiên không gọi điện hay nhắn tin riêng. Nếu có việc gì cần nhờ nhà xe: như gửi hàng, hồ sơ,… cũng chỉ alo nói nhanh với phụ xe.

Trong kinh đức Phật dạy “Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên mà do nhân duyên với nhau nhiều đời nên nay mới gặp. Có người chưa bao giờ biết nhưng vừa gặp đã thân quen, có người vừa gặp đã thấy ghét. Đó là dấu hiệu cho thấy mình có thiện duyên và ác duyên với nhau từ kiếp trước. Từ duyên mà gặp, cũng tại duyên mà tan, đủ duyên thì còn, cạn duyên thì hết. Có thể xem nhẹ được bao nhiêu thì thống khổ sẽ giảm bấy nhiêu, bởi thế người hiểu đạo tu: Sống là thương mà không vấn vương".

Ở cái độ tuổi ngoài đôi mươi, cuộc sống vốn dĩ êm đềm, ít va chạm xã hội, lúc ấy tôi chẳng nghĩ được nhiều, chẳng tinh thông hay sâu sắc mà thấm ngẫm những điều Kinh Phật đã dạy, chỉ biết rằng trong cuộc sống gặp được những người bạn tốt thì nhất định phải trân quý, giữ gìn. Trong tất cả các mối quan hệ, tôi cảm nhận rất rõ sự ưu ái mà mọi người giành cho mình. Có lẽ do bản thân nhạy cảm, với mối quan hệ khác giới, tôi luôn giữ trong vùng an toàn, tìm cách né tránh nếu đối phương có ý định phát triển sang hướng khác. Quan điểm này hình như tôi đã bày tỏ với người bạn đường cùng tôi suốt hai năm, mỗi tuần 6 giờ đồng hồ trò chuyện nhưng chưa một lần nói những câu bông đùa, trêu ghẹo; cũng chẳng tranh cãi, giận dỗi. Đơn giản là lắng nghe và chia sẻ, không cần giải thích, chỉ nhìn vào thái độ, ánh mắt thì mọi suy nghĩ đều được giải mã.

Mùa thu năm ấy tôi kết thúc khóa học, hành trình dài hơn hai năm khép lại, chiếc xe lăn bánh chầm chậm, rồi dừng lại trước ngõ nhà tôi. Tạm biệt bạn bè, những hành khách thân quen cùng đi xe một thời gian dài, gật đầu chào anh, chú phụ xe xách túi đồ tiễn tôi rời xe. Ngồi trên xe có điều hòa, không biết nhiệt độ ngoài trời về khuya mùa này đã se lạnh, bước xuống khỏi xe, một làn gió lạnh lướt nhẹ qua khiến tôi rùng mình.

4

Một chiếc xe máy lao vùn vụt qua đường, xe tôi thắng gấp lại. “Xin lỗi các bác nhé! Các cụ xe máy nhà mình lao từ ngõ ra cứ thích lao kiểu đó đấy!” , anh cất giọng để trấn an hành khách trên xe. Ai nấy còn chưa biết chuyện gì vừa xảy ra. Xe phanh gấp khiến tôi giật mình, thoát khỏi dòng suy nghĩ miên man. “Có việc gì gấp mà mưa gió vậy vẫn đi thành phố thế?” anh nhìn qua gương hỏi tôi. Tôi ngẩng lên, nhìn anh qua gương trả lời “Thì là việc gấp mà” nói rồi cười, tôi lại tiếp “Công việc em phải trực tiếp xử lý anh ạ, không nhờ người khác được!”. “Ừ! Không thay đổi mấy nhờ! Lúc nào cũng kiểu kiểu thế nhỉ?” anh vừa nói vừa cười. “Gần 20 năm rồi nhờ?” tôi nói. “Ừ! Nhanh đúng không?” anh tiếp lời.

Vài năm về trước, tôi nghe nói chủ xe phá sản do bà chủ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác bị vỡ nợ. Các lốt xe bán cho nhiều chủ khác nhau, một số lái xe có cổ phần thì tranh thủ mua lại xe để chạy chuyến riêng. Cả tổ lái, tổ phụ mỗi người một nơi. Mọi người nói, anh đã xin sang trường nghề để làm thầy giáo dạy lái xe. Thời điểm đó các bé nhà tôi còn nhỏ, mẹ bỉm sữa, công việc ở trường nhiều, với lại có đi thành phố hay về quê lại gọi xe 5-7 chỗ để đi nên cũng ít khi có thời gian hỏi han nữa. Những kỉ niệm về chuyến xe của những ngày thanh xuân không lãng quên chỉ là cất gọn gàng trong ký ức, chả mấy khi mở ra, có chăng thoáng gọi lại khi gặp lại một người quen cũ nào đó.

Hai anh em chúng tôi hàn huyên suốt quãng đường về cơ quan của tôi. Rất lâu rồi không gặp nhưng bắt đầu câu chuyện chẳng mấy khó khăn. Vẫn cách nói chuyện của hai mươi năm về trước: nhẹ nhàng, chia sẻ và thấu hiểu. Tôi nói "Những chuyến xe ngày ấy đã tạo nên một phần thanh xuân thật đẹp đẽ trong kí ức mỗi hành khách đi xe bọn em".

Anh cũng đồng tình: "Ngày ấy đúng là rất đẹp, vẫn có những tiếc nuối nhưng có lẽ sự không hoàn hảo ấy lại tạo cho người ta khó lãng quên được khúc thanh xuân ấy!"

Xe dừng lại, tôi chào anh và cũng hẹn gặp lại một dịp gần nhất.

Bây giờ đang là đầu mùa thu, hương không gian càng gợi nhớ về quãng đời thanh xuân đã qua, thầm cảm ơn người bạn đồng hành đã giúp chúng tôi chở đầy khúc thanh xuân tươi đẹp trong mỗi chuyến xe cuối tuần ấy, để thanh xuân đi qua chỉ là những dấu mốc thật rực rỡ.

© Tác giả ẩn danh - blogradio.vn

Xem thêm: Ngày người nói thương tôi, bầu trời mang một màu xanh rất khác

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top