Chuyến đi dành tặng tuổi hai mươi
2013-09-09 09:05
Tác giả:
Những dòng này của tôi, không hẳn là một câu chuyện, chỉ là đôi dòng trải lòng thay cho lời yêu thương muốn nói, những nỗi nhớ niềm yêu với mảnh đất miền Trung nắng gió – khúc ruột của mảnh đất hình chữ S thân thương.
Niềm yêu của một người trẻ tới những thôn xóm, bản làng xa xôi nơi dãy Trường Sơn với gió Lào, cát trắng.
Niềm yêu những con người không cùng tiếng nói, nhưng đều thuộc dòng máu con Lạc cháu Hồng, những con người mà ta gọi hai tiếng “đồng bào” đầy kiêu hãnh.
18 ngày – chuyến đi ấy của tôi, không đủ dài nhưng đủ cho mỗi con người trên hành trình ấy những cảm xúc không thể quên và chắc khó có thể tìm lại một lần nữa trong đời.
Chuyến đi của tôi bắt đầu từ bao giờ?
Từ một event tình nguyện trên Facebook?
Từ một đêm Hải Phòng mưa bão và ngập lụt?
Từ những buổi chiều Gò Đống Đa với tập huấn thể lực và những người bạn mới?
Từ chuyến tàu đi nhiều nước mắt hay từ ngày tôi gặp anh – chàng trai Tình Nguyện – chàng trai của mọi người?
Chào nhé - mảnh đất miền Trung - khúc ruột của Tổ quốc mến yêu.
Chuyến đi của tôi và hành trang mang theo mình những ngày tháng ấy.
Là áo xanh tình nguyện, là khăn rằn, là mũ tai bèo, là tuổi trẻ, là nhiệt huyết trong tim.
Hành trang tôi mang theo là ước mơ của tuổi Tình Nguyện thứ 2, là nỗi lo của mẹ, kì vọng của cha, là gửi gắm của cô bạn mới quen mà thân lắm, là nhắn nhủ, là tin yêu của đồng đội ở nhà.
Hành trang tôi mang theo là ba lô nặng vai trên những nẻo đường đi, là nỗi sợ, là háo hức của một con bé chưa tròn tuổi 20.
Chuyến đi của tôi và những gì tôi thấy.
Là lần đầu tiên ngồi một chuyến tàu lâu đến thế. Hơn 12 tiếng đồng hồ, qua những con đường, qua những đồng lúa xanh mướt, qua cả những cây cầu hằn bao dấu vết lịch sử hay chưa từng nghe tên. Hơn 12 tiếng chưa đủ để làm thân nhưng đủ cho ta quen thêm ai đó. Là những đứa trẻ ngô nghê yêu tiếng hát “Đưa cơm cho mẹ đi cày”. Là những bác những cô bẻ đôi chiếc bánh mì ruốc cho cô “Thanh niên Tình Nguyện”, là giọt nước mắt giấu những nỗi niềm, là 180s chuyển đồ xuống tàu như tập trận, là bữa cơm tàu đắt đỏ làm chưa đi đã nhớ nhà, là cái đầu tròn quay của sếp đón đoàn, là thế đấy!
Chuyến đi của tôi người dân miền Trung hiền lành, đôn hậu, thật thà, chất phác. Cứ đến với miền Trung đi và bạn sẽ thấy người dân nơi đây tốt bụng và hiếu khách đến mức nào. Tôi đã đến, đã gặp và đã hiểu phần nào trong đó. Là người bác đáng tuổi ba, tuổi mẹ chúng tôi lo cho đoàn áo xanh giấc ngủ, bác lo tôi ngủ ghế không quen vào giường nằm cho đỡ mỏi, bác lo nhà sáng đèn chúng con ngủ không yên. Bác à, con không biết sau nàychúng con có làm được gì cho Quảng Bình, nhưng từ lúc bắt đầu, chúng con đã nhận từ bác, từ người dân nơi đây, nhiều lắm!
Chuyến đi của tôi, là ba lô trên vai, khăn rằn trên cổ, mũ tai bèo che nắng hành quân trên những chặng đường xa.
Là chuyến xe từ tờ mờ sáng lắc lư, ngoằn nghoèo, uốn khúc.
Là đi bộ từ Cầu Treo vào đến đồn biên phòng. Là qua Ra Mai, qua Si, qua Tra Cáp để đến với Dộ và Tà Vờng. Là những bản làng mà mãi đến sau này tôi mới thuộc tên.
15, 20 cây số đường đèo dốc núi, mệt đôi chân, đói cái cái bụng nhưng có lẽ càng đi càng hăng, vì muốn đến địa điểm tập kết cuối cùng, vì không muốn bỏ dở giữa chừng, vì có đồng đội ở bên, có lời ca câu hát giúp nhau vững bước, là “Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi”, những dốc núi 15 – 18% nối tiếp liên miên mà sau này chúng tôi đi riết thành quen. Những đoàn đổ đèo chùn chân mỏi gối, những cung đường vàng nắng hay ướt mưa, là những mũi chân phồng rộp lội qua suối xót đến vô cùng, là những lần anh em tôi, đồng đội tôi cõng tôi qua suối, là chiếc gậy Trường Sơn theo đúng nghĩa của nó.
Những chặng đường ấy có lẽ sau này chúng tôi sẽ chẳng thể nào quên, mà chắc chắn là vậy. Đi để không nuối tiếc tuổi trẻ với sức dài vai rộng. Đi để nhìn và để thấy!
Tôi đã thấy một Trọng Hóa gần như hơi thở.
Không chỉ là núi non nối tiếp, không chỉ là rừng già bạt ngàn, không chỉ là mây ngang tầm mắt, sương mờ phủ kín giăng tràn khắp nơi khiến đôi lúc còn làm ta khó thở.
Tôi còn thấy một Trọng Hóa mà người dân nơi đây còn nghèo, còn đói, còn lạc hậu, Trọng Hóa những bản phía trong còn chưa có điện, chưa có nước sạch, sóng điện thoại là một điều xa xỉ.
Trẻ em trần như nhộng chạy quanh thôn bản, vì em còn chưa có quần áo mặc, vì một cái kẹo Oishi trẻ con thành phố đùn đẩy nhau còn với em lại là món quà ngọt đến vô cùng. Là bàn tay em còn nhỏ những đã nhiều nỗi đau làm tôi chực khóc.
Là con đường đến trường còn xa, còn khó khiến nhiều em ít chữ. Có những em còn chưa hiểu tiếng Kinh nhưng nhìn chúng tôi với con mắt tò mò, lạ lẫm, thích thú, im lặng nghe chúng tôi hát hò và đi vòng vòng quanh lửa trại.Tôi tin và hi vọng vẫn còn những đứa trẻ nơi ấy nhớ tên tôi. Nhớ người chị bắt chúng em phải hứa vất vỏ kẹo vào hố rác thì mới chia kẹo cho. Tôi yêu nụ cười của các em – tình yêu từ sau trong trái tim mình. Người dân ở đây còn khổ, những bữa ăn tối thui thiếu ánh đèn, là cơm độn sắn, là bồi, là sắn luộc là canh măng cay.
Là bệnh tật ở khắp mọi nơi “Chết lâu rồi, cứ ốm là chết thôi, không có biết là bệnh gì đâu”. Những thứ tôi chỉ đọc trong sách vở và báo chí mà giờ tôi đã thấy tận mắt, chứng kiến cận cảnh, có đủ để cho mỗi trái tim chúng ta bật khóc.
Trẻ em ở đây còn chưa có quần áo mặc, bệnh tật còn nhiều.
Niềm vui của áo xanh là nụ cười của các em nhỏ, của người dân bản nơi đây.
Có những bản làng dịch ghẻ còn tràn lan, phân ở khắp nơi dày cả chục centimet. Có những hủ tục ăn sâu vào tiềm thức, khiến người thai phụ tưởng chừng như mất mạng vì bị băng huyết. Một mình một chòi lá, tự sinh, tự diệt, em bé đã không còn, nếu không có áo xanh, không có đồng đội tôi, liệu người mẹ trẻ của 9 đứa con đó giờ đang ở đâu?
Chúng tôi – mấy chục con người, vài ngày làm tình nguyện, liệu sẽ làm và đã làm được gì? Xã hội ơi – bạn đã lên tiếng hay chưa? Bạn có nhìn thấy? Có cảm nhận được như tôi lúc ấy hay không?
Chuyến đi của tôi – những gì tôi thấy. Là tình người ấm áp của người dân bản dành cho chúng tôi. Có những người chẳng hiểu chúng tôi nói gì nhưng luôn đợi chúng tôi yên giấc rồi mới ngủ. Đưa cho chúng tôi nào chiếu, nào chăn để chống lại cái lạnh đêm rừng. Là những bữa cơm độn sắn cới canh măng cay, ấm cái bụng những ngày mưa rừng trắng trời trắng đất, là ngô rang, là sắn nướng, là những cuộc chuyện trò. Một ấm chè thôi, mỗi ngày cũng đủ cho áo xanh thấy cảm động vô cùng.
Là tình người ấm áp người dân bản dành cho chúng tôi.
Sẽ không bao giờ quên anh Voi Đỏ, Voi Xanh, Voi Trắng và cả bác Voi Già.
Sẽ không bao giờ quên anh Khôi và hai bác bán quán ở Tra Cáp.
Sẽ không bao giờ quên những nhà bác trưởng bản mà Tuyên truyền – dạy học luôn ưu ái được ở cùng, là em Hoàn, là Y Đông, là nhiều nhiều hơn nữa… những người đã đến, rồi đi qua, không biết liệu có dịp gặp lại nhưng luôn ở trong tim!
Chuyến đi của tôi – những gì làm được.
Là con đường lên Tà Vờng và đường xuống suối. Là vác đã đắp đường, 96 bậc tình yêu hay hơn 200 bậc đường suối. Những con đường thấm mồ hôi, máu và nước mắt của chúng tôi theo đúng nghĩa. Máu chảy, mồ hôi rơi xuống, có bao giờ quên?
Là chuyến đi gắn với phân, với hàng chục cái hố xí được đào ở nhiều nơi. Có cái hoàn thiện, có cái chưa, chỉ mong sau này người dân dùng nó, đừng đi thiên nhiên nữa, chỉ mong người dân biết lấy tro đổ xuống cho vệ sinh, cho bớt mùi, sau lấy tro ấy để bón cho cây nó tốt, cho quả nó to, để mình có củ sắn, bắp ngô nó lớn, ăn cho no cái bụng. Cho bản mình nó vệ sinh, cho đỡ bệnh tật.
Chuyến đi đào được bao nhiêu cái hố rác, là tuyên truyền cho người dân vất rác vào hố rồi đốt đi. Là dựng chuồng bò riêng biệt, là làm rào chắn quanh nhà, quanh bản làng, xóm thôn. Là kéo gỗ dựng lại nhà bị cháy.Là phát quang đường, là xây lớp học tạm.
Chuyến đi của tôi, những điều nho nhỏ, như những buổi chiều ngồi hát và kể chuyện cho các em, rồi tết tóc, cắt móng tay, dạy các em rửa tay sạch sẽ. Là những tối cho các em chơi trò chơi, những vở kịch tự phát.
Là ước mơ làm cô giáo miền xuôi lên với bản làng chưa trọn vẹn nhưng vẫn đẹp theo một cách nào đó. Là khi đi làm tuyên truyền viên cũng được làm y sĩ tập sự, dù chỉ là những bệnh đau lưng, đau đầu hay cảm sốt thông thường nhưng cũng tự hào lắm và đủ để ta yêu.
Và chuyến đi của tôi, đặc biệt nhất, đáng nhớ nhất hai tiếng “đồng đội”.
Đồng đội, là những người dìu tôi đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, là những người luôn ở bên tôi trên mỗi chặng hành quân.
Là những ngày tháng ăn chung, tắm chung, ngủ chung. Là bữa cơm đợi nhau cùng ăn, là hô vang “Cảm ơn hậu cần. Mời cả nhà ăn cơm”. San cho nhau từng con cá khô, từng hạt lạc, từng thìa canh hay chén cơm cháy với muối vừng.
Đồng đội của tôi – những người cùng nhau đi tuyên truyền, cùng nhau đi lao động, là trưa nắng động viên nhau cùng làm, mệt vì đôi tay cuốc đất, xúc cát hay bê tải nhưng tinh thần áo xanh vẫn mãi vẹn nguyên. Là đêm rét cùng đắp chung cái chăn, là những chiều đợi nhau tắm suối, nhắc nhau nhiều nòng nọc là dễ có rắn hay nước đục phải cẩn thận lũ về. Kiểu tắm nửa kín nửa hở mà vui kinh. Trời tối, đường khó đi nhưng đợi nhau cùng về chứ chẳng quên một ai. Nhớ cái hôm đầu tiên tắm suối, còn chưa có đường đi, trèo trèo, trượt trượt, cảm ơn anh Đô đã ủn mông em lên, chắc anh chả còn nhớ, nhưng mà, ấm lắm, tình đồng đội ạ.
Đồng đội của tôi – những người lắng nghe những tâm sự của tôi, cùng khóc cùng cười với tôi.
Sẽ không quên cái đêm trăng sáng và lệ ướt mi có đứa cùng mình khóc, có thể vì những lí do khác nhau nhưng cũng cho con bé mít ướt ấy nhẹ lòng đi chút ít.
Sẽ không quên cô gái Xử Nữ có cái giọng rõ là đáng yêu, con gái Xử Nữ thích quan sát, hay để ý lo lắng cho mọi người, bè ngoài tưởng dễ sợ mà cute lắm đó. Trót thân, trót yêu và chỉ muốn được ở bên để trải lòng tâm sự.
Sẽ không quên anh – người anh của chuyến đi, chỉ vài ngày cũng đủ thân và cũng mong thân mãi, không biết ai đó có yêu quý mình đủ nhiều như vậy. Cảm ơn vì đã lắng nghe, vì vài viên thuốc, vì đấm lưng, bóp đầu. Cảm ơn vì cõng em lên gác. Cảm ơn – đơn giản vì là một người anh.
Sẽ không quên hai người chị - một cá tính, một hiền lành nhưng nói năng đều đáng nể lắm. Những tuyên truyền viên, những người lên tinh thần và những người chị để em học tập thật nhiều.
Sẽ không quên chị, người mà em vừa nể, vừa sợ, vừa yêu, vừa thấy khó hiểu vô cùng.Chị là chị, nhìn chị em thấy chút nào của mình trong đó. Người chị hay khóc, nhanh cười, thích buộc tóc hai bên và ăn cơm bằng thìa. Nụ cười của chị, đẹp hơn trong những tấm ảnh và ấm lòng chúng em.
Sẽ không quên người anh đã lau giọt nước mắt cho em đã cho một bờ vai để dựa lúc tàu về. Sẽ không quên người chị có nụ cười đẹp lắm, đã ôm em thật chặt, người chị nói tiếng Anh như gió mà nghe giọng đến là yêu.
Sẽ không quên người anh cõng em qua suối, cho em cái kẹo lúc khóc nhè, hay hỏi han em đêm Đồng Hới tự kỉ.
Sẽ không quên cô gái cung Song Ngư hiền lành dễ gần và câu chuyện đến hôm cuối cùng mới nhỏ to.Cô gái với tiếng Pháo. Cô gái Hanu mà mình ấn tượng.
Sẽ không bao giờ quên nhiều nhiều hơn nữa những con người ấy. Là người Đồng Đội mà tôi cố gắng hết mình để cháy hộ phần của nó, không biết tôi cháy đủ chưa, không biết nó có nhớ mình không nhưng mà muốn lắm, cùng nó bước qua những mùa xanh, muốn lắm nó đủ tin tưởng mình để chia sẻ. Muốn lắm một đứa lo lắng cho mình như người thân trong gia đình vậy. Nhớ nắng, nhớ gió, nhớ lắm! Là cái đầu trọc, là những cái ôm, là người Đồng Đội mà vì hắn, vì nhiệt huyết của hắn mình mới dũng cảm bước đi, là người vừa gần, vừa xa, nhỉ? Là để ngủ yên cùng quá khứ.
Đồng đội ơi, có quên được khi cùng khoác vai nhau bên ánh nến, cùng khóc, cùng cười, cùng hát vang “Sát cánh bên nhau”. Giây phút ấy – đáng nhớ và đáng trân trọng lắm!
Sẽ không bao giờ quên nhiều nhiều hơn nữa những con người ấy. Những người đã cùng tôi đi qua một mùa hè xanh như thế!
“Thanh xuân là một cơn mưa tầm tã. Dẫu bị cảm, cũng muốn quay lại để dầm mưa thêm lần nữa. Thanh xuân còn là cuốn sách , một cuốn sách hễ đọc là ấn tượng sâu xa, một cuốn sách làm ta hoài niệm đến vô cùng”
Mùa hè của bạn mang màu gì?
Bạn thích mùa hè mang màu vàng của nắng, màu xanh của biển, màu trắng của mây và màu bình yên bên gia đình?
Còn chúng tôi, chúng tôi chọn màu áo xanh tình nguyện, màu trắng của mồ hôi và màu đỏ của nhiệt huyết.
Vì cuộc đời là những chuyến đi. Đi để lớn lên, đi để trưởng thành, để trải nghiệm nhiều hơn nữa. Chuyến đi dành tặng tuổi 20, tôi đi và còn muốn đi nữa, đi để thấy mình giàu hơn.
Muốn có ai đó cùng mình trên những chuyến đi.
Muốn có ai đó cùng mình trở về.
Muốn có ai đó đợi mình trở về.
“Vào tuổi 20, người ta chẳng có gì ngoài một đôi chân rất khỏe mạnh và một trái tim ít sợ điều gì chưa đến. Đó là những ngày tháng tốt nhất để đi và học hỏi về thế giới. Đi và chăm chú ngắm nhìn…”
Hãy cứ yêu khi còn có thể, yêu chính mình, gia đình, bạn bè và những người thân yêu, yêu cả những mảnh đất còn nghèo khó, yêu cả những người dân còn đói khổ. Hãy cứ đi đi, hãy cứ yêu đi khi còn có thể, để sau này nhìn lại, ta không hối hận vì những năm tháng tuổi trẻ sống hoài, sống phí.
• Bài dự thi của Thúy Lê <lethidieuthuy2508@>
Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mười sáu - Ba sáu tuổi
Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?