Phát thanh xúc cảm của bạn !

'Chiến binh cầu vồng' - những người thầy kiên cường với sứ mệnh trồng người

2021-04-27 01:25

Tác giả: Hoatramy


blogradio.vn - Bây giờ dù được dạy trong môi trường thuận lợi, việc dạy học không giống như trong tác phẩm “Chiến binh cầu vồng” của Andrea Hirata nhưng chúng ta, những con người thực hiện sứ mệnh trồng người cần có những phẩm chất như thầy Harfan, như cô Mus. Chính giáo viên là một trong những nguồn động lực để thay đổi suy nghĩ của một đứa trẻ, là bản sao giống nhất. Và tôi cảm thấy yêu nghề hơn.

***

Kết thúc câu chuyện có lẽ là những dòng cảm xúc mà tôi nghĩ mình đã quyết định đúng khi mua cuốn sách này và đọc liên tục trong thời gian rảnh để hiểu ra một chân lý mà hiển nhiên ai cũng biết “Mọi người đều có quyền học hành và chỉ có học tập mới thay đổi được số phận con người. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, việc học trở nên khó khăn và vất vả gấp nhiều lần chúng ta tưởng tượng”.

Cuộc sống là những chân trời mở ra từ cánh cửa này đến cánh cửa khác và việc của chúng ta là biết cách lựa chọn. Nhưng không ai cũng may mắn được lựa chọn số phận của cuộc đời mình.

Câu chuyện được diễn ra ở một vùng đất nghèo mang tên Belitong. Nơi mà sự phân biệt giàu - nghèo hiện lên thật rõ nét với những người làm việc trong điền trang và những người dân suốt đời lo lắng cho từng miệng ăn trong gia đình. Chính vì thế, đối với họ, việc biết chữ là vô ích và không thể nuôi sống họ qua ngày. 

Nhưng với niềm ham học hỏi của những đứa trẻ nghèo và cả những con người thực sự tâm huyết tại ngôi trường Tiểu học Muhammadiyah, thầy Harfan và cô Mus đã tạo nên sức ảnh hưởng lớn cho những con người muốn vượt qua đói nghèo, vượt qua những bất công của xã hội để giành được quyền học tập. Ước mơ đổi đời sẽ thành hiện thực nếu chúng ta không ngừng cố gắng.

chien-binh-cau-vong-5

Ở đâu đó trong cuộc sống là những cậu Litang thông minh, trí tuệ, là thần đồng luôn luôn học hỏi. Dù Litang không đi tới cùng nhưng cậu chính là động lực, là nguồn cảm hứng cho đội “Chiến binh cầu vồng” biết khao khát, biết ước mơ. Nhưng chính cái nghèo khó đã giam chân cậu mãi mãi ở vùng quê nghèo, tước đi cái quyền phát triển bản thân, cậu phải làm tròn trách nhiệm của một người con. 

Giá như không nghèo, có lẽ cậu đã trở thành một nhà Toán học vĩ đại. Mỗi nhân vật lại mang một tính cách, tài năng đại diện cho từng mẫu học sinh trong lớp học hiện thời.

Đọc câu chuyện, tôi tin rằng, ai cũng sẽ mong một kết thúc có hậu cho đội “Chiến binh cầu vồng”, trường Muhammadiyah, thầy Harfan và cả cô Mus nữa. Nhưng nếu ai cũng thực hiện được ước mơ của mình thì giá trị của cuốn sách chỉ mang đến cho người đọc những khát vọng kèm theo đó là mộng tưởng. 

Cuốn sách đã phản ánh được hiện thực lúc bấy giờ. Thực tế cuộc sống không giống như truyện cổ tích, đó là những gì mà xã hội Indo phải đối mặt. Sự nghèo đói đã vây quanh những kiếp người khốn khổ, tầng lớp thấp nhất của xã hội, để rồi đâu đó là sự sợ hãi, an phận với chính mình, luôn luôn nằm vào vai kẻ yếu thế.

Nghèo đói là một vòng luẩn quẩn nếu không nỗ lực tìm cách thoát ra thì mãi mãi vẫn là như vậy. “Những ai thất bại trong một khía cạnh nào đó của cuộc sống đổ lỗi hết cho thượng đế. Họ thấy nếu họ nghèo, đó là vì thượng đế bắt số họ phải như thế. Những ai đã mệt mỏi vì luôn phải gồng mình lên thì buông xuôi, đợi bàn tay định mệnh thay đổi số phận. Những ai không muốn làm việc cực nhọc thì chấp nhận số phận vì họ tin nó không thể thay đổi, xét cho cùng mọi thứ đều định trước cả rồi. Do vậy mà vòng tròn của cái xấu cứ bao vây trong sự uể oải và biếng nhác.”  Và con đường duy nhất để thoát khỏi vòng luẩn quẩn ấy là phải không ngừng nỗ lực, không ngừng học hỏi, không ngừng làm việc. Phải luôn có niềm tin thay đổi số phận và vượt lên chính mình.

4260

Và kì thực, trong một lớp học, người thông minh, tài năng nhất chưa chắc đã thành công bằng người lúc nào cũng đứng top cuối và mọi ước mơ điều trở thành hiện thực. Thật phũ phàng và đắng cay. Nhưng không vì thế mà chúng ta nản lòng, mỗi người sống trên cuộc đời này đều có sứ mệnh cho riêng mình, có người thành công, có người thất bại. 

Một điều không thể phủ nhận đó chính là việc học phải không ngừng duy trì và bắt đầu dù bạn ở bất cứ hoàn cảnh nào, độ tuổi nào, tất cả đều không muộn màng, chỉ là bạn không chịu bước tiếp.

Sự thật là trường Muhammadiyah đã sụp đổ, thầy Hiệu trưởng Harfan đã ra đi sau hơn 50 năm cống hiến cho giáo dục, cô Mus chấp nhận dạy không lương để có thể giúp trẻ em nghèo biết chữ. Thời gian dần trôi, ai rồi cũng sẽ trưởng thành nhưng có lẽ những ký ức về thời tiểu học sẽ không bao giờ quên đối với những đứa trẻ đã được theo học tại đây. Chính những năm tháng ngắn ngủi ấy đã hình thành nên con người hiện tại. 

Cô Mus đã từng nói “Đối với cô, mất một đứa học trò cũng chẳng khác nào mất một nửa linh hồn”. Và cũng như những cô giáo ngoài kia, tôi cũng nghĩ mình thực sự quan trọng để góp phần nào đó xây dựng tiền đề cho một đứa trẻ. Đó chính là sự cố gắng, ước mơ và giá trị con người cần thiết để vững bước vào đời. Đặc biệt là không ai bị bỏ lại phía sau. 

Mỗi đứa trẻ đều có những ưu thế riêng, việc của giáo viên là phát hiện và khơi nguồn niềm đam mê đó. Còn đối với những đứa trẻ như Harun thì niềm tin, sự động viên chính là điều quan trọng nhất, không thể đánh giá bằng điểm số được.

chien-binh-cau-vong-2

Bây giờ dù được dạy trong môi trường thuận lợi, việc dạy học không giống như trong tác phẩm “Chiến binh cầu vồng” của Andrea Hirata nhưng chúng ta, những con người thực hiện sứ mệnh trồng người cần có những phẩm chất như thầy Harfan, như cô Mus. Chính giáo viên là một trong những nguồn động lực để thay đổi suy nghĩ của một đứa trẻ, là bản sao giống nhất. Và tôi cảm thấy yêu nghề hơn.

© Hoatramy- blogradio.vn

Xem thêm: Tin tôi đi, cuộc sống là những món quà!

Hoatramy

Tính cách quyết định số phận

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Thủ đô yêu dấu

Thủ đô yêu dấu

Ước mơ của tôi là được đến thủ đô Thủ đô dấu yêu bốn ngàn năm văn hiến

Tình yêu của đất

Tình yêu của đất

Hay tôi có thể nói một cách khác đi, tình yêu của đất cũng chính là tình yêu của tất cả những người dân đất nước tôi dành cho quê hương này, dành cho đất nước của chúng tôi.

Phù sa

Phù sa

Một hình ảnh chỉ vừa được nói lên chỉ vừa được nhắc đến đã làm người ta nhớ ngay đến những người nông dân, làm người ta nhớ ngay đến và nghĩ ngay đến hình ảnh những cánh đồng những cây lúa với sức sống dạt dào và mãnh liệt nhất.

Sóng

Sóng

Cô thích sóng cứ như vậy, lúc thật êm êm hiền hòa lúc thật vút cao gào thét. Nhưng cho dù sóng có như nào thì sóng muôn đời vẫn nằm trong lòng biển, êm ái và thân thương, trìu mến ngày đêm vỗ về cùng với biển.

Tập lớn

Tập lớn

Hụt hẫng, buồn bã và lo sợ, tôi chẳng muốn lớn nữa, không muốn xa ba mẹ, xa chỗ ở thân quen gắn với tôi từ lúc lọt lòng, nhưng tôi cũng hiểu đã đến lúc mình bắt đầu hành trình của những chuyến đi xa. Mình phải lớn lên thôi.

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Phương pháp SMART: tác động to lớn đến sự phát triển cá nhân

Khi mục tiêu trở nên cụ thể, chúng ta có cơ hội định rõ hướng đi của mình và không còn bị lạc lõng trong mê cung của những ý tưởng mơ hồ.

Những con sóng

Những con sóng

Nếu ngày nay biển không có sóng Thì biển muôn đời chẳng có màu xanh

Xúng xính là em

Xúng xính là em

Khi tôi lớn lên, tôi biết thế nào là mặc đẹp, tôi biết khao khát được mặc đẹp, được rong chơi đây đó để được khoe vẻ đẹp của những gì tôi đang mặc.

Nơi tôi sinh ra

Nơi tôi sinh ra

Hải Dương nơi tôi sinh ra Nơi đồng lúa chín Vị ngọt phù sa

Cách thành công của người thích an nhàn

Cách thành công của người thích an nhàn

Trong cuốn "1% nỗ lực", tác giả Hiroyuki chia sẻ câu chuyện thành công khác thường của mình, đưa ra một góc nhìn mới về sự nỗ lực và hạnh phúc.

back to top