‘Cảm xúc’- để không bị cuốn theo đám mây bay của cảm xúc
2022-08-04 01:10
Tác giả:
blogradio.vn - Mẩu chuyện trên được vị đạo sư Osho kể trong cuốn sách Cảm xúc (tựa gốc: “Emotional Wellness”), đã minh họa sống động cho sự phụ thuộc của cảm xúc vào ngoại cảnh. Chỉ một tác động vô thưởng vô phạt từ bên ngoài lại có khả năng kích hoạt bao nỗi bất mãn, đau khổ, tức giận… nơi con người.
***
“Buồn bã, giận dữ, ghen tuông, hạnh phúc, vui vẻ, yêu thương – hãy duy trì sự tách biệt với tất cả các tâm trạng”, Osho nói, “Hãy quan sát mọi thứ như thể nó là một đám mây đang lướt qua”.
Một người đang ngồi trong vườn nhà, bỗng nghe thấy tiếng chó sủa trong khu phố. Ngay lập tức, anh ta bắt đầu quá trình suy nghĩ: anh nhớ về chú chó mình nuôi thời thơ ấu, về cái chết của chú chó đó và anh đã đau khổ như thế nào. Sau đó, ý nghĩ về cái chết xuất hiện, người đó nhớ tới cái chết của mẹ. Và khi nghĩ về mẹ, anh ta chợt nhớ đến cha…
Mọi thứ cứ tiếp diễn như vậy. Toàn bộ cảm xúc mãnh liệt này được kích hoạt chỉ bởi một chú chó vô tư, chú chó thậm chí còn không biết là có một người đang ngồi trong vườn…
Mẩu chuyện trên được vị đạo sư Osho kể trong cuốn sách Cảm xúc (tựa gốc: “Emotional Wellness”), đã minh họa sống động cho sự phụ thuộc của cảm xúc vào ngoại cảnh. Chỉ một tác động vô thưởng vô phạt từ bên ngoài lại có khả năng kích hoạt bao nỗi bất mãn, đau khổ, tức giận… nơi con người.
Trong Cảm xúc, Osho cho rằng con người không được lệ thuộc vào cảm xúc, bởi như thế chẳng khác nào ta đang làm “nô lệ”. Những tác nhân bên ngoài như những chiếc “điều khiển từ xa” và ta vô thức phản ứng theo. Nhưng con người cũng không được kìm nén và áp chế chúng, lựa chọn sáng suốt nhất phải là quan sát cảm xúc trong sự chấp nhận và kiên nhẫn.
“Buồn bã, giận dữ, ghen tuông, hạnh phúc, vui vẻ, yêu thương – hãy duy trì sự tách biệt với tất cả các tâm trạng”, ông nói, “Hãy quan sát mọi thứ như thể nó là một đám mây đang lướt qua”.
Cuốn sách Cảm xúc chứa đựng những sự thật phổ quát về cách vận hành của cảm xúc, được truyền đạt thông qua những liên tưởng mềm mại, các mẩu chuyện hài hước và ngôn từ sắc sảo – nét đặc trưng không thể lẫn lộn của Osho.
Làm sao để không bị cuốn theo những đám mây cảm xúc? Điều đầu tiên, theo Osho, bạn cần chứng kiến mà không phán xét, không khen ngợi, không lên án. “Bạn không đánh giá những đám mây đó, bạn không nói đám mây đen này thật xấu xa, đám mây trắng kia trông như nhà hiền triết. Mây là mây, chúng không tốt cũng không xấu”, Osho nói.
Tiếp theo, sự kiên nhẫn là hết sức quan trọng, bởi cảm xúc sẽ không biến mất ngay lập tức. Osho làm rõ điều này bằng một câu chuyện về Đức Phật: Khi vừa đi qua một con suối nhỏ trong rừng, Đức Phật liên tục bảo đệ tử quay lại con suối nhỏ để lấy nước. Dòng suối bây giờ tưởng như không thể uống được – một số xe bò vừa băng qua và bùn đất dưới lòng suối nổi lên. Người đệ tử quay lại lần thứ nhất, rồi lần hai, nước vẫn đục. Nhưng lần thứ ba quay trở lại, người đệ tử nhận ra con suối bẩn đã trong lại từ bao giờ.
“Không có gì là vĩnh cửu, mọi thứ đều là phù du, thế nên tại sao phải lo lắng?”, vị đạo sư nói, “Hãy kiên nhẫn, hãy quay trở lại, hết lần này đến lần khác. Chỉ một lúc thôi, những chiếc lá sẽ trôi xa, bùn đất sẽ lắng xuống và nước sẽ lại trong vắt”.
Và theo vị đạo sư, trong cuộc đời mỗi người, sự chứng kiến kiên nhẫn này có vai trò giống như ngọn đuốc mang lại ánh sáng. Bạn phải liên tục thắp sáng ngọn đuốc – tức liên tục có sự chứng kiến, nếu không thì bóng tối – những cảm xúc tiêu cực, nỗi đau và phiền não – sẽ lại hiển hiện.
Đọc đến đây, bạn hẳn hiểu rằng sự chứng kiến chính là mục tiêu. Nhưng phương tiện dẫn đến mục tiêu đó là gì? Khi nỗi buồn đang chất chồng, khi sự ghen tuông đang dâng lên mãnh liệt, khi cảm giác tiêu cực đang “bám sâu vào cơ thể”, làm sao có thể tách biệt rõ ràng giữa bạn với chúng và chỉ kiên nhẫn quan sát thôi đây?
Câu trả lời, thật ra không quá xa lạ, có lẽ bạn đã nghe đến nó hàng ngàn lần: thiền định. Trong Cảm xúc, một trong những định nghĩa thần bí và khó nắm bắt nhất của con người hiện đại lại được cắt nghĩa hết sức gọn gàng bởi Osho: Thiền là con đường dẫn tới sự chứng kiến.
“Tôi muốn bạn nhớ rằng từ thuốc (medicine) và thiền (meditation) có cùng nguồn gốc. Thuốc là thứ gì đó có thể chữa lành cơ thể của bạn, còn thiền là thứ có thể chữa lành tâm hồn của bạn. Thiền được gọi là thiền chỉ bởi vì nó là một loại thuốc chữa lành những căn bệnh nằm trong phần cốt lõi của bạn”, Osho nêu.
Triết lý của Osho thật ra chẳng mới, nó đã được nói đến bởi nhiều triết gia và bậc thầy tâm linh cổ xưa lẫn đương đại, dưới nhiều hình thái khác nhau. Nhưng nhiều người thích tìm hiểu về thiền dưới sự chỉ dẫn của Osho, phần vì lối diễn giải bình dân, lôi cuốn và hài hước của ông, phần vì Osho đã phát triển và giới thiệu những phương thức thiền đa dạng, không cứng nhắc và phù hợp với nhiều khuynh hướng.
Theo cách của Osho, thiền không gói gọn trong việc ngồi im như Phật và quan sát hơi thở vào ra, mà bạn có thể thiền bằng cách chạy như một đứa trẻ, nhảy múa, chạm chân vào đất… Osho đã tin và chứng minh rằng chỉ cần tìm được cách thiền phù hợp với thiên hướng của mình, bạn sẽ có được sự chứng kiến.
“Tìm một khoảng thời gian và một nơi để duy trì trạng thái thảnh thơi”, ông nói như mời gọi, “Ban đầu, bạn sẽ rất buồn khi nhìn vào những thứ bên trong mình. Bạn sẽ chỉ cảm nhận bóng tối và không gì khác, và những thứ xấu xí xuất hiện… Nhưng nếu bạn kiên trì, sẽ đến ngày khi tất cả những nỗi đau này biến mất và đằng sau chúng là niềm hạnh phúc vô bờ”.
“Giờ đây, không còn gì chiếm hữu bạn. Nỗi buồn đến và đi, bạn không trở thành nỗi buồn; niềm vui đến rồi đi, bạn cũng không trở thành niềm vui. Lần đầu tiên, bạn được trải nghiệm khả năng làm chủ. Bạn không còn là một nô lệ bị thao túng phải làm thế này, đi thế kia, khi mà bất kỳ cảm xúc, cảm nhận, hay bất kỳ ai cũng có thể làm phiền bạn vì bất kỳ việc nhỏ nhặt nào…”, Osho.
Theo Elle
Mời xem thêm chương trình
Hãy để anh đứng sau bảo vệ cho em
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Mười sáu - Ba sáu tuổi
Tôi đúng là một cô ngốc. Làm gì có đứa con trai nào dành cả thanh xuân bên cạnh tôi mà không có tình cảm. Và từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?