‘Khám phá đứa trẻ bên trong bạn’ - Cuốn sách giúp chữa lành những tổn thương thơ ấu
2022-04-26 01:20
Tác giả:
blogradio.vn - Chỉ khi nào gặp gỡ, kết bạn được với đứa trẻ nội tâm, bạn mới dần tìm ra được khát vọng thầm kín, những vết sẹo khắc sâu trong chính con người mình.
***
Chỉ khi nào gặp gỡ, kết bạn được với đứa trẻ nội tâm, bạn mới dần tìm ra được khát vọng thầm kín, những vết sẹo khắc sâu trong chính con người mình. Đồng thời đó cũng là chiếc khiên bảo vệ bạn khỏi những mối quan hệ độc hại không mong muốn.
Nhắc đến “ngôi nhà thời thơ ấu”, hẳn là bạn sẽ nghĩ đến một chỗ trú an toàn, một mái ấm tràn ngập tiếng cười và tình yêu của bố mẹ đã luôn che chở, nuôi bạn khôn lớn? Xét theo chiều hướng lý tưởng thì đúng là như vậy.
Nhưng với người có tuổi thơ không mấy tốt đẹp, thậm chí là tiêu cực đến nỗi sang chấn tâm lý, liệu họ có “ngôi nhà thời thơ ấu” như thế tồn tại trong vô thức? Điều đáng buồn là không!
Từ đó dẫn đến việc họ phải đi tìm mái ấm mơ hồ từ người khác dành cho mình, bởi họ không có niềm tin ở bản thân. Họ có những vấn đề về sự tự tôn và thường xuyên hoài nghi mình, như có được chào đón hay không, sếp, đồng nghiệp, bạn bè hay nửa kia có thực lòng yêu thích mình không.
Họ không thực sự thích chính bản thân mình nhiều lắm, họ có vô số bất an và thường xuyên phải chật vật trong những mối quan hệ. Không thể phát triển tín niệm căn bản khiến họ thiếu sót cảm giác được ủng hộ từ bên trong. Những người thiếu vắng một mái nhà trong lòng sẽ chẳng bao giờ tìm được một mái nhà bên ngoài. Họ không hề nhận ra bản thân đang mắc kẹt trong những cái bẫy như thế.
Khi nói về những ảnh hưởng thời thơ ấu, cùng với cấu tạo gene, những ảnh hưởng đó xác định phần lớn tính cách, sự tự tôn của mỗi người. Và đó chính là một phần nhân cách trong tâm lý học gọi là “đứa trẻ nội tâm” sẽ được bàn luận chi tiết trong cuốn sách Khám phá đứa trẻ bên trong bạn được viết bởi nhà tâm lý học lâm sàng người Đức Stefanie Stahl.
Tâm lý học gọi những ảnh hưởng thời thơ ấu dù tiêu cực hay tích cực mà ta trải qua là “đứa trẻ nội tâm”. Nói cách khác, "đứa trẻ nội tâm" là một phần không nhỏ của vô thức, đó là nỗi sợ, mối bận tâm và nghịch cảnh của mỗi người từ khi còn nhỏ đến giờ.
Các ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu gây phiền toái khi ta trưởng thành. Sau cùng, đứa trẻ bên trong ta cố gắng rất nhiều để không hồi tưởng lại những tủi nhục, tổn thương mà nó phải chịu đựng từ khi còn nhỏ. Đồng thời, đứa trẻ vẫn khát khao cảm giác an toàn và được thừa nhận mà nó đã không có được. Những sợ hãi, kỳ vọng kiểu này vẫn hiện diện trong sâu thẳm tâm thức.
Ở tầng ý thức, ta là những cá thể trưởng thành độc lập đang sống cuộc đời của mình. Tuy nhiên, ở tầng vô thức, đứa trẻ nội tâm vận dụng sức ảnh hưởng đáng kể tới năng lực tri giác, hành vi, lối suy nghĩ, cảm nhận của chúng ta. Trên thực tế, nó còn mạnh mẽ hơn nhiều so với trí tuệ của ta. Khoa học đã chứng minh vô thức là nguồn lực tinh thần có sức mạnh đáng kinh ngạc, có thể lèo lái 80 đến 90% trải nghiệm và hành động của con người.
Nếu bạn thiếu hiểu hết về đứa trẻ bên trong, điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi bạn trưởng thành, ngăn trở sự phát triển cá nhân lẫn các mối quan hệ xung quanh. Thiếu hiểu biết về đứa trẻ nội tâm không chỉ gây ra xung đột trong những mối quan hệ, mà còn mang đến những nỗi bất mãn trong chính cuộc đời họ, cũng như dung túng cho những xung đột giữa các cá nhân phát sinh và thường xuyên tăng trưởng mất kiểm soát. Đây là cuốn sách mà đa thế hệ có thể đọc để thấu hiểu nhau và thấu hiểu chính “đứa trẻ” bên trong mỗi người.
Trong cuốn sách Khám phá đứa trẻ bên trong bạn, nhà tâm lý học Stefanie Stahl sẽ giúp bạn kết nối với đứa trẻ bên trong. Qua hơn 300 trang sách, bạn đọc sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những kiểu mẫu nhân cách, nhận thức, niềm tin, nội tâm, về những nhu cầu tâm lý cơ bản; cùng khám phá, phân tích đứa trẻ mang hai mặt ánh sáng lẫn bóng tối trong con người. Hưởng lợi từ trong sách với các liệu pháp thực hành chữa lành, thực hành thiện ý; cách đối phó với các xung đột, định hình các mối quan hệ.
Để sau tất cả, bạn có thể tìm được mái ấm cho riêng mình, cách đạt được hạnh phúc, điều tiết cảm xúc và tin tưởng bản thân, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.
Và hãy nhớ rằng, chỉ khi nào gặp gỡ, kết bạn được với đứa trẻ nội tâm, bạn mới dần tìm ra được khát vọng thầm kín, những vết sẹo khắc sâu trong chính con người mình. Đồng thời đó cũng là chiếc khiên bảo vệ bạn khỏi những mối quan hệ độc hại không mong muốn.
Theo Tiền Phong
Mời xem thêm chương trình
Viết cho tháng sáu của riêng tôi | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

Giữa đại ngàn bao la, có phải là nơi tình yêu bắt đầu?
Thời gian qua cô nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn nơi rẻo cao, chứng kiến từng ánh mắt trong veo của lũ trẻ sáng lên khi biết đọc, biết viết. Và cũng hơn một năm kể từ ngày cô gặp Duy - người đàn ông có đôi mắt cương nghị, giọng nói ấm áp và nụ cười hiền lành làm trái tim cô rung động.

Hôm nay em cưới rồi
Tôi chẳng biết phải miêu tả như thế nào về chị cho đúng. Mọi thứ ở nơi chị điều làm tôi cảm thấy rung động. Chỉ tiếc một điều là tôi chưa bao giờ đủ can đảm để nói ra hết lòng mình.

Mẹ ơi, con xin lỗi…
Tôi luôn nghĩ, mẹ đã sinh ra tôi thì phải có trách nhiệm với tôi. Vì mẹ là mẹ nên mẹ phải làm tất cả mọi việc nhỏ to trong nhà. Cho đến khi nghe bố kể về mẹ, tôi mới nhận ra, chính mình là nguyên nhân khiến mẹ phiền lòng.