'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' quyển sách huy động ký ức để sống sót
2022-02-14 01:20
Tác giả:
blogradio.vn - “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” là lời thủ thỉ, là khúc giãi bày, là những lời tâm can đầy ập ký ức của một người con viết cho người mẹ vẫn còn đang sống.
***
“Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” là lời thủ thỉ, là khúc giãi bày, là những lời tâm can đầy ập ký ức của một người con viết cho người mẹ vẫn còn đang sống.
Trong Nhật ký khóc thương, nhà phê bình học nổi danh người Pháp, Roland Barthes viết, “Nhà văn là người chơi đùa với thân thể mẹ mình, hòng tôn vinh nó, tô điểm nó”. Ocean Vương, nhà thơ trẻ gốc Việt với những bài thơ cháy bỏng, một tài năng văn chương đương đại, đã khẳng định vị thế nhà văn của mình, bằng Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian – cuốn tiểu thuyết tự thuật dưới dạng một lá thư đọc như một tập nhật ký rời rạc vừa chiêm nghiệm về thân thể mẹ mình, vừa để tụng ca nó.
Sinh ra trong một gia đình làm nông ở Sài Gòn vào năm 1988, năm hai tuổi, Ocean Vương cùng gia đình di cư sang Mỹ, đầu tiên sống trong trại tị nạn ở Philippines rồi được tị nạn chính trị và đến Hartford, Hoa Kỳ. Câu chuyện mà Vương kể trong Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian phần lớn lấy từ những chuyện có thật xảy đến với gia đình anh, là những lát cắt lấy ra từ đời ông ngoại, bà ngoại, mẹ anh. Tác phẩm như một lịch sử của ký ức, được truyền lại qua những câu chuyện bà và mẹ kể, qua những hồi tưởng của nhân vật chính, người có tên gọi ở nhà là Chó Con. Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là một loạt những ký ức được lựa chọn để kể, mà ở nhiều trường đoạn, ký ức tràn ngập trong dòng văn tưởng chừng không cản nổi, như cơn lũ.
Đó là ký ức của một thằng bé xa lạ tìm một mối liên hệ với đất nước mới xa lạ, mà nó gần như trở nên vô hình. Đó là những trận đánh đập từ những kẻ bắt nạt ở trường mà nó phải chịu đựng khi tìm cách hòa nhập vào đời sống ở Mỹ. Đó là những sự kiện vụn vặt dở khóc dở cười của một gia đình nhập cư chỉ có đứa con đi học và biết nói, biết đọc, còn người mẹ “mồ côi” cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, chỉ bập bõm vài từ để giao tiếp. Đó là hình ảnh sống động của tiệm làm móng nơi người mẹ kiếm ăn độ nhật, nơi bà cả ngày cúi đầu vào chân người khác, nói xin lỗi, nơi ước mơ Mỹ được xây đắp và cũng tan vỡ, nơi bọn trẻ con Mỹ gốc Việt lớn lên, làm bài tập, ăn phở, chơi đùa. Đó là ký ức về cậu bạn trai đầu tiên, Trevor, người Chó Con quen khi đi làm thêm thu hoạch cây thuốc lá ở một trang trại ngoại ô Hartford. Mối tình ấy giờ đây khi nhớ lại khiến lá thư đầy ứ những hoài niệm vừa đẹp đẽ, vừa đau buồn.
Chiến tranh Việt Nam hằn dấu lên ký ức của bà của mẹ Chó Con, để lại sang chấn lên hành vi của họ. Những đám mây napalm trong tuổi thơ Việt Nam của bà mẹ vẫn trùm đen kịt bầu trời nước Mỹ. Mẹ Chó Con lúc nào cũng sợ tiếng súng và nhầm lẫn những tiếng động lớn, bao gồm cả tiếng pháo hoa, với tiếng súng. Và quả thực, cuộc chiến ấy, vẫn diễn ra hằng ngày trong đời sống của cả gia đình.
Mối quan hệ mẹ – con trong Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là một mối quan hệ rất phức tạp: đầy yêu thương, mà cũng đầy bạo lực; đầy cảm thông, mà cũng đầy sang chấn. Người mẹ ấy có thể tát con tới tấp, có thể nhốt con dưới tầng hầm ẩm ướt, nhưng người mẹ ấy bao bọc cho đứa con khi dám bộc lộ giới tính thật của mình bằng vài câu nói đầy tình yêu: “Con khỏi cần đi đâu hết. Có con với mẹ thôi, Chó Con à. Mẹ còn ai đâu”. Họ chỉ có nhau trên đời.
Chó Con liên tục trích dẫn Barthes trong lá thư của mình. Barthes viết: “Không đối tượng nào ở trong mối quan hệ thường trực với khoái cảm. Tuy nhiên, đối với nhà văn, tiếng mẹ đẻ chính là một thứ như thế”.
Câu chuyện của Vương là câu chuyện mà đứa con của chiến tranh nào cũng có, chính vì thế, rất nhiều người đọc thấy mình trong Vương, cảm thấy anh nói thay cho họ, gây được sự thấu cảm với hàng bao nhiêu độc giả. Chó Con từng chiêm nghiệm lúc ngắm bình minh, “Nếu đời sống một cá thể là quá ngắn ngủi, so với lịch sử hành tinh này, chỉ một cái chớp mắt, như người ta nói, vậy thì được rực rỡ, cho dù suốt từ ngày ta sinh ra đến ngày ta chết đi, là rực rỡ chỉ trong một thoáng”. Dường như suy nghĩ ấy áp dụng được cho toàn bộ cuốn tiểu thuyết này, một nơi chứa đựng gần như tràn lề tất cả những chủ đề lớn của văn chương: tình mẫu tử, tuổi mới lớn, chiến tranh, nhập cư, LGBT, và vượt lên tất cả, đó là một suy tư đau đáu về sự rực rỡ thoáng chốc ấy của cái đẹp, của kiếp người phù du.
Theo Elle
Mời xem thêm chương trình
Ai cũng có tuổi trẻ và câu chuyện của thanh xuân | Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

Giữa đại ngàn bao la, có phải là nơi tình yêu bắt đầu?
Thời gian qua cô nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn nơi rẻo cao, chứng kiến từng ánh mắt trong veo của lũ trẻ sáng lên khi biết đọc, biết viết. Và cũng hơn một năm kể từ ngày cô gặp Duy - người đàn ông có đôi mắt cương nghị, giọng nói ấm áp và nụ cười hiền lành làm trái tim cô rung động.

Hôm nay em cưới rồi
Tôi chẳng biết phải miêu tả như thế nào về chị cho đúng. Mọi thứ ở nơi chị điều làm tôi cảm thấy rung động. Chỉ tiếc một điều là tôi chưa bao giờ đủ can đảm để nói ra hết lòng mình.

Mẹ ơi, con xin lỗi…
Tôi luôn nghĩ, mẹ đã sinh ra tôi thì phải có trách nhiệm với tôi. Vì mẹ là mẹ nên mẹ phải làm tất cả mọi việc nhỏ to trong nhà. Cho đến khi nghe bố kể về mẹ, tôi mới nhận ra, chính mình là nguyên nhân khiến mẹ phiền lòng.