Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bến đỗ của cuộc đời

2021-03-31 01:20

Tác giả: Quang Nguyễn


blogradio.vn - Kỷ niệm ngày cưới, Quân ngồi nhớ lại những năm tháng ấy trôi nổi, hiện lên trên đôi mắt buồn nhưng đôi mắt ấy cũng sẽ cười khi căn nhà có Dung và các con thơ ngây. Nơi này chính là miền đất đầy hứa hẹn dừng chân của bến đỗ cuộc đời.

***

Quân vẫn rơm rớm nước mắt khi nghĩ lại cuộc đời của mình. Nó như cánh lục bình xuôi theo dòng nước giữa bến bờ xa lạ. Trên vạn nẻo đường mưu sinh cầu thực, chẳng biết đâu là nơi dừng chân sống hết trong quãng đời còn lại. Cuộc sống cứ như là quán trọ tạm thời và sẽ rời đi trong một ngày nào đó không xa. 

Quân sinh ra từ mảnh đất Bắc Bộ, cuộc sống nghèo nàn khiến anh phải từ giã làng quê mà cất bước ra đi. Với đời tuổi trẻ ngại gì gian khó ập xuống đôi vai cứng nhắc, gói tình quê vào hành lý mang trĩu nặng trên con đường tha phương với mong muốn bước vững vàng đến tương lai tươi sáng đang đón chờ ở phía trước. Dù có bôn ba đi đến bất phương trời nào, nơi nào có nhiều hứa hẹn, chắc chắn nơi ấy anh dừng chân.

Đôi mắt trầm buồn ngó về phía chân trời xa xôi. Làn khói thuốc bay lượn lờ vướng vào mái tóc phong sương của một thời tuổi trẻ. Hơn hai mươi năm giật mình ngó lại khoảng thời gian bươn chải, ôi sao quá vội vàng cứ ngỡ như mới ngày hôm qua. Chắc có lẽ cứ mãi lo kiếm tiền mà chẳng cần bận tâm đến ngày tháng năm đã lướt qua như chuyến xe cấp tốc, đôi bàn tay sần sùi, chai sạn đã làm dấu suốt quãng đời cần lao.

Quân nhớ lại hơn hai mươi năm về trước. Một chàng trai tuổi đôi mươi, thân người thấp bé đã rời quê Phú Thọ, đến Sài Gòn cầu thực. Làm đủ thứ nghề, bất cứ công việc gì miễn kiếm ra tiền đúng nghĩa với lương tâm. Một Sài Gòn hoa lệ, nhà cao ngút trời, tiếng còi xe inh ỏi, ban đêm là những ánh đèn rực rỡ thắp lên tia hi vọng đầy hứa hẹn "giỏi giang cần cù sẽ tồn tại được nơi đây” và dĩ nhiên nơi này sẽ không dành cho những kẻ lười lao động. 

mưu_sinh

Âm thanh của Sài Gòn nghe thật rộn rã, phía sau âm thanh nhộn nhịp ấy là những tiếng thở dài mỏi mệt với nỗi nhớ quê hương. Có những tiếng rao của những người bán hàng rong, nghe thật trĩu nặng. Quân chẳng có bất cứ người thân nào, phải một mình tự lực cánh sinh trong cuộc đời đông nghẹt.

Vừa đến Sài Gòn anh đã lang thang như những gã bụi đời, quần áo cũ nát, đôi dép tổ ong hao mòn quá đỗi, thoạt nhìn đã biết người nhà quê mới tới. Đến bến xe Miền Đông đã hơn 9 giờ tối, người mệt nhừ kèm theo cơn đói, cái bụng ùng ùng như đánh trống kêu oan. 

Vừa bước xuống xe đã có vài gã đàn ông nắm tay chèo kéo, với những câu nói hỏi thăm như quen biết nhau từ thuở bao giờ. Có gã trung niên kia trên cánh tay lộ ra cái hình xăm dưới chiếc áo thun tay ngắn, gã tiến tới cặp cổ hỏi han đôi câu.

“Anh từ đâu tới?”.

Quân trả lời bằng giọng Bắc đặc trưng.

“Tớ từ miền Bắc vào để đi xin việc làm”.

Gã trung niên cười kha khả như biết trước sự việc, gã lấy tay vỗ nhẹ vào vai Quân:

“Vậy để tôi giúp tìm việc cho anh”.

Quân nghi ngờ với lòng tốt của gã vì chẳng ai mà đi giúp đỡ khi không biết con người ta thế nào. Quân cười đáp trả.

“Tớ nói vui thôi, chứ tớ đến đây để làm cho người thân”.

“Vậy để tôi chở anh đi đến nhà người thân cho. Lấy giá rẻ”.

“Cảm ơn cậu. Tớ đã có người đón”.

Gã trung niên tỏ thái độ không mấy thiện cảm với Quân. Bản chất côn đồ của gã đã lộ ra rất rõ ràng.

“Sao lúc nãy mày nói là không có việc làm, bây giờ nói có là sao. Mày muốn gì?”.

bến_xe

Biết gặp phải người không ra gì, Quân đến phòng vé ở đó có những người mặc sắc phục bảo vệ chắc gã ấy sẽ không dám làm gì. Quân bước đi trong khi gã kia vẫn đang chửi với theo. Quân thấy yên tâm hơn khi nơi này đông đúc người có mặt, anh thẫn thờ ngồi xuống ghế có một người mặc sắc phục bảo vệ đến hỏi.

“Anh đi về đâu?”

Thoạt nhìn người này Quân tin không phải là kẻ xấu. Người bảo vệ tuổi trên 30 tuổi, gương mặt chất phác kèm giọng nói thật thà.

“Em từ miền Bắc vào đây tìm việc làm. Bác có biết nơi nào thuê chỉ hộ giúp em”.

“À thì ra là đi xin việc làm. Nhưng nói cho em nghe, cái đất Sài Gòn này rất phức tạp với đủ thứ thành phần xấu đang hiện diện khắp nơi. Anh không biết là em muốn làm việc gì nhưng cái gì cũng phải cẩn thận kẻo bị lừa đảo”.

“Vâng ạ. Em cảm ơn bác. Em làm cái gì cũng được, miễn có tiền là được ạ”.

“Em nên ra trước mà hỏi các anh xe ôm, họ sẽ biết nhưng nhớ cẩn thận kẻo bị lừa”.

“Vâng, em cảm ơn bác ạ”.

Quân lặng lẽ bỏ đi ra phía trước đường với cái bụng đói meo. Nghĩ mà buồn lỡ không tìm được nơi ở và công việc thì anh sẽ sống thế nào đây khi tiền bạc mang theo cũng không nhiều. Nhìn chiếc xe hủ tiếu lề đường nghi ngút khói mà chẳng có lòng dạ nào để ăn, mặc dù trong bụng đang rất đói. Quân đi đến nơi ông xe ôm đang ngồi trên xe đọc báo, vừa thấy Quân ông nhanh miệng hỏi.

“Em đi về đâu? Để tôi chở”.

Dạ cháu chưa có nơi ở, mới đến Sài Gòn đây thôi. Chú có biết ở đâu thuê người giúp việc chỉ hộ cháu.

xe_ôm

“Ôi bây giờ đi xin việc sẽ khó lắm đây. Hay là ngày mai em tới đây tôi chở em đi tìm giúp. Còn bây giờ em cứ tìm nơi nào đó mà ngủ qua đêm”.

Đúng lúc có một người đồng nghiệp của ông vừa đến, khi được kể về vụ xin việc làm, ông dựng chống xe chỉ tay về hướng cầu Bình Triệu.

“Em tới đó hỏi chợ Bà Chiểu, ban đêm thường có các chuyến xe hàng chở nước ngọt, bia, hoặc gạo giao cho các đại lý, em cứ đến xin bốc vác xem thế nào”.

Quân nghe xong mừng lắm, nói lời cảm ơn hai chú xe ôm rồi vội vàng đi theo hướng chỉ như lúc nãy. Đi được một đoạn Quân nghĩ phải ăn cái gì đó để có sức mà còn làm, thế là anh ghé quán hủ tiếu lề đường kêu một tô ăn ngon lành, chưa bao giờ anh thấy ăn ngon như thế này. 

Quân gọi tính tiền, người chủ quán vừa bước ra anh cho tay vào túi móc tiền ra chuẩn bị trả, bất ngờ phía sau có hai tên trên chiếc xe máy rồ ga tới giật tiền rồi chạy mất hút về hướng cầu Bình Triệu. Anh đứng ú ớ bất ngờ không biết gì đang xảy ra. Riêng cô chủ quán cứ đưa tay chỉ theo, miệng lẩm bẩm “Cướp… cướp". 

Vậy là bây giờ trong người anh không còn một xu nào dính túi. Hóa ra cái đất này nó phức tạp hơn anh nghĩ, vừa đến đây đã bị cướp rồi anh sẽ sống như thế nào cho những ngày sắp tới. Anh mếu máo quay sang người chủ quán.

“Em cho anh nợ tô hủ tiếu này nhé. Anh nhất định sẽ trả”.

Cô chủ quán gật đầu, hỏi thăm như xoa dịu cái mất mát sự việc vừa xảy ra.

“Anh không cần trả tiền tô này đâu. Anh mất hết tiền luôn hả?”.

Quân trả lời với gương mặt đượm buồn.

“Đúng vậy, mất sạch, không biết sẽ sống như thế nào đây và ở đâu. Công việc thì chưa có, mà tiền thì lại bị mất”.

xe-hu-tieu-go

Quân thở dài trong sự chán nản vô bờ. Cô chủ quán hỏi thêm.

“Vậy là anh chưa có việc làm, mà lại không có chỗ ở nữa. Thôi thì em cho anh mượn 30 ngàn. Khi nào anh có thì trả lại cho em, em bán ở đây có gì khó khăn anh cứ đến gặp em”.

Quân rất ngại vì phải mượn tiền của cô chủ quán nhưng không mượn thì anh phải sống thế nào khi đã vào đường cùng, anh đành phải chấp nhận và cảm ơn trời phật đã cho anh gặp được người tốt bụng. Đúng là ở đâu cũng có người này người kia, cuộc đời luôn có hai màu đen trắng rất rõ ràng. Cầm lấy 30 ngàn của cô chủ cho mượn mà mắt anh muốn rưng rưng, đành phải hỏi sang chuyện khác cho đỡ e ngại.

“Em có biết ở đâu cần người giúp việc không?. À anh chỉ có chứng minh nhân dân chứ không có hồ sơ đâu nhé”.

Cô chủ suy nghĩ một lát rồi vỗ tay trả lời.

“Em nhớ ra rồi, có đó. Em có người anh ở gần phòng trọ làm cho một lò bánh mì, anh ấy cũng thường ghé đây ăn khuya lắm, có gì em sẽ nói giúp anh. Mà nghe nói ở đó đang cần người, lại bao ăn ở nữa. Thích thì ở trọ, không thích thì ở tại đó luôn”.

Quân nghe xong mừng khôn xiết, tuy chỉ là nói cho qua cái e ngại, nhưng không ngờ là có thật sự. Anh gặp cô chủ quán cứ như là cá gặp nước vậy. Hi vọng mọi chuyện sẽ xảy ra êm đềm suôn sẻ như những gì anh đang mong muốn.

“Anh cảm ơn em nhiều lắm, anh rất mang ơn em, ơn này anh sẽ không bao giờ giờ quên. Còn bây giờ anh phải đến chợ Bà Chiểu để bốc vác, nghe bác xe ôm bảo ở đó có những chuyến xe hàng, họ đang cần người”.

“Thôi, anh ở đây đi, lát nữa anh kia có ghé, anh trực tiếp mà nói chuyện. Chứ nơi bốc vác nó cũng phức tạp lắm”.

hu_tieu_go_sai_gon_1

Nghe có lý anh bèn ngồi lại. Một thân một mình lỡ xảy ra vụ cướp giật như tương tự anh biết phải làm sao. Trông cô chủ thật xinh đẹp, gương mặt rất phúc hậu. Đôi bàn tay nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, đôi khi không có khách hoặc xong việc cô chủ hay kéo ghế ngồi cạnh mà chuyện trò. Được biết cô tên Dung và nhỏ hơn anh chỉ  2 tuổi. 

Dung cũng là người ở quê lên Sài Gòn bươn chải. Cũng làm đủ thứ việc để mưu sinh, thấm thoát đã 14 năm Dung có mặt nơi đất lạ quê người. Cắm đầu cắm cổ mà làm dành dụm kiếm từng đồng từng cắc để nuôi các em ở quê ăn học và cha mẹ già, Dung tâm sự. 

Dung ra đời khá sớm vì gia đình nghèo khó mà lại quá đông con. Cái căn nhà ở tận xứ miệt vườn dột nát nhưng chẳng có tiền để làm lại mà che mưa che nắng. Dung ngập ngừng đôi mắt rưng rưng khi kể lại cuộc đời của mình. Có lẽ mọi cái vất vả đều đổ lên cái thân bé nhỏ của những đứa con nhà nghèo. Dung cười nói nghề bán hủ tiếu là do trước đây Dung từng làm thuê cho một người Hoa tại Quận 5, với công việc là rửa chén bát, dần dần Dung học được nghề ấy và tự nấu mở ra bán cho riêng mình. Hóa ra Dung cũng rất giỏi.

Phận nghèo thì trôi nổi khắp nơi có biết đâu là nhà. Cứ nơi nào có hứa hẹn thì đôi chân bước tới và gửi cái thân vào đó đổ mồ hôi với nước mắt mà đổi lấy những đồng tiền thật giá trị để cuộc sống gia đình mỗi ngày một khá hơn. Cuộc sống nó cứ xô bồ như những con sóng ngoài khơi dạt vào bờ cát rồi ngược lại lòng đại dương, cứ thế mà nối tiếp vào nhau ào ào rồi lặng lẽ giữa cuộc đời mênh mông chóng vánh.

hủ_tiếu

Nghe Dung nói như tiếp cho Quân một nghị lực mạnh mẽ để đôi chân thêm vững vàng. Đường phố Sài Gòn cứ như một dòng đời hối hả, kẻ đến người đi, thoạt nhìn chẳng biết đâu là điểm dừng. Cái quán giờ chẳng còn ai. Dung cặm cụi rửa bát, đôi khi nhìn sang nở nụ cười rất vô tư. Nụ cười ấy, đôi tay ấy đã âm thầm chạm vào sương gió của cuộc đời từ thuở còn ấu thơ. Từ xa ánh đèn chiếc xe máy chạy đến trông lóa đôi mắt, vừa rẽ vào quán anh to cao cất tiếng gọi.

“Cho anh một tô như cũ”.

“Sao hôm nay về trễ hơn mọi khi vậy anh Lâm?”.

“Làm cho hết số bánh mì còn lại. Sao rồi, hôm nay bán đỡ không?”.

“Em bán hết rồi, chừa lại 1 tô cho anh đó. À em có chuyện này muốn nói”.

“Chuyện gì vậy?” .

"Em có người anh đang đi xin việc, vừa đến Sài Gòn vào đây ăn đã bị giật mất tiền. Bữa anh nói lò bánh mì còn nhận người, anh xin cho anh ấy vào làm cùng nha".

Dung đưa tay chỉ về phía Quân, chàng trai to cao tên Lâm nhìn theo.

“Anh ấy vẫn chưa có chỗ ở, anh có thể cho anh ấy ngủ tạm 1 đêm nơi anh không? Khi nào anh ấy vào làm, sẽ ở lại lò bánh mì”.

Người tên Lâm có vẻ đang bối rối, cứ hỏi đi hỏi lại một câu như thể đang dò xét.

“Em quen người này lâu chưa? Chưa biết họ là ai, người như thế nào. Sao anh dám dẫn về nhà mà ngủ qua đêm”.

“Anh ấy không phải là người xấu đâu, em bảo đảm cho anh ấy”.

Người tên Lâm thấy yên tâm hơn khi nghe câu chắc nịch từ Dung, anh vội vàng gật đầu.

“Thôi cũng được, chỉ có 1 đêm thôi mà. Đợi anh ăn xong sẽ dẫn anh ấy về trọ ngủ, rồi mai dẫn tới lò bánh mì làm luôn”.

“Cảm ơn anh Lâm nhiều lắm”.

Dung hớn hở bước tới nói cùng Quân.

“Được rồi đó. Lát nữa theo anh ấy về nhà trọ, em cũng ở gần đó thôi”.

bánh_mì_(1)

Quân cảm động khi gặp Dung trong hoàn cảnh này. Đúng là người tốt thật sự, chẳng biết bao giờ mới trả hết cái ơn cho Dung đây. Đã mắc nợ Dung rồi. Chàng trai ăn xong vội kêu tính tiền rồi ngoắc Quân đi theo ra xe. Quân cười rồi nói.

“Nơi anh ở gần với Dung đúng không nào. Thế thì anh cứ về trước, tôi ở lại giúp Dung dọn dẹp rồi chúng tôi về sau”.

Chàng trai tên Lâm không nói gì, chỉ gật đầu rồi ra xe phóng đi. Riêng Dung cứ xua tay từ chối không cần Quân giúp đỡ, vì nào giờ cái gì cũng một mình Dung làm, đã quen rồi. Tuy vậy nhưng Quân vẫn quyết ở lại để phụ giúp Dung, như Dung đã giúp đỡ cho mình, vừa cho mượn tiền, lại phải xin việc dùm. Nếu Quân để Dung ở lại làm một mình thì quả thật là áy náy vô cùng. Dung đành phải đồng ý cho Quân ở lại mà dọn dẹp cùng.

Dung trước kia ở trọ cùng với dì, khuya nào dì cũng tới giúp dọn dẹp, nhưng vì phòng trọ chật hẹp lại phải nấu nướng nên dì ra sống riêng một mình ở gần nơi làm tận Bàu Cát. Từ đó Dung sống một mình bán xong thì tự dọn dẹp, về đến trọ ăn cơm tắm rửa thì đã quá khuya.

Dung tâm sự “Nhiều lúc cũng cần có ai tiếp cho đỡ mệt, nhưng tìm ai bây giờ, tha phương làm tiết kiệm nên không dám thuê người làm, thôi thì tự làm riết rồi nó cũng thành thói quen". Giọng nói của Dung đầy nét mộc mạc của con gái miền Tây, vừa gần gũi lại chất phác thật thà. Lại vừa giỏi giang, chịu khó, chịu cực, khiến một người lam lũ như Quân cũng phải khuất phục.

“Nếu em không ngại thì từ nay về sau anh sẽ dọn dẹp hộ em mỗi khi bán xong, hoặc khi nào rảnh thì bày ra”.

“Thôi, em không có tiền thuê anh đâu”. Dung cười.

hutieugo

“Anh làm không công”.

“Gì kì vậy, em và anh không quen không biết, chưa biết rõ gì về nhau. Sao anh lại muốn giúp em?”.

“Thì như em nói, chúng ta đâu có quen biết nhau, thế tại sao em lại cho anh mượn tiền và xin việc hộ anh?”.

“Thì mình là người tha phương đi làm thuê với nhau, huống gì anh bị mất tiền. Em không giúp anh sao được. Nỗi lòng của người xa quê em hiểu mà. Em cũng từng anh vậy”.

“Thì anh cũng thế. Anh giúp em vì em đã giúp anh”.

“Nhưng lò bánh mì với chỗ em bán xa lắm”.

“Anh sẽ tìm nơi nào đó ở gần đây, sẵn đó giúp em luôn”.

“Thôi anh không cần lo. Cứ ở lò bánh mì cho đỡ tốn kém tiền nhà và tiền ăn. Chúng ta tha phương nên tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó”.

Cả hai trò chuyện cùng nhau, trời đã khuya đường phố thưa dần người. Chiếc xe hủ tiếu nặng trịch, thế mà phận con gái liễu yếu đào tơ như Dung phải đẩy từ nơi bán về tới phòng trọ. Dung quá mạnh mẽ. Những câu hỏi của Dung ở đằng sau "Anh có mệt không?" khiến Quân cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Chiếc xe hủ tiếu từ từ di chuyển khuất sau ở một cái hẻm, chỉ còn lại những ánh đèn đường sáng như vầng trăng của quê nhà. Sài Gòn về khuya từng cơn gió lạnh phảng phất vào da thịt. Tiếng lẻng xẻng của những người đấm bóp giác hơi dạo, chợt vang lên rồi mất dần, mất dần, ở tận cuối con đường.

hủ_tiếu1

Lần đầu tiên Quân đến với miền Nam, những kỷ niệm vui buồn đã có trên mảnh đất Sài Gòn. Có lẽ đây sẽ là dấu ấn làm Quân nhớ mãi những gì đã xảy ra hôm nay, khoảnh khắc này sẽ lưu lại trong trí nhớ, để khi nào rời xa nơi này đến một vùng đất khác vẫn còn có cái gọi là  “Sài Gòn tôi đã từng".

Kể từ đó Quân theo Lâm vào làm cho một lò bánh mì, công việc cũng không quá khó khăn lẫn nặng nhọc, do được bao ăn ở nên đồng lương của Quân dư ra trông thấy. Cũng từ dạo đó Lâm hay cãi với những người nhân công khác nên bị chủ cho thôi việc. Giờ Lâm làm gì sống ở đâu Quân cũng không biết rõ, chỉ nghe nói Lâm làm lơ xe cho một nhà xe khách đi tuyến Trung - Nam rày đây mai đó như cánh chim trời. 

Cuộc sống vốn dĩ là trôi nổi của những người nghèo vì đồng tiền mà họ phải chấp nhận đương đầu với những khó khăn. Tháng đầu tiên Quân cầm những đồng tiền lương trên tay mà lòng mừng rưng rưng, chưa bao giờ anh có số tiền lớn đến vậy, hài lòng với nó vì mồ hôi và công sức đã bỏ ra thật xứng đáng. Dự định sẽ xin chủ ra ngoài vào ban đêm để trả tiền đã mượn lại cho Dung trong lúc khó khăn ấy. 

Thật ra một tháng không gặp Dung cũng thấy nhớ nhớ vì vào miền Nam này chỉ biết duy nhất Dung kế đến là Lâm. Nghĩ lại nếu lúc đó không gặp Dung thì cuộc đời của Quân sẽ như thế nào, sẽ đi về đâu, sẽ ra sao, khi tiền không có mà công ăn việc làm cũng không. Giữa cuộc đời bao la rộng lớn thế này mà quen biết một người tốt như Dung thì rất đáng quý trọng vô cùng. 

Ở nơi miền đất lạ không có người thân, muôn điều khó khăn sẽ xảy ra bất cứ lúc nào. Như một cánh chim sải cánh bay mải miết trên trời quang mây tạnh, nhưng sẽ có lúc cánh chim ấy sẽ chênh chao trong cơn bão đang giăng kín phía vùng trời đen thẫm, thì tổ ấm của những chú chim khác đang trên những tầng cây cao sẽ là điểm dừng tạm, chờ cơn cơn bão đi qua sẽ tiếp tục bay đi với chính đôi cánh của mình. Dung chính là người đã giúp cho Quân khi lần đầu tiên đặt chân đến xứ lạ quê người, lúc khó khăn đã xảy ra.

con-gai-phai-lay-chong-giau

Được sự đồng ý của người chủ lò bánh mì, Quân đón xe ôm trở lại nơi đầu tiên gặp Dung. Cũng con đường này với những ngọn đèn kéo dài lê thê như trực đêm cho cả một thành phố. Cũng những dãy nhà khép kín cửa, chìm vào một giấc ngủ mê man. Kỷ niệm chợt ùa về như những cơn gió đang táp vào da thịt lạnh lẽo, kỷ niệm ấy khiến Quân phải dở khóc, dở cười khi nhớ lại một tháng trước đó. 

Một tháng vừa qua anh chẳng có cơ hội để trở lại thăm Dung, giờ trông nó không có gì khác gì so với trước. Tuy nhiên cái nơi bán của Dung đã không còn ở đó nữa, trả lại cho cái vỉa hè là sự bằng phẳng không còn khói hủ tiếu nóng hổi nào bốc lên làm ấm bụng những vị khách trong đêm trường. Dung đâu rồi, cái dáng nhỏ xíu đang cặm cụi nấu, tiếng cười giọng nói thật thà, gần gũi trông dễ thương làm sao. 

Anh tiếp tục yêu cầu bác xe ôm chở tới khu nhà trọ nơi lần đầu tiên anh yên giấc qua đêm. Tiếp tục một nỗi buồn khác lại đến ngay trước mắt của Quân với dòng chữ "Cho thuê phòng trọ " được treo ngay cửa phòng của Dung với cái ổ khóa đã bóp lại từ bao giờ. Dung đã đi đâu, anh hỏi những người xung được biết Dung đã trả phòng trở về quê sống để tiện cho việc chăm sóc người cha đang bị tai biến. 

Dung về quê đã 10 ngày rồi, chắc Dung sẽ không trở lại đất Sài Gòn này nữa. Bao nhiêu năm đua chen, cũng đã đến lúc mệt mỏi trở về với mái nhà yên bình. Quân tiếp tục hỏi đến Lâm, cũng được biết Lâm đã trả phòng trước Dung và đi đâu không rõ, biền biệt cho đến tận bây giờ.

Quân ra về, làm sao để anh có thể gặp lại ân nhân để trả lại cái số nợ mà anh đã mượn. Làm sao để có thể nói lời cảm ơn chân thật nhất từ tấm lòng của mình. Làm sao để có thấy Dung hàng đêm trên vỉa hè với giọt mồ hôi ướt đẫm bên những tô hủ tiếu vị thơm ngon hòa lẫn vào các góc phố. Biết tìm ở đâu, khi mọi thông tin về Dung tất cả đều mơ hồ, ngay cả người thân duy nhất của Dung là dì ở đâu cũng không biết.

công_trình

Năm tháng lặng lẽ trôi đi, Quân vẫn thỉnh thoảng trở lại nơi chốn cũ với mục đích tìm Dung nhưng tất cả đều là sự thất vọng. Dung không trở lại đây nữa thật rồi. Bỗng nhiên thấy nhớ Dung rất nhiều, và có đôi lần anh thấy ai đó có dáng hao hao như Dung, miệng gọi to “Dung”, họ quay mặt lại anh đành nói lời xin lỗi vì họ không phải là Dung. 

Được một thời gian, nơi làm việc duy nhất của Quân tuyên bố ngừng sản xuất do công việc làm ăn thua lỗ. Từ đó Quân ra ngoài làm đủ thứ việc và đi khắp nơi rày đây mai đó. Không bao giờ định vị được cuộc sống sẽ như thế nào, chỉ biết được ngày nào hay ngày đó, từ bốc vác, phụ bếp, bưng bê, tất cả đều không ổn định, cứ thế kéo dài hết ngày lẫn tháng. 

Vài năm sau, anh xin đi làm phụ hồ, đó cũng là công việc trước đây ở quê anh đã từng làm. Nhờ có sự hiểu biết công việc, thành thạo mọi công đoạn, Quân được trả lương thợ và trực tiếp đứng ra xây.

Công việc này Quân làm khá ổn định, tuy có trải qua nhiều khó khăn, lẫn biến cố, hết thầu quỵt nợ lương rồi đến giải tán đơn vị nhưng anh vẫn bám trụ với nghề xây dựng vì anh đã là thợ chính thức đồng lương khá hơn so với thợ phụ. Cho đến một ngày đơn vị thi công của anh có một hợp đồng công trình mới tận miền Tây, phải xuống đó tận đó để làm, khi nào công trình hoàn tất sẽ quay trở lại Sài Gòn. Dự kiến sẽ mất hơn nửa năm.

Anh cứ do dự có nên đi hay không hay là tìm một công ty xây dựng khác xin vào. Biết đâu anh đi rồi Dung sẽ quay trở lại Sài Gòn thì làm sao có thể gặp. Nhưng nghỉ việc đơn vị này thì thấy thật hối tiếc, vì chủ đối xử với người làm công rất tử tế. Ở tận miền Tây còn gọi đơn vị này thi công đủ hiểu chủ của nó uy tín như thế nào. Nhưng anh cũng muốn biết mảnh đất miền Tây mà người ta hay nói trông như thế nào, nghe nói con người ở đó sống rất tốt, rất chân chất mộc mạc luôn mang đậm nét đặc trưng hiền hòa của con người Nam Bộ, điển hình như là Dung.

em_gái_quê_(1)

Thế là anh quyết định theo đơn vị xuống miền Tây làm. Đập vào mắt anh là những hàng cây dày đặc sắc lá. Những dòng sông chảy dài miên man. Những câu hát cải lương của người dân vang lên theo tiếng đàn nghe như tan biến hết nỗi nhọc nhằn trên từng mặt chất phác vô tư. 

Miền Tây mà người ta hay nói đây rồi, cuộc sống thật giản dị thanh bình, luôn gần gũi hiếu khách. Không xô bồ vội vã như Sài Gòn đông đúc khiến người ta phải mỏi mệt trên con đường chật vật kiếm kế sinh nhai và phải tự vẽ ra nụ cười đầy ràng buộc không quá mấy tự nhiên. Bỗng nhiên anh có cảm tình sâu nặng với mảnh đất này. Dù chỉ mới đến chưa tiếp xúc nhiều với con người ở đây nhưng trước mắt là những hình ảnh mộc mạc đầy thân thương gần gũi. Mọi thứ đã âm thầm chạm vào hồn anh, từ cái nhìn đầu tiên với những hình ảnh thật nhẹ nhàng, chan chứa.

Đơn vị của anh đang thi công là một trường học nằm cạnh con sông. Cứ mỗi đêm ngủ nghe tiếng xuồng máy chạy tạch tạch mà nghĩ cuộc sống này thật đáng quý vô cùng. Những thức ăn ở đây bán khá rẻ so với đất Sài Gòn. Trong trường học cũ phía bên kia có một canteen vừa bán cho học sinh và bán luôn cho những người làm công trình. Quá tiện lợi, không cần phải đi đâu xa.

Những người làm công trình cũng đến đây để ăn xen kẽ vào những tà áo trắng với chiếc khăn quàng đỏ đang thắt trên cổ áo. Quân cũng đến ăn để chuẩn bị cho một ngày làm việc. Sau một hồi trống, chẳng còn thấy một bóng học sinh nào, còn lại là những vị khách của một công trình mới tới, chuẩn bị cho việc xây trường sẽ bắt đầu trong nay mai. Người chủ quán bước lại hỏi.

“Anh ăn gì?”.

“Cho tôi tô hủ tiếu và ly cà phê”.

cà_phê

Quân ngước mặt nhìn không khỏi bất ngờ, khi người vừa hỏi mình không ai khác chính là Dung.

“Dung”.

Dung vừa bối rối vừa khi gặp lại người xưa, đã mấy năm rồi từ lúc Dung từ biệt Sài Gòn trở về lại quê hương.

“Trời ơi. anh Quân, em không nằm mơ đó chứ. Anh khỏe không?”.

“Anh vẫn khỏe, lúc ở Sài Gòn anh hay đến tìm em nhưng không gặp. Anh có đến khu trọ hỏi thì được biết em đã về quê nuôi bố bệnh và sống ở đó luôn”.

“Lúc đó em về gấp quá, không kịp nói anh, ở nhà gọi lên cho dì biết. Thế là em về luôn. Mà sao anh lại đến đây?”.

“Chuyện nhiều lắm, để hôm nào anh sẽ kể em nghe. Đây là quê hương của em sao?”.

“Đúng rồi. Đây là quê hương của em. Anh đến đây để làm công trình phải không?”.

“Phải. Đúng là Trái đất vẫn quay tròn, rồi chúng ta cũng gặp lại được nhau. Cứ ngỡ như một giấc mơ, nhưng không đây là sự thật. Em bán ở đây sao?”.

“Đúng rồi. Từ lúc em về, thì tích lũy được một số tiền, đấu giá cái canteen và bán tại đây cho gần nhà. Với lại cho dù có đi đến tận chân trời nào, rồi cũng phải dừng chân mà trở lại quê hương dù trước hay là sau. Mà trông anh ốm hơn lúc trước rất nhiều”.

“Em cũng vậy, gặp em anh vui quá. Không biết phải nói thế nào, chỉ biết cảm ơn ông trời cho anh gặp lại em”.

“Em cũng rất ngỡ ngàng khi gặp lại anh”.

gái_quê_1

“Mừng vì được trả lại số tiền năm ấy đã mượn à?”.

“Không… không… không phải đâu mà. Nói chung gặp lại thì em mừng thế thôi. Chứ không liên quan đến tiền gì đâu. Em không còn nhớ đến tiền nữa ấy”.

“Anh trả lại cho em 30 ngàn đây. Cảm ơn em rất nhiều. Lúc đó không biết không biết sẽ như thế nào”.

“Thôi không có gì đâu, anh mừng khi gặp lại em chỉ để trả tiền thôi sao?”.

“Không phải đâu”.

“Chứ sao… Mà thôi, anh xuống đây làm rồi ở đâu. Rồi ăn uống thế nào?”.

“Anh ở trong công trình luôn. Còn ăn, anh cũng không biết, tới đâu tính tới đó vậy”.

“Hay để em nấu cho anh ăn nha”.

“Trời ơi, vậy thì còn gì bằng nữa. Cứ như anh tu mười kiếp mới gặp được người tốt như em vậy. Nhưng thế thì phiền em lắm”.

“Phiền gì đâu, thì em nấu ăn, sẵn nấu cho anh luôn mà. Cứ lại đây mà ăn cùng em”.

“Cho đến bây giờ em đã lấy chồng chưa Dung?”.

“Anh đoán xem?”

“Chắc lấy rồi”.

“Em vẫn chưa lấy chồng. Vậy còn anh?”.

“Anh vẫn thế mà. Phiêu bạt khắp nơi lo cơm áo gạo tiền, nên đến giờ vẫn chưa”.

“Nhà em ở gần đây. Có dịp anh Quân đến nhà em chơi cho biết. Người miền Tây hiếu khách lắm, sẽ rất mừng khi anh đến”.

“À được khi nào không làm anh sẽ đến nhà em thăm hỏi cho biết”.

“Em ở đây để bán, chủ nhật học sinh nghỉ em mới về nhà. Nhưng công trình của các anh vào, chắc em không về, ở lại mà bán”.

“Vậy là từ trước tới giờ, một mình em ở đây sao?”.

“Đúng vậy”.

“Em là thân con gái, ở một mình mà không sợ gì hết à?”.

“Sợ cái gì, em ra đời tự lập từ nhỏ, dạng người nào mà chưa từng thấy qua. Huống gì đây là vùng quê yên bình, không sao cả. Từ nay anh làm xong lại đây ăn cơm cùng em cho vui”.

“Ôi thế thì còn gì bằng”.

hủ_tíu

Từ đó Quân hay dậy sớm để phụ bán tiếp Dung cùng với một số người thân cô ấy. Người thân của Dung ai cũng biết Quân. Ban đầu Quân đến đây cũng hay bị nhái giọng theo cách phân biệt vùng miền, nhưng rồi cũng thành quý nhau từ tấm lòng chân thật. 

Cứ thế thời gian lặng lẽ trôi qua. Công trình ngày nào còn mảnh đất trống cỏ hoang mọc um tùm, thế mà bây giờ lại nổi lên một mái trường với lớp sơn vàng thật khang trang đổi mới. Cuộc sống cứ thế mà trôi theo cái bờ hiện đại ở ngay tương lai phía trước. Công trình sắp hoàn tất, cũng là lúc Quân phải rời xa cái mảnh đất này. Riêng nơi này Quân không đành nỡ bước thêm bất cứ bước vào, vì sao lại như vậy? Không phải người ta cứ đổ xô tìm đến các nơi đô thị phồn hoa nhằm kiếm kế sinh nhai hay sao?. Thế thì nơi này có cái gì khiến Quân phải lưu luyến không muốn rời chân.

Những ngày cuối cùng còn ở đây, Quân thường hay lặng lẽ đứng nhìn cái dáng của Dung đang loay hoay giữa nheo nhóc học sinh, lòng Quân dâng lên một nỗi buồn thật nặng trĩu. Khi ngồi lại gần nhau, Quân bắt gặp đôi mắt của Dung cũng buồn buồn, khác với cái gặp lúc ban đầu.

Đêm cuối cùng cũng đã đến, rồi sáng này Quân lại tiếp tục cuộc hành trình tha phương trong sương gió cuộc đời. Đêm đó họ ngồi trò chuyện nhau, cùng kể lại những biến cố và sự thay đổi trên mảnh đất Sài Gòn bằng nụ cười và cả dòng nước mắt, cảm xúc cứ hòa quyện vào nhau.

“Anh đi rồi. Em ở lại giữ gìn sức khỏe nhé. Lần này xa nhau, không biết đến bao giờ mới gặp lại. Anh mong cho trời đừng mau sáng để ở lại thêm lâu tí nữa, được phút nào mừng phút ấy”.

hanh-phuc-tuoi-xe-chieu1

Dung rơi hai hàng nước mắt, đây là giọt nước mắt lần đầu tiên Quân thấy trên đôi mắt của một cô gái đầy mạnh mẽ như Dung.

“Anh có muốn ở lại đây lập nghiệp luôn không?”.

“Muốn chứ, rất muốn. Nếu có việc làm ổn định ở đây. Anh sẽ ở lại vì mảnh đất lương thiện này đã chào đón một chàng trai người Bắc bằng tình thương bao la. Không nỡ xa rời. Huống gì nơi này có…”.

“Có cái gì?”.

“À không gì”.

Dung lấy tay lau nước mắt tiếp tục nói.

“Nhưng ở đây lương không cao. Anh có chịu ở lại không?”.

“Đồng ý. Không có tiền lương cũng được, miễn được bữa cơm no cùng em ăn là quá đủ rồi”.

“Sao lại không có lương. Có nhưng không cao”.

“Không sao. Nơi này vật chất cái gì cũng rẻ. Nên anh nghĩ đủ nhưng làm gì mới được”.

“Theo người anh họ của em, tiếp tục làm hồ”.

“Ôi mừng quá. Vậy là anh được ở lại đây rồi. Anh sẽ không đi đâu nữa”.

tho-tinh-que

Tiếng cười rộn rã trong đêm. Kể từ đó Quân ở lại nơi này tiếp tục công việc làm hồ. Cũng từ dạo ấy họ yêu nhau. Cố gắng kiếm thật nhiều tiền để lo cho tương lai sau này. Vài năm sau họ chính thức là vợ chồng cho đến ngày hôm nay. Đúng như ông bà ta có nói "Đã là duyên nợ thì dù đi biệt tăm cùng đất cuối trời họ vẫn tìm thấy nhau, như một sắp xếp của bề trên đã định đoạt sẵn cho họ bên nhau không thể tách rời". 

Miền đất nơi này, ruộng lúa bao la, tình người với tình người gắn kết lại mà tạo thành một vùng đất đầy nghĩa tình thân ái. Đó là miền đất đầy hứa hẹn sẽ cho Quân những tháng ấm êm với tiếng cười hạnh phúc, thương yêu đến cuối cuộc đời bên gia đình nhỏ của mình. Dù có buôn ba trôi nổi đến tận phương trời nào, cái điểm dừng chân cuối cùng, chính là "Nơi ấy có người đang chờ cùng nhau hạnh phúc".

Kỷ niệm ngày cưới. Quân ngồi nhớ lại những năm tháng ấy trôi nổi, hiện lên trên đôi mắt buồn nhưng đôi mắt ấy cũng sẽ cười khi căn nhà có Dung và các con thơ ngây. Nơi này chính là miền đất đầy hứa hẹn dừng chân của bến đỗ cuộc đời.

© Quang Nguyễn - blogradio.vn

Xem thêm: Chậm lại một chút để nhận ra bình yên l Radio Tâm Sự

Quang Nguyễn

Người kể chuyện

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

Ở lại hay ra đi

Ở lại hay ra đi

Ngắm nhìn anh - người thiếu niên em thương Cất lên khúc ca ấy Cùng hào vào mơ mộng em của em

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

back to top