Bảo vệ bản thân khỏi các mối quan hệ độc hại
2025-02-24 12:50
Tác giả:
Tác giả Angela Sen, với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực tư vấn điều trị tâm lí sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, hướng độc giả đến những lối sống bền vững, cân bằng về cảm xúc và hiểu bản thân mình hơn.
***
Mối quan hệ nguy hiểm
Chấm dứt mối quan hệ độc hại, khiến bản thân không thoái mái sẽ tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn. Ở bên một người bảo thủ không biết lắng nghe sẽ làm ta thấy căng thẳng.
Lo lắng và sợ hãi là những cái bẫy tinh thần điển hình khiến chúng ta không thể nói ra những điều mình muốn nói một cách đúng đắn. Vậy những lo lắng, sợ hãi này đến từ đâu? Từ hành vi học được qua những trải nghiệm trong quá khứ.
Chúng ta lo lắng và sợ rằng mình sẽ sống lại những ký ức đau buồn trong quá khứ và bị tổn thương một lần nữa. Vậy những kí ức trong quá khứ đã tạo ra một chiếc thòng lọng trong tâm hồn như thế nào mà lại khiến cho chứng sợ hãi, lo âu vẫn ám ảnh, biến một đứa trẻ đã trưởng thành như bạn lại không thể nói ra những điều mình muốn nói.
“Tôi thuộc tuýp người nhạy cảm. Có thể được xem là kiểu tâm lý thủy tinh. Những người giỏi ăn nói là do khả năng bẩm sinh chăng?”
Ji-hyun nói rằng kể từ khi được sinh ra, cô đã vốn có tính nhạy cảm và tinh thần yếu đuối. Còn đối với người có khả năng giao tiếp tốt, từ khi sinh ra họ đã sở hữu tài ăn nói sẵn có rồi, nên không thể thay đổi được.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, khả năng giao tiếp không phải là vấn đề nằm ở tính cách mà là một kỹ năng có thể rèn luyện được. Nếu chúng ta nhìn nó dưới góc độ tính cách bẩm sinh thì đó chỉ là phần cứng giao tiếp cơ bản mà ai sinh ra cũng có thể nói chuyện để tồn tại.
Chúng ta sinh ra đã có khả năng giao tiếp nhưng lớn lên lại không thể nói được những điều mình muốn nói. Một đứa trẻ khi đói chúng sẽ khóc to và bộc lộ toàn bộ suy nghĩ của mình bằng tất cả các bộ phận trên cơ thể. Không có em bé nào lại âu lo, suy nghĩ: “Nếu mình khóc, liệu mình có phá hỏng bầu không khí trong nhà không?” Chúng khóc khi thấy đói, khóc khi đau, khóc khi buồn chán. Đối với những đứa trẻ chưa biết nói, khóc là cách duy nhất để giao tiếp và thể hiện sự khó chịu.
Có thể nói, đòi hỏi và bộc lộ những gì mình cần, mình muốn là bản năng sinh tồn bẩm sinh của con người. Nhưng tại sao lớn lên chúng ta lại trở thành những người không dám bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân?
Một đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ thích nghi với môi trường xung quanh và học các kỹ năng giao tiếp bằng cách tương tác với mọi người. Về cơ bản, ai cũng muốn đạt được điều mình mong muốn và tránh xung đột dẫn đến những tổn thương không đáng có.
Tuy nhiên càng lớn lên, chúng nhận ra rằng chỉ khóc thôi cũng không còn tác dụng nữa. Cũng giống như các thiết bị điện tử được lập trình và cập nhật phần mềm định kỳ để nó có thể hoạt động hiệu quả và thuận lợi, chúng ta cũng cần phải tránh xa những cách diễn đạt đơn giản và phiến diện, đồng thời tinh chỉnh các chiến lược giao tiếp của mình để phù hợp với nhiều tình huống khác nhau. Thông qua quá trình này, chúng ta sẽ biết được kiểu giao tiếp nào hiệu quả và thuận lợi nhất để có thể đạt được điều mình muốn.
“Nhưng phương thức giao tiếp kiểu thụ động chỉ toàn mang đến những bất lợi cho tôi thôi mà?”
Ji-hyun không hiểu và hỏi lại. Vậy tại sao phương thức giao tiếp tưởng chừng như không có lợi cho mình lại là sự lựa chọn tối ưu của cô ấy? Vì những ám ảnh trong quá khứ. Từ nhỏ, phương thức giao tiếp thụ động này mang đến nhiều lợi ích cho cô ấy hơn là bất lợi, và cho dù có mất mát, cô ấy vẫn có thể bảo vệ được những thứ mà bản thân cho là quan trọng hơn đối với mình.
Nói cách khác, mất mát ở đây chính là việc không thể từ chối và gánh vác thay trách nhiệm của người khác, nhưng trên hết, nó lại đem đến cho cô ấy cảm giác an toàn khi có thể tránh được những lời chỉ trích của đối phương hoặc cảm giác tội Lỗi và có thể bảo vệ được mối quan hệ vào thời điểm đó.
Ji-hyun Lắc đầu và nói: “Nhưng bây giờ tôi không muốn tiếp tục lặp lại mối quan hệ khiến bản thân bị giao động thêm được nữa”.
znews.vn
Mời xem thêm chương trình:
Thích Thầm Anh Đủ Rồi, Em Đi Tìm Hạnh Phúc Thôi | Radio Tình Yêu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

Giữa đại ngàn bao la, có phải là nơi tình yêu bắt đầu?
Thời gian qua cô nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn nơi rẻo cao, chứng kiến từng ánh mắt trong veo của lũ trẻ sáng lên khi biết đọc, biết viết. Và cũng hơn một năm kể từ ngày cô gặp Duy - người đàn ông có đôi mắt cương nghị, giọng nói ấm áp và nụ cười hiền lành làm trái tim cô rung động.