Phát thanh xúc cảm của bạn !

Bạn à lần gần nhất bạn thăm mẹ là khi nào?

2017-06-30 01:22

Tác giả:


blogradio.vn - Trong cơn mưa chiều nay, khi ngồi ôm con trong lòng, tôi bỗng nhiên thấy thương nhớ mẹ vô cùng. Tôi muốn nói lời xin lỗi mẹ vì chưa là một người con như mẹ mong đợi. Cuộc đời này vốn vẫn như thế, chỉ khi có con mới hiểu hết lòng mẹ, mới hiểu hết tình thương và sự hy sinh của mẹ đối với con. Tôi nhìn cơn mưa chiều mong cho chóng tạnh để trở về thăm mẹ, để được ôm mẹ vào lòng và nói xin lỗi người.

***

Trời miền Trung vào mùa nắng, cái nóng khủng khiếp của gió Lào như thiêu như đốt người mẹ trẻ dắt con đến trường ngày hai buổi. Tôi ngồi trong lớp rồi, mẹ lại tiếp tục quay về chăm cho em gái tôi. Ba tôi làm một thư ký ngoài bến cảng gần nhà. Tuy là công việc văn phòng nhưng không cố định thời gian. Có thể tàu biển cập cảng giữa đêm nên ba phải ở lại công ty. Gánh nặng bếp núc, nhà cửa, con cái đều dồn vào mẹ hết nên mẹ luôn tất bật, mô hôi ướt đẫm vai áo. Em kế tôi sinh ra bị nhiễm trùng rốn nên nó khóc nhiều cả ngày lẫn đêm. Mẹ phải làm cái địu bằng vai để cõng nó trên lưng, vừa dỗ dành cho nó không khóc vừa rảnh tay làm việc nhà.

Nếu miền Trung mùa nóng khổ một thì mùa mưa khổ mười! Trí óc non nớt của đứa trẻ tiểu học như tôi đến bây giờ vẫn nhớ cái sân to có mái che trước nhà phơi đầy quần áo ướt. Buổi tối mẹ thức khuya để ủi đồ cho ngày mai ai cũng có quân áo mới để mặc. Ngày mưa mẹ đưa tôi đến trường bằng cách cõng tôi trên lưng rồi hai mẹ con trùm chung chiếc áo mưa. Khi đến cửa lớp, mẹ còn âu yếm lau tóc cho tôi mặc dù tôi nghe hơi thở mệt mỏi của mẹ.

 Bạn à lần gần nhất bạn thăm mẹ là khi nào?

Đứa em gái tôi vừa tròn sáu tuổi vào lớp một, mẹ tôi lại có em bé. Lần này mẹ sinh em trai. Tôi cũng vừa lên lớp 5 nên bắt đầu biết phụ giúp việc vặt cho mẹ. Mẹ sinh em bé rồi lại phải vào viện vì nhiễm trùng nên mỗi ngày tan trường, tôi tự đi bộ về nhà, sang bà Tư giặt đồ thuê lấy quần áo đã giặt sạch rồi đến bệnh viện đưa cho mẹ. Sau đó tôi còn đem cặp lồng xuống căng tin mua cơm lên phòng để hai mẹ con cùng ăn. Ngồi ăn cùng mẹ, tôi thường được mẹ cho thêm đồ ăn. Tôi hỏi:

- Sao mẹ không ăn mà lại cho con?

Mẹ cười hiền lành:

- Con ăn cho chóng lớn, mai mốt học thành tài nuôi cha mẹ và các em nha!

Tôi gật đầu ngay lập tức.

Thế nhưng về sau, tôi không làm được điều mẹ mong muốn hết sức giản dị ấy. Em trai thứ ba của tôi được hai tuổi thi mẹ sinh em bé trai thứ tư. Cái vòng lẩn quẩn nội trợ, sinh con, chăm con... đã rút hết sinh lực của mẹ. Người mẹ gầy gò, quần áo luc nào cũng nhầu nhĩ vì tay bế đứa nhỏ, tay dắt đứa lớn. Ba tôi gần như không đụng vào chuyện trong nhà. Có lẽ ông cho rằng đi làm đem tiền về cho vợ con là chu toàn bổn phận. Đứa nào bệnh nặng ông mới trực tiếp đưa đi bệnh viện còn đa phần một mình mẹ tự lo. Bản tính mẹ cam chịu nên khi góp ý không thấy ba thay đổi, mẹ lại âm thầm chịu đựng. Vài người bạn thân đến chơi, tỏ ý bênh vực mẹ và muốn mẹ chống lại cách sống gia trưởng của ba. Tôi chỉ thấy mẹ thở dài rồi bảo:

- Phụ nữ mười hai bến nước mà, trong nhờ đục chịu ...

Sóng gió ập đến gia đình tôi khi mẹ phát hiện ba tôi có một người khác. Nhân vật thứ ba này vốn là một người bạn dưới quê từ thưở nhỏ của ba.Cô ấy lên thành phố tìm việc làm và vô tình gặp lại ba tôi. Họ thuê nhà và đã có với nhau một đứa con. Tôi đau lòng chứng kiến mâu thuẫn xảy ra hàng ngày giữa ba với mẹ. Một mình mẹ ngồi khóc đợi ba bên mâm cơm nguội lạnh...

Ngày gia đình tôi bước ra khỏi tòa án xử hôn nhân, ba tôi đem em gái duy nhất theo ba đi về một hướng. Mẹ kêu một chiếc xích lô chở mẹ cùng ba con trai quay về nhà cũ. Đây là lần cuối cùng tôi nhìn thấy ba! Vì chấn thương tâm lý, mẹ tôi bệnh nặng. Bà ngoại tôi biết tin vội vàng từ dưới quê bỏ ruộng đồng lên với con cháu. Mẹ tôi bình thường kiên trì là vậy nhưng nhìn thấy bà ngoại, mẹ ôm chầm lấy bà khóc như trẻ con. Hai mái đầu một trắng như sương làm điểm tựa cho mái đầu bắt đầu điểm bạc.

 Bạn à lần gần nhất bạn thăm mẹ là khi nào?

Bà tôi ở cùng mẹ con chúng tôi một tháng thì bà về lại quê. Mẹ tôi qua cơn đau bỗng trở nên mạnh mẽ hơn vì mẹ nói với tôi: Các con là động lực để mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất này. Từ một người chỉ biết quanh quẩn trong bếp, mẹ tôi sửa lại mặt bằng ngôi nhà mở một tiệm buôn bán vải và quần áo. Ngoài giờ học, tôi phụ giúp cho mẹ. Trời thương người chịu khó, sau những vấp váp, lạ lẫm khi mới vào nghề, cửa hàng của mẹ tôi ngày càng buôn may bán đắt.

Tôi bước vào tình yêu quá sớm nên rốt cuộc không thi đậu vào đại học như mẹ mong muốn. Không đi học nữa, tôi tham gia kinh doanh phụ mẹ và kết hôn ở tuổi hai mươi hai.

Em trai tôi đi du học đã lập gia đình bên nước ngoài không trở về. Vài năm sau, cậu em út cũng lấy vợ khi còn rất trẻ. Đứa nào cũng vùi đầu lo cho hanh phúc, gia đình nhỏ của mình mà quên mất người mẹ đã dành hết cuộc đời cho con.

Ngôi nhà ngày xưa đông vui vì có mẹ, có con. Bây giờ các con đi hết, mẹ thấy buồn vô cùng. Mẹ vẫn luôn day dứt vì chẳng biết thông tin gì về các em tôi ở với ba...

Trong cơn mưa chiều nay, khi ngồi ôm con trong lòng, tôi bỗng nhiên thấy thương nhớ mẹ vô cùng. Tôi muốn nói lời xin lỗi mẹ vì chưa là một người con như mẹ mong đợi. Cuộc đời này vốn vẫn như thế, chỉ khi có con mới hiểu hết lòng mẹ, mới hiểu hết tình thương và sự hy sinh của mẹ đối với con. Tôi nhìn cơn mưa chiều mong cho chóng tạnh để trở về thăm mẹ, để được ôm mẹ vào lòng và nói lời cảm ơn người.

Bạn à, lần gần nhất bạn thăm mẹ là khi nào?

© Hải Triều – blogradio.vn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Phố cũ lặng thinh, ta lạc mất nhau rồi

Phố cũ lặng thinh, ta lạc mất nhau rồi

Có một ngày phố cũ có đôi ta Bước chân quen cũng ngại ngùng bỏ lỡ Người qua vội, chẳng ai còn bỡ ngỡ Ta với ta giữa khoảng trống không người.

Lời chưa nói

Lời chưa nói

Tớ với cậu bắt đầu nói chuyện với nhau nhiều hơn rồi không biết từ lúc nào mà tớ đã thầm cảm thấy hơi thích cậu. Đã nhiều lần tớ thấy tớ thật ngu ngốc, sao lại có suy nghĩ kì quặc ấy, nhưng rồi những cử chỉ quan tâm tớ của cậu làm tớ bị nhầm tưởng.

Chấn động lợi ích của việc đọc sách thường xuyên: Ngoại hình thăng hạng, da dẻ hồng hào, khí chất ngút ngàn!

Chấn động lợi ích của việc đọc sách thường xuyên: Ngoại hình thăng hạng, da dẻ hồng hào, khí chất ngút ngàn!

Không chỉ giúp nâng cao kiến thức, việc đọc nhiều sách còn có thể mang lại nhiều lợi ích đặc biệt mà không phải ai cũng biết.

Những ngày chênh vênh

Những ngày chênh vênh

Những buổi chuyện trò với nhỏ bạn tuy ít nhưng luôn khiến mình suy nghĩ nhiều. Mình thấy chênh vênh ghê gớm, nhưng rồi thì lòng mình cũng chững lại, để biết rằng mình cần phải làm gì.

Lời hẹn của con

Lời hẹn của con

Cho con được thêm lần nữa tự hào con là con của mẹ, con của một bác sĩ tận tậm tận lòng với mọi người. Con là con của ba, một chiến sĩ bộ đội đang canh gác ngoài biên cương xa xôi.

Tình yêu của mẹ

Tình yêu của mẹ

Đến bây giờ tóc của mẹ đã điểm bạc sương pha Các vết chân chim hằn đầy đôi mắt mẹ Năm ngón tay run không còn như thời son trẻ Vai mẹ gầy con bỗng thấy xót xa

Lời yêu

Lời yêu

Tôi vẫn thường nghe một câu nói như này tuổi 17,18 ấy cái gì cũng có chỉ không có đủ dũng khí để nói thích một người. Đúng vậy, mãi cho đến khi sắp tốt nghiệp tôi vẫn không bày tỏ lòng mình với cậu ấy. Khi đó vào bữa tiệc chia tay cuối năm tôi ngồi cách cậu ấy không xa chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn cậu.

Bước tiếp sau một mối tình tan vỡ

Bước tiếp sau một mối tình tan vỡ

Kết thúc một mối tình là một vết thương chưa lành lại bị xẻ thêm một vết rách. Tôi nhận thức được rằng bản thân ngay lúc này cần phải chữa lành và yêu thương mình nhiều hơn. Giây phút này, tôi chưa thể sẵn sàng để yêu.

Cây sung cụt của đại đội tôi

Cây sung cụt của đại đội tôi

Như thể cảm nhận được sự ưu ái đó, cây sung càng tươi tốt, vươn cao, tán xòe rộng rợp mát cả khoảng sân. Đại đội trưởng thích lắm, kê hẳn một ghế đá dưới gốc, chiều chiều ngồi uống trà ngắm nó.

Khi cánh cửa mở ra, tôi thấy chính mình ở đó

Khi cánh cửa mở ra, tôi thấy chính mình ở đó

Tôi cố gắng nhớ lại. Sáng nay, tôi rời khỏi căn hộ, như mọi ngày. Tôi pha một tách cà phê, lật giở vài trang báo, mặc bộ đồ quen thuộc rồi đi làm. Nhưng… tôi có nhớ lúc quay về không? Có nhớ khoảnh khắc đặt tay lên nắm cửa, tra chìa khóa vào ổ, xoay nhẹ cổ tay và bước vào không?

back to top