Tuổi thanh xuân năm ấy
2016-09-05 01:20
Tác giả:
Sáng nay Sài Gòn yên ả đến vô tình, trời mưa cứ lất phất cứ ngỡ như ở nơi ấy - nơi đã vẽ nên câu chuyện kí ức cho cả ba chúng tôi.
Chuyện kể những ngày cuối tháng sáu của năm ba đại học, ngày mà cả lớp đang rối mù với hàng đống giấy tờ xin thực tập, Phong và Vinh cũng quay cuồng với chúng. Bạn biết đấy tuổi trẻ đâu thể thỏa hiệp với đôi chân mình vì lẽ đó mà chúng tôi đã quyết tâm “chạy trốn Sài Gòn” đến với một vùng đất mới nơi có hàng liễu thơ mộng rũ bên hồ Gươm, có mùa hoa sữa thơm nức lòng người, có những con phố chật chội mà quá đỗi bình yên và trên hết nơi đó còn có những người bạn luôn chờ đợi cả ba trở lại bất cứ lúc nào.
Kì thực tập của ba đứa là ba câu chuyện khác nhau, tôi theo bệnh viện làm công tác thiện nguyện ở mỗi chuyến đi, Phong thì vất vả cùng đoàn làm phim còn Vinh thì cả ngày chạy tin cho một tờ báo khá nổi tiếng ở Hà Nội. Căn nhà số 8 ở Mễ Trì Hạ là nơi an yên nhất sau những giờ làm căng thẳng trong niềm háo hức của những sự bắt đầu. Tôi không hẳn là một cô gái bình thường thích váy và hoa, mỗi lần shopping tôi lại tậu cả đống quần jean, baggy, mũ lưỡi trai và giày thể thao sặc sỡ, đến độ hàng năm phải thanh lí cho thằng em trai đang trong tuổi lớn.
Phong thì đơn giản hơn, cậu ấy luôn mặc cảm với ngoại hình nhỏ bé của mình, một chàng trai có tâm hồn của một cô gái luôn thích sự nhẹ nhàng, thích đọc ngôn tình và xem phim Hàn Quốc, cuối tuần cậu ấy sẽ bỏ hàng đống tiền và hàng đống thời gian để nấu ăn cho cả ba. Vì lẽ đó mà cả ba ưu ái gọi Phong là “chàng bảo mẫu” của gia đình nhỏ ba người.
Còn Vinh tôi luôn không hiểu cậu ấy là người như thế nào, cậu ấy khá sôi nổi với đám đông nhưng luôn có sự dằng co với cảm xúc của chính mình. Hàng đêm khi mọi người đã ngủ sâu người ta vẫn hay thấy cậu lạch cạch với chiếc điện thoại của mình, rồi ngày mai trên tường facebook lại có vài status khó hiểu như chính con người của cậu.
Thứ duy nhất ba chúng tôi có chung đó là sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và thích khám phá những điều mới mẻ. Phong và Vinh là một đôi bạn thân thiết trước khi cho tôi nhập hội, mặc dù đã học chung với nhau khá lâu nhưng tôi không thân mấy với hai chúng nó. Nói là hai chàng trai có vẻ không sai nhưng rõ ràng chúng bạn vẫn luôn mặc định các cậu ấy là những người có tâm hồn dễ vỡ, thích làm màu và đôi lúc im lặng như tờ, ừ thì các cậu ấy là Gay… Tôi lại chiễm chệ ngồi ở vị trí hàng đầu cho sự mạnh mẽ kiêm luôn chức vụ người đàn ông của gia đình.
Chuyến thực tập kéo dài ba tháng trong cuộc đời, không nhanh không chậm nhưng nó làm thay đổi về nhận thức của cả ba đứa. Do đặc thù công việc Phong hay đi xa hơn hẳn so với bọn tôi, vì thế lúc ăn uống sinh hoạt tôi hay làm cùng Vinh. Cậu ấy khá lười biếng trong vấn đề dọn dẹp, nói không ngoa rằng cậu ấy vô tích sự trong công tác làm sạch nhà cửa. Thời gian đầu sống chung tôi luôn là người cằn nhằn thậm chí có hôm gây cấn hai đứa muốn lao vào đánh nhau để phân biệt thắng thua. Hôm nào có Phong thì mọi chuyện êm xuôi hơn, còn bằng không thì ngược lại, Vinh là người đàn ông chuẩn của xã hội đấy, vừa đẹp trai vừa kiếm tiền giỏi nhưng lại là là kẻ bất tài khi ở nhà. Cuối tuần thay vì chờ Phong nấu ăn cho, đôi lúc cả ba cũng tập tành đăng kí đi phượt trên diễn đàn để xem điều đó vui như thế nào. Lúc đi Vinh sẽ là người chở tôi và Phong sẽ đi cùng người lạ, lúc đầu hai “người đàn ông” đòi đi chung nhưng tôi nhất quyết không chịu, dù gì chuyện phượt cùng người lạ may rủi hay có những điều tiêu cực xảy ra đặc biệt là đối với đứa con gái như tôi. Cuối cùng nghị quyết tôi ban hành đã được chấp thuận. Do máu nhân văn có sẵn mà bọn tôi quyết định chinh phục Tây Tiến nơi có đỉnh Pha Luông huyền thoại, đường dài lại ngay dịp mưa bão có mà nhớ đời, nhưng ngồi ngẫm nghĩ lại mà thấy cuộc đời đáng để sống và đáng để đi.
Suốt chuyến đi hai đứa trẻ cứ luyên thuyên không ngừng, kể chuyện nơi làm việc, về con người mà hai đứa đã gặp trong chuyến đi, về gia đình và những câu nói không đầu không cuối. Tôi từng nghe đâu đó có người nói rằng tình cảm của một người sẽ thay đổi nếu như họ hay trò chuyện và ngồi sau xe của đối phương. Nghe có vẻ mơ hồ nhưng rõ ràng tôi đã bị điều đó hạ gục, năm ấy sau chuyến đi tôi đã yêu người không nên yêu và lặng lẽ với mối tình đầu không nên có.
Có những câu chuyện không hẳn là vui nhưng nó không phải là quá buồn, chuyện của tôi và Vinh là câu chuyện như thế. Chúng tôi vẫn cười nói, kể chuyện, và đi cùng nhau ở mỗi cung đường. Những cái ôm, những vòng tay sau xe, những nụ hôn không phân định được mùi vị của tình bạn hay tình yêu vẫn thường tái diễn. Mỗi lần hôn nhau xong tôi vẫn hay sờ tay lên tim cậu ấy xem thử nó có lỗi nhịp nào khác không, nhưng chưa bao giờ tôi biết được vì tiếng nhịp đập của tim mình đã lấn át cả con người tôi rồi. Còn nhớ đêm ở đồn biên phòng Pha Luông tôi ghé vào tai cậu nói:
“Sau khi về lại Hà Nội mình không nên nằm cạnh nhau nữa, mày không được ôm tao khi ngủ và cũng đừng có mà nhìn tao bằng ánh mắt đó nữa nghe chưa?”
Nghe xong Vinh im lặng chỉ là một cái lắc đầu khó hiểu. Chuyến đi vội vã hay do tim mình đã quá vội, trời mưa như trút nước cứ tấp vào mặt cậu ấy, ngồi sau xe lâu lâu tôi hay choàng tay lên trước vuốt gương mặt đấy cho đỡ lạnh và để cậu ấy tập trung lái xe hơn. Vinh không phủ nhận mình thích con trai, nhưng cậu vẫn luôn nghĩ về tôi khi đi xa lấy tin ở những tỉnh lân cận khác. Thế đấy cuối cùng Vinh có chịu nghe lời tôi nói lúc ở Pha Luông đâu…
“Anyway the wind will blow” là câu chữ vừa được khắc trên người tôi, nó nằm dọc eo bên trái, hôm nay Vinh dẫn tôi đi xăm ở phố Hoàng Cầu. Cậu nói:
“Đợi khi vết xăm sắp lành tao sẽ véo để nó sưng tấy trở lại.”
Tối đấy cậu thì thầm ghé tai tôi mà nói:
“Dù thế nào thì gió vẫn cứ thổi nghe chưa, đừng vì bão táp hay lũ lụt mà ngừng thổi, sau này khi mà Hà Nội nóng như những ngày này thì mang gió đến mà thổi, thổi mạnh vào cho đỡ ngột ngạt, đôi khi mát quá tao lại ở đây luôn, không về Sài Gòn nữa”.
Chỉ nhiêu đó mà đêm nay tôi mất ngủ, trong tất cả ba đứa luôn ngầm hiểu rằng chuyện đã đi xa quá rồi và khi về Sài Gòn nó sẽ chỉ là kỉ niệm. Phong không thích ra ngoài nhiều, cậu ấy yêu nơi mình ở vì thế người đi đường sẽ thường xuyên bắt gặp tôi và Vinh như một đôi tình nhân đúng nghĩa.
Hôm nay trời thủ đô vẫn nóng như bao ngày, hai đứa lại dắt nhau lên Đinh uống nhãn lồng hạt sen, vị ngọt của nhãn làm tim xao xuyến như tình cảm mà tôi dành cho Hà Nội và cho cậu ấy. Thỉnh thoảng hai đứa vẫn vô tình chạm mắt nhau, cậu ấy ngồi trầm ngâm nhìn ra Bờ Hồ lộng gió, cứ miên man chìm vào đống suy nghĩ hỗn độn của mình. Những lần cafe cùng nhau bọn tôi ít khi nói chuyện, chủ yếu ngồi nhìn trời nhìn đất, nhìn sự tấp nập hối hả của những người đi đường hoặc chỉ đơn giản là ngồi suy nghĩ vu vơ… Lần này Vinh buộc miệng hỏi:
“Hay là sau này mình cưới nhau đi, mày sẽ làm bức bình phong cho cuộc đời tao chứ?”.
Tôi phá lên cười nhưng cũng không quên trả lời:
“Chắc không có ngày đó đâu, về tới Sài Gòn tụi mình đã chia tay nhau rồi vì thế thôi mộng mơ đi chàng trai à”.
“Đừng nói thế.”
Câu nói ấy khiến tôi rưng rưng muốn khóc.
Hôm đấy về lại nhà, chẳng ai nói với ai tiếng nào, suốt mấy ngày trời cả hai cứ im lặng…
“Hà Nội ơi thu đến rồi sao
Dòng thời gian cứ trôi êm đềm
Hoa sữa thơm nồng hòa trong gió
Ϲon đường xưa vàng úa bóng hình ai”
Lời bài hát Hà Nội mùa lá rụng cứ văng vẳng bên tai, không hiểu sao nước mắt cứ chảy dọc dù khoảng cách của chúng tôi chỉ cách nhau bởi một chiếc gối. Lời bài hát không đến nỗi buồn nhưng bởi vì chúng ta buồn, nỗi buồn về một mối quan hệ không được đặt tên, không tới đâu nhưng cũng chẳng thể lùi, cứ âm ĩ qua ngày làm người ta phải hao mòn sức lực. Hà Nội buồn rồi đấy thế còn Sài Gòn có đang vui không?
Thức dậy ở đảo nhỏ làm cả hai phấn khởi vô cùng, lần này tôi sẽ được bơi biển, được ngắm bãi đá trong truyền thuyết, được nhìn tàu bè vào cảng lúc trời đêm và còn được nép sau xe Vinh đi trên những cung đường mới toanh nữa. Tối đấy trời mưa tầm tã, nhìn ra phía biển vừa sợ vừa thích thú, lúc này tôi mới buộc miệng hỏi người bên cạnh:
“Ngày này tháng sau tụi mình không còn ở Hà Nội nữa rồi, lúc đấy mày có nhớ Hà Nội không?”
Lúc trước Vinh là con trai thật sự, cậu cũng có người yêu cũng hẹn hò nhưng mãi đến sau này khi học đại học cậu lại thích con trai, điều duy nhất tôi nghe Vinh kể. Thế giới là một cuồng quay không phân định được đâu là điểm dừng, những người chúng ta đã và đang gặp trong cuộc đời này họ đến rồi đi đều có nguyên do cả. Bởi lẽ mà từ lúc nào chúng tôi lại vướng vào thứ tình cảm mơ hồ đó. Sau khi nghe xong câu hỏi Vinh im lặng vài giây rồi bảo:
“Tao nhớ mày hơn là nhớ Hà Nội.”
Nghe câu trả lời mà mắt tôi cay xòe như vừa bị nước biển tràn vào, biển hôm nay sao mặn quá! Biển đang làm tôi khóc, lần này tôi ôm cậu rồi khóc như một đứa trẻ, cậu im lặng, tôi thì nức nở, không gian chìm vào một nỗi buồn vô định. Rồi thì ngày mai trời sẽ hết mưa, bọn tôi sẽ chào tạm biệt biển để về với Hà Nội, nơi đánh dấu một bước ngoặt mới của tuổi thanh xuân năm ấy…
Sau này mỗi lần nhớ đến Hà Nội là có ngay hình ảnh của hai chàng trai đấy, sau chuyến thực tập ý nghĩa đó chúng tôi đáp cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất trong nỗi niềm riêng của từng đứa. Lần cuối cùng Vinh hôn tôi là lúc chào nhau ở sảnh chờ taxi trong sân bay, cái hôn tạm biệt và chào nhau như những người bạn từng yêu. Năm đó cũng là những ngày tháng cuối cùng của đời sinh viên, cho đến tận bây giờ cậu và tôi vẫn chưa bao giờ gặp lại kể cả Phong cũng thế. Sau chuyến đi, ba cuộc đời rẽ theo ba hướng khác nhau, thứ duy nhất tôi biết là Vinh và vài bạn cùng lớp được miễn học bổng đi nước ngoài, Phong về quê làm việc như một người lớn thật sự, còn riêng tôi thì vẫn vùi đầu vào những chuyến đi, ôm những trải nghiệm để viết về cuộc đời. Câu chuyện vốn dĩ đã đẹp rồi vì thế nếu nó cứ tiếp diễn không chừng lại đi theo một chiều hướng nào khác.
Hà Nội mùa thu đẹp nhất đối với bạn nhưng với riêng tôi Hà Nội đẹp nhất vào mùa hè, mùa của những nỗi nhớ khắc khoải nơi có cả ba đứa vừa đi vừa hát vừa kể chuyện tương lai. Chào Hà Nội với mối tình đầu không gọi tên, nơi khiến người ta mỉm cười khi nhớ lại …
© Hai Na – blogradio.vn
Có thể bạn quan tâm: Cứ yêu dẫu ngày mai có ra sao
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Một tình yêu kéo dài suốt một đời
Tình yêu của họ ngọt ngào, đáng yêu và chân thành, nhưng họ không còn là những con người như khi họ mới gặp nhau. Cô yêu Alex hết lòng, nhưng cô không thể phủ nhận rằng con đường của họ đang rẽ hướng.
Mong tình ta bắt đầu khi mùa thu còn trở lại…
Khi thu một lần nữa quay về, cô đã mười tám, lứa tuổi dễ bị rung động trước những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc này cô nhận ra mình đã yêu anh từ lúc nào.
Viết cho tuổi mười tám
Khủng hoảng tuổi đôi mươi đến thật nhanh, nhiều khi, việc giao tiếp với người khác mỗi ngày cũng làm chúng thấy cạn kiệt năng lượng, lạc lõng. Thì ra, cái giá phải trả cho ước mơ cũng rất đắt, những thứ tốt đẹp, lung linh thì chưa bao giờ " miễn phí".
Đôi tay người bạn
Bạn hiền ơi! Cho tôi mượn đôi tay Để tôi nắm đôi bàn tay người bạn Dẫu mai đây có xa thì vẫn nhớ Nhớ đến lúc này, tay xiết chặt lấy tay…
Chưa từng bỏ lỡ nhân duyên
Chuyện của gia đình anh hoàn toàn không phải lỗi của cô ấy, nhưng đâu đó cái bóng của toàn bộ câu chuyện vẫn bao phủ lấy cả anh và cô. Họ sẽ làm gì để bước qua cái bóng của quá khứ kia?
Mùa hoa cải năm ấy
Câu chuyện kể về cảm xúc của nhân vật Tôi nhớ về ký ức tuổi thơ bên triền đê, nơi cô đã lớn lên cùng một cậu bạn. Họ cùng chơi đùa, thả diều và học tập bên nhau. Khi cậu bạn đỗ đại học và rời quê, mối liên hệ giữa họ dần phai nhạt. Sau một thời gian, cậu trở về quê cùng một cô gái mới, khiến cô gái cảm thấy hụt hẫng và nỗi buồn lấn át kỷ niệm đẹp. Dù thời gian trôi đi, hình ảnh mùa hoa cải vẫn gợi nhớ về tình yêu thầm kín mà cô không thể quên. Cô chấp nhận rằng tình cảm đó sẽ mãi ở lại với cô, giống như những mùa hoa cải vẫn nở rực rỡ.
Viết cho người đã cũ
Đã cũ khiến ta bất giác hồi tưởng lại những ngày đầu làm quen để rồi tự gượng cười nhìn lại những gì đã cũ, cảm giác đó, rung cảm đó tưởng như sẽ trở nên sợi dây kết nối với nhau dài lâu; ấy thế lại vội vàng đến, rồi vội vàng lướt qua cuộc đời của nhau tựa như gió thoảng, tựa đám mây ghé qua rồi vội bay về phía cuối chân trời
Mưa nào mà không tạnh?
Mưa tầm tã, rào rạt. Mãi khi bình minh ló rạng cũng là lúc em nhận ra mình đã khóc lâu đến nhường nào. Chín mươi chín cuộc gọi nhỡ từ mẹ.
Ai bán
Ai bán cho tôi nửa trò đời Tôi về ủ thành rượu uống chơi Nhăm nhi từng chút hồn tản mạn Trở lại tuổi thơ thấy mẹ cười
Tía là quê hương
Năm đó nếu không có tía, nếu tía không ôm con về thì con đâu được như hôm nay. Tía vừa là ba vừa là mẹ của con, tía là những gì yêu thương thân thuộc nhất của quê mình mà con chỉ có thể nói tía là quê hương. Tía là cả vùng quê của mình đã thấm vào con đã thành máu chảy trong con ba