Thành phố vẫn có những giấc mơ
2021-06-23 01:20
Tác giả:
blogradio.vn - Trong một thành phố lớn, trong một con hẻm nhỏ, vẫn có những tấm lòng, những giấc mơ giữa ngổn ngang trăm mối lo toan đời thường.
***
Đó là hình ảnh quen thuộc của khu phố nhỏ này từ mấy năm nay, đến nỗi mà nếu ngày nào bác Bảy có việc gì đó ra trễ là người ta lại thắc mắc
Không biết ổng có bị sao không mà giờ này chưa thấy dọn hàng
Hàng của bác là một cái bàn nhỏ, giống như bàn ngồi học của mấy em học sinh lớp một, trên đó là những tập vé số. Bác ngồi ở đó dưới một gốc cây to tỏa bóng mát suốt ngày, từ sáng đến trưa, rồi từ trưa đến chiều. Lúc trước bác còn khỏe nên hay rong ruổi trên các con đường, không quản nắng mưa khói bụi của cái thành phố đông dân nhất nhì cả nước, nhưng rồi sức bác ngày một yếu dần, đôi chân cứ nhức mỏi theo thời tiết và cả tuổi già, nên mấy bác trong hội người cao tuổi ở địa phương bàn cách giúp bác Bảy có được chỗ ngồi này, có thể vừa mưu sinh mà không phải đi lại nhiều.
Mọi người trong khu phố thương hoàn cảnh bác khó khăn đơn chiếc nên hay rủ nhau mua giúp bác, họ còn giới thiệu cho người thân bạn bè của họ. Bác vui lắm, cảm ơn mọi người rất nhiều, bác nói bác chỉ lo ngồi yên một chỗ sẽ không bán được nhiều như dạo còn được đi đây đó.
Nhà bác Bảy ẩn sâu trong một con hẻm nhỏ, từ nhà ra chổ bán hàng khoảng chừng hai mươi mét đi bộ, ngôi nhà cấp bốn bằng tôn vào mùa hè thì nóng hầm hập, mùa mưa lại dột tứ tung. Anh em đội dân phòng thấy thương quá tự bỏ tiền bỏ công ra giúp bác lợp lại hết ngôi nhà, vậy là hai ông cháu được ấm lòng, không sợ mỗi khi mưa đến là phải thay nhau hứng xô chậu đầy nhà.
Bác sống cùng với đứa cháu nội đang học lớp năm, cậu bé mặt mày sáng sủa và học giỏi lắm, là niềm hy vọng và tự hào của bác, cũng là động lực để bác bươn chải với cuộc sống này.
Tôi thuê trọ ở đây được một năm rồi, tôi hài lòng và yên tâm vì an ninh ở đây rất tốt, giá cả hợp lý và điện nước đầy đủ, mọi người lại hay quan tâm chia sẻ cùng nhau. Cô chủ trọ của tôi cũng vậy, cứ lâu lâu lại để phần tôi đĩa xôi chén chè hay vài cái bánh khi nhà cô cúng rằm.
Tôi đi học suốt ngày, rồi đi làm thêm, một sinh viên năm hai như tôi ở cái thành phố đông đúc và xa lạ không người thân không bạn bè này, cứ đi về một mình lẻ bóng riết rồi quen. Chủ yếu là tôi muốn tự kiếm tiền để trang trải những sinh hoạt cá nhân thường ngày để đỡ bớt gánh nặng cho ba mẹ tôi, mà thật ra kinh tế gia đình tôi cũng chẳng đến nỗi, cái chính là tôi muốn được trải nghiệm với cuộc đời này, khi không có ba mẹ bên cạnh.
Tôi được làm quen với bác Bảy rất tình cờ, nhưng nhờ đó tôi biết tôi và bác là hàng xóm. Đúng ra tôi phải gọi là ông, không phải vì tuổi tác, mà vì cứ nhìn bác là tôi lại nhớ đến ông ngoại tôi. Chỉ khi đối diện với bác, tôi lại thích gọi là bác hơn, nghe gần gũi và nhiều tình thương hơn, tôi nghĩ vậy.
Đó là lúc tôi đến trọ được chừng hai tháng, một buổi chiều đi học về muộn, tôi chạy xe cẩn thận trong hẻm vì con hẻm không rộng lắm, bỗng nghe rầm một tiếng trước mặt, tôi thắng nhanh xe lại, có một thanh niên dáng vẻ to cao đang lớn tiếng với một bác lớn tuổi, sau đó tôi biết là bác Bảy. Anh ta đi vào hẻm mà đi nhanh vậy nên tông vào bác, rất may là bác không sao, chỉ bị đau nơi bắp chân, nhưng cái bàn trên tay bác bị gãy làm đôi.
Anh ta chẳng những lớn tiếng quát lại bác, mà còn định dông xe chạy luôn.
Tôi chặn anh ta lại
“Anh đền tiền cái bàn cho bác đã, anh định trốn hả, may cho anh là bác không sao”
Anh ta trợn mắt nhìn tôi, chắc trong mắt anh ta tôi là một con nhỏ ất ơ nào đó, dám to gan chặn đường anh ta
“Cô tránh ra, không phải việc của cô, là lỗi của ông ta, đã đi trong hẻm còn bê bàn bê ghế”
“Là việc của tôi đó, anh đã sai còn lớn tiếng với ai, định bỏ đi hả, anh không thấy mình hèn sao”
Anh ta tái mặt
“Cô nói ai hèn, tôi không đền, cô làm gì tôi”
Lúc đó nhiều người nghe ồn ào nên chạy lại, tôi cười
“Tôi không đùa đâu, anh không đền cái bàn cho bác thì đừng mong bước qua khỏi chân tôi”
Anh ta giật mình, có vẻ nhìn bộ điệu và nghe giọng tôi khẳng khái nên anh ta biết đã gặp thứ dữ, vì cách đứng của tôi là cách đứng của người biết võ thuật.
Bác Bảy nhận được tiền cái bàn, cảm ơn tôi rối rít. Còn anh ta trước khi chạy xe đi còn nhìn tôi như hăm dọa, tôi đọc được trong mắt anh ta suy nghĩ đó.
Sau đó tôi còn biết mình làm vậy là quá đúng quá hợp lý luôn, vì đó là kế sinh nhai của bác. Tôi căm ghét những kẻ ức hiếp người già cả yếu đuối, người thân cô thế cô, mẹ tôi nói dòng máu trong người tôi là vậy, giống hệt ba tôi.
…
Bẵng đi một tuần, tôi cũng quên luôn câu chuyện về bác, đến khi cô chủ qua lấy tiền thuê nhà, cô hỏi tôi:
“Em biết võ hả, hôm trước cô thấy em đối đáp với cái thằng kia, cô khoái chí lắm luôn. Hôm đó mà không có em thì nó bỏ đi rồi, tội nghiệp cho ổng”
Tôi sực nhớ lại
“Dạ, không có gì đâu cô, tính em từ xưa vẫn vậy, nhưng nhờ đó em biết được đó là bác Bảy hay ngồi bán vé số trước đầu hẻm của xóm mình.”
“Đúng rồi, chắc do em đi suốt ngày nên chưa biết, ở đây ai cũng thương ổng, thiệt tội nghiệp hết sức”
Nghe giọng cô chủ trọ tự nhiên tôi tò mò
“Bác Bảy khó khăn lắm hả cô?”
Cô chủ bước hẳn vào bên trong phòng
“Để cô kể em nghe, không hẳn là vậy, trước đây hai vợ chồng cũng không đến nỗi. Vợ ổng bán bún riêu, đắt hàng lắm, nhưng sau đó đổ bệnh rồi mất, ổng có một đứa con trai duy nhất, nó cưới vợ rồi ở chung với vợ chồng ổng, không biết nó làm gì mà nợ nần tùm lum sinh ra quẩn trí, mẹ nó mất chưa được mấy tháng thì nó quyên sinh luôn để chạy nợ, để lại vợ và một con trai chưa đầy sáu tháng.”
Nói đến đây cô thở dài
“Đúng là đời người không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra, sau đó vợ nó cũng bỏ đi để lại cho ổng đứa cháu còn bế trên tay, chắc là con nhỏ không chịu được cảnh nghèo túng, ổng nuôi thằng bé lớn đến hôm nay là mọi người mừng cho ổng lắm”
““Bác sống bằng nghề bán vé số hả cô?”
Đúng rồi, hai ông cháu cứ tảo tần nương vào nhau mà sống, mà trời thương nên thằng bé chẳng đau ốm gì, lại học giỏi và lễ phép, ai cũng thương. Nhà ổng ở cuối hẻm nè em.”
“Em biết rồi, bác Bảy có chỉ em rồi, hôm nào rãnh em chạy qua chơi với bác và thằng bé”
…
Tối nay sao trời mưa lớn quá, cũng may tôi đã về nhà. Vừa xong kỳ thi cuối kỳ, lại vừa được nhận lương nên tôi thấy tâm trạng thoải mái hẳn lên. Tôi hát khẽ:
“Em ra đi nơi này vẫn thế
Vẫn có em trong tim của mẹ
Thành phố vẫn có những giấc mơ
Vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa
Trên đường đi”
Tối nay rảnh nhưng không lướt điện thoại nữa, tôi cầm cái dù, khóa cửa phòng và đi qua nhà bác Bảy
Cửa nhà mở rộng, tôi nhìn vào thấy bác và thằng bé đang vừa ăn cơm vừa xem ti vi
Tôi bước vào
“Con chào bác, bác còn nhớ con không?”
Bác tỏ ra rất vui
“Nhớ chứ, con ngồi đi, ăn cơm với bác, nhà chẳng có gì nên con đừng cười”
“Dạ con ăn rồi, bác và em cứ ăn đi ạ, con muốn ngồi chơi một lúc”
Tôi nhìn quanh, nhà chẳng có gì giá trị ngoài chiếc xe đạp và cái ti vi
Lúc bác rửa chén, tôi nói chuyện với thằng bé
“Em học lớp mấy?”
“Dạ lớp năm, chị là ai mà em chưa gặp?”
“Chị trọ trong xóm mình, chị đã gặp ông nội em nên biết được nhà mình ở đây. Chị nghe nói em học giỏi lắm”
Thằng bé cười tươi
“Dạ lớp em còn nhiều bạn học giỏi lắm, mà chị tên gì?”
“Chị tên Thủy, còn em?”
“Em tên Hiếu”
Bác Bảy vừa lau tay vừa nói
“Cái xe đạp đó là phần thưởng của trường tặng nó đó con, nó cứ cặm cụi tự học một mình, mà năm nào cũng được lĩnh thưởng, bác vui lắm”
Tôi nắm tay Hiếu
“Em ra đây chị chỉ phòng của chị, nếu em có gì chưa hiểu về bài tập, cứ chạy qua hỏi chị”
“Em cảm ơn chị Thủy”
“Từ giờ mình là bạn rồi đó, chị rất thích được làm bạn với em”
Nói vậy chứ toàn là tôi chủ động sang nhà em, hình như em ngại, mà cũng chẳng thấy em hỏi han gì về việc học, nhìn thằng bé lúc nào cũng rạng ngời tự tin nên tôi yên tâm.
Một lần tự nhiên em hỏi tôi
“Chị ơi, làm phi công có khó không?”
Tôi ngạc nhiên
“Em thích làm phi công?”
“Dạ đúng, em thích sau này lớn lên được làm phi công, bay đi khắp nơi tìm mẹ em về”
Tôi nghẹn lòng
“Đó là ước mơ của em sao?”
“Lúc nào em cũng mơ được gặp mẹ, em muốn học thật giỏi để được làm phi công, tìm mẹ sẽ nhanh hơn”
“Chị tin em sẽ làm được, nếu em học giỏi như bây giờ”
Tôi nhìn vào mắt em, cứ ước ao nếu mẹ em biết được và nghe được những gì em vừa nói
Người bạn nhỏ của tôi, em đã hồn nhiên nói ra suy nghĩ của mình, em làm tôi giật mình một thoáng, lúc tôi bằng tuổi em, tôi vô tư trong tuổi thơ ấm áp, bên ba mẹ đủ đầy tình thương, chẳng thiếu thốn mọi bề như em, cả vật chất cả tinh thần. Vậy mà trong trái tim nhỏ bé ấy vẫn ươm mầm cho giấc mơ được gặp lại mẹ, có phải vì vậy mà trong ngôi nhà nhỏ luôn tràn đầy những giấy khen ghi tên em với thành tích là học sinh giỏi liên tục trong các năm, được dán kín trên bức tường nhà trước chỗ em ngồi học.
Còn tôi, đến tận năm cuối cùng của cấp ba tôi mới chọn được cho mình con đường đi tiếp theo khi lên đại học.
Ông nội em thì ước luôn được khỏe mạnh, hôm nào cũng bán hết vé số để còn lo cho em có đủ cái ăn cái mặc, không dang dở chuyện học hành. Ông có biết trong lòng cháu mình cũng có ước mơ, mà qua những gì tôi nghe em nói, nhìn ánh mắt em, tôi biết em thèm được gọi mẹ như bao bạn bè cùng trang lứa.
Một cô sinh viên như tôi thì đang đi được một nữa chặng đường thực hiện giấc mơ trở thành cô giáo của mình. Sao lòng tôi đang trào lên một cảm xúc khó tả, tôi thầm mong Hiếu mau lớn lên, mau đạt được ước mơ của em, mà biết đâu ở con đường phía trước, trên một chuyến bay nào đó trong tương lai, tôi gặp lại em đàng hoàng đĩnh đạc và đầy phong độ trong bộ đồng phục phi công oai vệ.
Đó là chuyện của ngày sau nghe Hiếu
Còn lúc này chị chúc em luôn được gặp lại mẹ trong những giấc mơ mỗi đêm về, em cứ gọi mẹ ơi như em khao khát, rồi sẽ có một ngày, mẹ sẽ gọi lại em
Con ơi
Chị tin như vậy mà
Trong một thành phố lớn, trong một con hẻm nhỏ, vẫn có những tấm lòng, những giấc mơ giữa ngổn ngang trăm mối lo toan đời thường. Còn tôi, tôi mong sáng nào cũng chạy xe ra đầu hẻm là được cúi chào bác Bảy, tôi mong nhìn thấy ánh mắt sáng long lanh với nụ cười trên gương mặt Hiếu mỗi khi tôi qua nhà chơi với em, và thi thoảng dúi vào tay em một phong bánh ngọt.
Tôi mong sự có mặt của tôi sẽ tiếp thêm niềm tin cho em, vì rằng tôi luôn nhận được cái nắm tay đầy tin tưởng của em mỗi lúc em muốn thổ lộ điều gì đó với tôi
Cứ nuôi dưỡng ước mơ đó, rồi sẽ đến mai sau cho em.
© HẢI ANH - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Blog Radio 627: Thời gian đã mang đi thứ gì?
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hành trình đi đến tự do
“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.