Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tháng 6 – ký ức trong tôi là…

2015-06-04 01:05

Tác giả:


blogradio.vn – Đi qua con đường rộng thênh thang, ngước mắt lên nhìn bầu trời, có vài cánh diều đang bay lượn. Tuổi thơ ùa về! Tháng sáu của tôi là những tàu lá chuối xanh ngắt nhuộm màu mát mẻ, là những cánh diều bay vút lên trời cao.

***
Tháng sáu, của tuổi thơ, của mùa hè và của những ngày tháng thiên đường.

Tháng sáu, những cành phượng đỏ rực trời, những tiếng ve kêu râm ran, những ngày hè oi ả.

Tháng sáu, những ngày mùa đến theo những tất bật của bà và mẹ, những bó lúa trĩu hạt, những cánh đồng đã qua mùa gặt hái, chỉ còn trơ lại các gốc rạ. Đó là thiên đường dành cho bọn trẻ con chúng tôi tha hồ mà chạy nhảy, vui đùa. Có hôm thì chơi trò đá bóng. Những đôi chân trần nhem nhuốc đất ruộng, không phải vì cày bừa vất vả như các bác nông dân mà là vì tranh nhau một quả bóng nhựa tròn. Bàn chân chúng tôi thì lấm lem những bùn đất, còn quả bóng thfi cũng dần biến dạng sau những hồi tranh giành cật lực của lũ trẻ. Thế mà thằng Tí, thằng Bờm thích lắm. Tôi thì ham vui nên chạy lon ton theo để tranh giành quả bóng với hai thằng con trai.

Có hôm thì làm những con diều bằng giấy, rồi thi xem diều của đứa nào bay cao hơn. Thằng Bờm luôn là đứa chiến thắng. Nó làm diều con nào cũng đẹp mà bay cao nữa. Tôi là đứa lóng ngóng nhất, con diều cứ bay thấp lè tè rồi rơi xuống đất giống như chim bị gãy cánh. Lúc đó, thằng Bờm, thằng Tí cười như nắc nẻ. Tôi bực dọc, cong cớn miệng lên mà thách thức: “Hai tụi bây có giỏi thì thi nhảy dây, chơi u, chơi ô ăn quan với tao nè!”.

blogardio, tuổi thơ, ký ức, thả diều

Có hôm là cùng nhau làm “nhà” bằng lá chuối. Đó là trò chơi hoành tráng nhất của ba đứa tôi. Thằng Bờm hì hục cắt lá chuối, thằng Tí lượm mấy cây củi khô cột lại rồi lợp lá chuối lên. Thế là thành “nhà”. Tôi lấy đồ ăn vặt mà mẹ cho để mời hai đứa kia sau khi hoàn thành một ngôi “nhà” vất vả. Ngồi trong “nhà” lá chuối, thằng Tí nói: “Sau này lớn lên, ta sẽ tự làm cho mình một căn nhà to gấp mười lần thế này”. Thằng Bờm nhanh nhảu chặn ngay họng thằng Tí: “Thế mày định làm nhà bằng lá chuối để ở à?” Rồi cả ba đứa tôi cùng phá lên cười.

Sau khi chơi đùa ngoài đồng chán chê, tụi tôi cùng nhau chạy qua nhà ông Tư. Ông Tư đã ngoài tám mươi tuổi. Ông sống một mình, không vợ con. Da ông ngăm đen. Mái tóc có đến ba, bốn màu: đen, trắng, màu hung đỏ do cháy nắng và một màu mà tôi không biết diễn tả ra sao cả. Có lẽ đó là màu của thời gian lam lũ, vất vả. Khuôn mặt ông đầy nếp nhăn, cái vẻ khắc khổ theo thời gian nhưng hiền lành chất phác.

Chạy ra vườn, gọi í ới, ông Tư đang chăn vịt. Cái nón đã ngả màu vàng, lấm tấm những chấm đen do bị mốc, đôi chỗ lại bị rách. Ông cởi trần lộ ra làn da đen, nhăn nheo và ướt đẫm mồ hôi. Trông lũ vịt chạy lũn chũn đến hay, chân ngắn I như ba đứa tôi vậy. Chúng đi kiếm thức ăn rồi chạy nhảy chơi đùa, thi nhau kêu “cạp, cạp”. Vài ba con vịt bơi tung tăng dưới hồ, lâu lâu cúi cổ xuống kiếm vài ba con tép nhỏ.

Nhìn đàn vịt lông trắng muốt, thằng Bờm thắc mắc: “Sao mấy con vịt cũng chạy nhảy, phơi nắng như bọn mình mà nó trắng thế nhỉ?” Tôi và thằng Tí trầm trồ gật gù trước câu hỏi thông minh của nó.

Nhìn bầy vịt tung tăng bơi lội cũng thích mắt, lâu lâu ba đứa tôi lại tranh nhau chí chóe để lùa đàn vịt vào chuồng. Mỗi lần như thế, ông Tư đều đãi chúng tôi vài thứ quà vặt, khi thì chùm mận đỏ, có hôm là những trái xoài xanh hoặc ổi chín.

Lúc ấy, thằng Tí lúc nào cũng là đứa ham ăn nhất. Thấy tụi tôi tranh giành nhau ăn, ông Tư chỉ cười, ánh mắt trìu mến, những nếp nhăn trên khuôn mặt của ông như giãn ra. Gương mặt ông hiền hậu như Tiên ông vậy. Chòm râu rung rung theo tiếng cười giòn tan của ba đứa nhỏ.

Những hôm chán trò, chúng tôi thi nhau nhặt những hòn đá nhỏ rồi ném xuống hồ. Mãi sau này lớn lên, tôi mới tìm hiểu và biết được tên gọi chính xác của trò chơi này là “ném thia lia”. Kinh nghiệm của tụi tôi là phải chọn những viên đá dẹt, bằng phẳng một chút, nhỏ, vè phải ném làm sao cho viên đá nghiêng so với mặt nước thì nó mới nẩy lên được nhiều lần.

Cái trò chơi này khiến cả ba chúng tôi thích thú. Đưa nào cũng muốn mình ném được xa nhất, nẩy dược nhiều lần nhất. Nhưng chúng tôi đã nhanh chóng kết thúc nó khi thằng Tí lơ ngơ ném hòn đá phải đầu tôi. Thằng Bờm la lên thất thanh: “Chết con Đen rồi Tí ơi”. Còn tôi thì khóc thét lên trong sợ hãi.

Ông Tư chạy vội khi nghe tiếng tôi khóc thất thanh. Ông chạy vào nhà lấy dầu xoa cho tôi. Lát sau, đỡ đau, tôi nín khóc. Tôi, thằng Bờm và ông Tư đưa mắt tìm thằng Tí nhưng chẳng thấy nó đâu. Chắc nó sợ bị đánh nên trốn đi lúc nào. Mẹ nó mắng nó xa xả,: “Mày mà về đây là tao đánh cho mày sưng mông luôn nghe Tí”. Tôi và thằng Bờm cảm thấy sốt ruột. Một phần thì không biết thằng Tí bỏ trốn ở đâu, một phần thì sợ nó sẽ bị đánh sưng mông. Đến tận khuya, ông Tư dẫn thằng Tí về nhà.

Thì ra nó trốn ở chỗ cái “nhà” bằng lá chuối của tụi tôi. Nó khóc cả buổi chiều, cánh tay bị muỗi đốt chi chit những nốt đỏ. Mẹ nó tét ngay cái roi xuống mông nó. Vậy mà nó không khóc. Tôi đoán nó cả chiều nó đã khóc đến cạn nước mắt.

tuổi thơ, ngày hè, đàn vịt, ký ức

Nhìn gương mặt méo mó tội nghiệp vì đau của thằng Tí, tôi và thằng Bờm sợ đến xanh mặt. Chỉ dám nói lên nho nhỏ rằng mình không sao. Hai đứa tôi đưa bộ mặt thảm thiết, năn nỉ bà đừng đánh thằng Tí nữa. Cuối cùng bà cũng nguôi ngoai cơn giận nhưng bắt Thằng Tí phải xin lỗi tôi. Thằng Tí ngượng ngùng quay sang xin lỗi tôi. Đệm vào lời xin lỗi đó là tiếng kêu “ọt, ọt” phát ra từ bụng thằng Tí. Tôi với thằng Bờm cười sặc sụa. Mẹ thằng Tí dù cố tỏ ra nghiêm nghị nhưng cũng không thể nhịn được cười. Lát sau, thằng Tí được ăn một bữa cơm no nê, ngon lành. Một đứa ham ăn như nó đã phải cố nhịn suốt buổi tối trong sợ hãi.

Thế rồi những mùa hè đi qua nhanh chóng. Không còn những kì nghỉ hè rong ruổi trên cánh đồng. không còn những ngày trốn tìm trong ngôi nhà lá chuối. Những ngày hè dần trưởng thành hơn với những kì thi, những ngày học hành vất vả. Ngày hè giờ đây là những ngày học miệt mài để thực hiện ước mơ bước vào cánh cổng trường đại học mơ ước. Cả ba chúng tôi cũng không thể tránh khỏi những lo toan. Tôi thì đăng ký thi vào trường Kinh tế, thằng Tí là Bách Khoa, thằng Bờm là Công an. Giờ đây thi thoảng lắm chúng tôi mới lại được gặp nhau.

Rồi đến những ngày hè của thời sinh viên, tụi tôi đứa thì đi làm thêm, đứa thì đi tình nguyện nên cũng chẳng có cơ hội gặp nhau để hàn huyên như lúc bé.

Bây giờ, chúng tôi đã ra trường và đi làm. Mỗi đứa đã có một thế giới riêng. Thằng Tí làm ở tận miền Bắc. Thằng Bờm đã có vợ con và làm ở Đà Nẵng. Còn tôi thì làm việc ở Quảng Nam, ngay trên mảnh đất quê hương của ba đứa. Ông Tư đã qua đời, bỏ lại căn nhà hoang. Thỉnh thoảng, tôi có sang nhà thắp cho ông vài nén hương. Cánh đồng vốn là thiên đường của chúng tôi đã không còn. Người ta đã giải tỏa và xây dựng một con đường nhựa. Chỗ cái “nhà” bằng lá chuối của tụi tôi giờ đây đã mọc lên một tòa nhà cao, rộng có khi gấp nhiều lần “nhà” lá chuối ngày xưa.

Tháng sáu về, mùa hè đến. Chúng tôi không còn được tận hưởng những ngày tháng thiên đường của tuổi thơ. Chúng tôi vẫn phải làm việc vì người lớn đâu có được nghỉ hè. Không còn được chơi trò đá bóng, thả diều giữa cánh đồng, không còn chăn vịt giúp ông Tư, chơi “ném đá” xuống hồ hay làm “nhà” bằng lá chuối nữa nhưng tất cả luôn là một phần ký ức tuổi thơ tươi đẹp trong tôi.

Tháng sáu lại về. Chiều nay, tôi đi dạo dọc con đường nhựa, đi ngang qua chỗ “nhà” lá chuối ngày xưa. Tôi đưa mắt nhìn lên bầu trời xanh, bỗng thấy vài cánh diều đang bay lượn.

Kí ức như chợt ùa về!

© Diễm My - blogradio.vn

mở lòng và yêu đi

MỜI BẠN CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ CUỐN SÁCH MỚI NHẤT CỦA BLOG RADIO

Gửi những tâm sự, sáng tác của các bạn đến với các độc giả của blogradio.vn bằng cách gửi bài viết về địa chỉ email blogradio@dalink.vn.

yeublogradio


Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top