Sự thật sẽ giải phóng bản thân: Tôn trọng cảm xúc của con trẻ
2024-08-05 13:25
Tác giả:
Với cuốn sách này, tác giả Alice Muller chỉ ra cho các bậc phụ huynh thấy sự nguy hiểm của việc lạm dụng đòn roi và quát mắng trong việc dạy dỗ con cái. Nếu được dạy dỗ bằng roi vọt, khi trưởng thành, những đứa trẻ cũng sẽ áp dụng phương pháp giáo dục cực đoan đó cho con cái của chúng.
***
Có một số phụ huynh thường phớt lờ cảm xúc của con cái. Họ nghĩ rằng việc một đứa trẻ khóc lóc, hay cảm thấy buồn bực là chuyện không đáng lo ngại, vì trẻ nhỏ rất nhanh quên.
Trong cuốn sách The Drama of the Gifted Child (Bi kịch của đứa trẻ tài năng), tôi đã kể về bi kịch của những đứa trẻ phải sống trong một thế giới nơi cảm xúc của chúng bị phớt lờ và phủ nhận. Các câu chuyện tôi kể đã giúp rất nhiều độc giả khám phá ra những bí ẩn về bản thân mà họ đã cố gắng để quên đi, không dám đối diện với chính mình.
Trong những cuốn sách sau đó, tôi đã chỉ ra rằng hành vi phủ nhận, dồn nén những đau khổ thời thơ ấu cũng như tâm lý bỏ qua nỗi đau đó trong cuộc sống trưởng thành không chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân của tôi, mà còn ở rất nhiều người khác.
Qua các tác phẩm của những nhà văn, nhà triết học, hoặc những nghệ sĩ nổi tiếng, như Kafka, Flaubert, Beckett, Picasso, Soutine, Van Gogh và Nietzsche, tôi đã tìm ra được những ảnh hưởng từ tuổi thơ của họ và thấy rất ngạc nhiên vì cuộc sống của họ đều khá giống nhau.
Thông qua tuổi thơ của những tên bạo chúa tồi tệ nhất trong lịch sử, tôi đã khám phá một mô hình lặp đi lặp lại: Sự tàn ác tột độ, lý tưởng hóa bậc sinh thành, tôn vinh bạo lực, phủ nhận nỗi đau... và cuối cùng là hành vi trút sự thù hận lên một quốc gia, dân tộc như một cách để cân bằng lại với những trải nghiệm tàn nhẫn mà chúng từng chịu trong quá khứ.
Ngày nay, lạm dụng và bạo hành trẻ em đang trở thành một vấn đề rất nhức nhối trong xã hội chúng ta. Tuy nhiên, có một điều mà ít ai biết đến đó là những phương pháp nuôi dạy mà chúng ta coi là phù hợp thường bao gồm cả việc sỉ nhục thậm tệ, chúng ta không hề có ý thức về sự sỉ nhục ấy vì ai cũng đều mù quáng để rồi hoàn toàn bỏ qua chúng ngay từ khi sinh đứa trẻ ra.
Kết quả là một vòng tuần hoàn tồi tệ, đầy bạo lực và sự thiếu hiểu biết cứ tiếp diễn. Vậy nguyên lý hoạt động của vòng tuần hoàn này là gì?
1. Các phương pháp giáo dục truyền thống, bao gồm cả những hành vi trừng phạt về thể xác, đã tạo trong trẻ xu hướng phủ nhận cảm giác đau khổ và hổ thẹn.
2. Sự phủ nhận này, dù rất quan trọng đối với sự sống còn của trẻ, sau đó sẽ gây ra tình trạng “mù cảm xúc”, nhất là đối với tình cảm dành cho cha mẹ.
3. Trạng thái mù cảm xúc có thể tạo ra những “rào cản tâm lý”, được trẻ dựng lên để bảo vệ bản thân khỏi các mối nguy hiểm. Điều này có nghĩa là những tổn thương đã sớm bị chối bỏ sẽ được não bộ ghi nhớ như một mối nguy hiểm khôn lường, kể cả khi chúng không còn là mối đe dọa nữa.
4. Rào cản tâm trí còn làm suy giảm khả năng học hỏi và vận dụng những thông tin mới, đồng thời ngăn cản quá trình loại bỏ những điều đã cũ hay lỗi thời.
5. Cơ thể chúng ta lưu giữ toàn bộ ký ức về những sự sỉ nhục mà ta từng phải gánh chịu. Vô hình trung, những ký ức đó đã khiến chúng ta vô thức trút lên thế hệ sau tất cả những trải nghiệm đau khổ của mình.
6. Những rào cản này khiến cho việc tránh để những điều trên lặp lại là rất khó, nếu không phải là bất khả thi, trừ khi chúng ta chắc chắn trong việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ của những hành vi đã ăn sâu vào cuộc sống và tuổi thơ của bản thân - mà điều này thì rất hiếm khi xảy ra. Quá nhiều người trong số chúng ta đã mù quáng và ngoan cố lặp lại điều mà cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã luôn làm: Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
Nhà triết học Karl Popper đã từng viết rằng, một khẳng định chỉ được coi là có tính khoa học khi nó có khoảng sai lệch. Tôi đã tuân thủ định nghĩa đó và trong cuốn sách này, tôi sẽ trình bày lại các tuyên bố của mình một lần nữa theo cách có thể được xác minh hoặc bác bỏ. Bạn có thể tự do kiểm tra tính xác thực của những khẳng định này, chẳng hạn như đối chiếu với kinh nghiệm bản thân, giống như nhiều độc giả khác đã làm.
Nhưng mục đích chính của cuốn sách này là kích thích khả năng tự suy ngẫm về hành trình trưởng thành của bản thân cũng như quá khfí ẩn giấu trong chính gia đình mỗi người. Tôi hy vọng nó sẽ giúp bạn có một nhận thức rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra xung quanh cũng như trong nội tâm của chính bạn.
znews.vn
Mời xem thêm chương trình:
Hồi Ức Mối Tình Đầu | Radio Tình Yêu
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Đóa hoa hồng và những tờ vé số
Chiếc xe tôi rời khỏi ngôi nhà âm u, cũ kỹ sau khi tôi lặng lẽ nắm bàn tay người phụ nữ để chào tạm biệt, con bé ngồi phía sau xe tôi chẳng nói điều gì, dường như nó không có vẻ hồn nhiên như những đứa trẻ con cùng tuổi. Suốt đoạn đường, cả tôi và nó đều im lặng.
Chúng ta cứ bộn bề yêu…!
Khi tôi buồn, tôi thích lên cầu, bất cứ cầu nào cũng được. Và như vậy, sau mỗi buổi đi làm về, chỉ cần nhắn: "Anh ơi, em buồn" là 15 phút sau, anh có mặt.
Có những điều anh chưa kịp nói, em đã vội rời xa
Khi hoa nở giữa cánh đồng xanh, Liệu là lúc em có thuộc về anh? Khi mưa rơi giữa chiều hiu quạnh, Liệu là lúc em muốn rời bỏ anh?
Tình yêu - một câu chuyện không có kết thúc
Tôi đã học được rằng tình yêu không phải là một đích đến, mà là một hành trình liên tục, nơi chúng ta cùng nhau khám phá và trưởng thành.
Đơn phương một người có lẽ rất khó khăn
Bởi mỗi khi cô ngồi yên trong lớp vì thời gian nghỉ giữa tiết không nhiều, cứ mỗi lần nhìn vu vơ ra ngoài lại sẽ bắt gặp ánh mắt của cậu ta. Mặc dù ngay sau đó cậu ta đều đánh mắt đi chỗ khác, nhưng làm sao mà che dấu được sự thật.
Dù có đi đâu cũng sẽ quay về
Tôi đã đôi lần hỏi tại sao mẹ không từ bỏ tôi. Nhưng mẹ đều nói mọi người đã từ chối sự ra đời của tôi đến mẹ cũng vậy thì tôi sẽ ra sao. Thế nên, mẹ không đành lòng làm vậy.
Chờ người em thương
Hình như mùa thu lại về rồi phải không anh Em nghe ngoài kia gió vươn mình qua lối Nghe hoang hoải những chiều qua vội Nghe chạnh lòng nắng nhạt màu hanh hao.
Bước chậm lại giữa thế gian vội vã
Bởi kì thực, trong mỗi bước đi của cuộc sống đều mang theo những khoảnh khắc ý nghĩa, đôi khi ta chạy quá nhanh để bắt kịp thành tựu, tiền tài, danh vọng để rồi bỏ lỡ nó.
Tương tư
Ơ kìa em sao nỡ để tình anh Chưa bước tới đã muôn phần lận đận Sao chỉ mới nhìn thôi em đã giận Và tiếng yêu thôi em chẳng nhận lời
Bình minh trên phố
Khi ánh bình minh vừa ló dạng, Phố nhỏ bừng tỉnh trong sương mai. Ánh nắng vàng rơi từng giọt nhẹ, Làm bừng sáng những ước mơ dài.