Phát thanh xúc cảm của bạn !

Ông ngoại tôi

2008-12-25 17:38

Tác giả:


Blog Việt -

Đã nhiều năm trôi qua, trong lòng tôi vẫn luôn in đậm hình ảnh của ông ngoại…

Hồi ấy, gia đình tôi sống ở thị trấn. Cha tôi là công chức Nhà nước, còn mẹ tôi ngày ngày tảo tần buôn gánh bán bưng ngoài chợ huyện. Cha mẹ thường gửi tôi nhờ ông chăm nom. Ông ngoại tôi đã bước qua tuổi “cổ lai hy” và hiền như ông bụt trong chuyện cổ tích. Ông nói giỏi tiếng Pháp và có biệt tài đàn bằng miệng rất hay. Thời trẻ, ông học giỏi và được đi du học ở nước ngoài nhưng ông không màng danh lợi, chỉ thích sống đạm bạc, thanh bần. Mỗi ngày, ông đi dạy Pháp văn cho học sinh là con em các gia đình khá giả trong xóm. Tôi sống bên ông ngoại từ nhỏ, ông rất thương tôi. Ở nhà, ông đút cơm cho tôi ăn, dạy tôi đánh vần, kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, tắm rửa cho tôi những lúc nghịch bẩn, dẫn tôi đến trường, hoặc giả tiếng đàn ru tôi ngủ.

Hình ảnh: deviantart
Hình ảnh: deviantart

Sống cạnh ông, tôi trở thành một người có nề nếp. Ông dạy tôi để đồ đạc ngăn nắp cho dễ nhớ, quần áo đi học về treo lên một chỗ gọn gàng. Mỗi sáng thức dậy, ông bảo tôi nên thường xuyên tập thể dục để rèn luyện thân thể khỏe mạnh. Ông dạy tôi “nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Dạy cho tôi tình yêu thương lòai vật, những điều hay lẽ phải và lối xử thế ở đời... Điều nào tốt nên duy trì, điều nào không tốt cần lọai bỏ. Ông thường khuyên tôi : “Mình là người Á Đông thì phải sống sao cho đúng với đạo lý của người Á Đông”. Trong mắt tôi, ông còn là một người cha, một người bạn...

Tôi nhớ có lần, tôi cùng bọn trẻ hàng xóm ném đá chọc một bà cụ ăn xin. Năm đó tôi còn nhỏ xíu. Biết được chuyện này, ông buồn lắm. Xoa đầu tôi, ông nhỏ nhẹ nói : “Người ta không có con có cháu, vì già yếu và bị mất sức lao động nên bất đắc dĩ phải đi xin ăn, đáng lẽ cháu phải thương họ nhiều hơn mới phải. Ở đời, con người ai cũng như nhau. Thấy ai đói rách thì thương, rách thì cho mặc, đói thì cho ăn. Thương người như thể thương thân, nhường cơm sẻ áo lòng nhân mới là, cháu ạ!”.

Đó là bài học đầu đời mà tôi không bao giờ quên.

Ông còn dạy tôi :

“Này con, thấy người già tàn tật
Băng qua đường con phải làm sao ?
Con sẽ chạy, song không hấp tấp
Đến dẫn người qua lộ cho mau
...
Con đang giỡn ở bên quốc lộ
Đám tang qua, con phải làm gì ?
Con cúi đầu chào người xấu số
Và dành đường cho đám tang đi...” 

Hình ảnh: deviantart
Hình ảnh: deviantart

Năm tôi được bảy tuổi, ông ngoại qua đời sau cơn bệnh nặng. Tuổi già sức yếu, ông thanh thản ra đi vĩnh viễn vào một mùa thu buồn. Ngày người ta đem ông đi chôn cất, tôi khóc hết nước mắt.

Thu đến thu đi, đã hơn 25 mùa lá rụng. Mỗi năm đến ngày giỗ, tôi thành kính thắp ba nén hương lên bàn thờ để tưởng nhớ về ông ngoại. Ông luôn mong tôi trở thành một người tốt, có ích cho xã hội. những điều ông dạy, tôi đã ý thức và tạo cho mình một nhân cách sống. Ông đã dạy cho tôi bài học làm người, một hành trang cần thiết để tôi bước chân vào đời... 

Hình ảnh đại diện của tác giả
Hình ảnh đại diện của tác giả

Ông ngoại ơi!

Blogger  Bạch Công Tử

Vài nét về blogger: Bạch Công Tử - “Đa tình, lãng mạn, chân thành và tôn trọng tình bạn

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

back to top