Người trưởng thành muốn thành công thì hãy thay đổi nếu bạn đang sống như 2 kiểu này
2021-11-16 01:25
Tác giả:
blogradio.vn - Không chịu trưởng thành, bạn sẽ sống như Peter Pan đến khi nào đây?
***
Không chịu trưởng thành, bạn sẽ sống như Peter Pan đến khi nào đây?
"Tất cả mọi đứa trẻ đều phải lớn lên, ngoại trừ một người", J. M. Barrie đã viết trong quyển tiểu thuyết Peter and Wendy vào năm 1911. Ông đề cập đến Peter Pan – một chàng trai không bao giờ lớn lên.
Những người trưởng thành sợ khó sợ khổ, sống thiếu trách nhiệm
Bạn còn nhớ bộ phim Peter Pan không? Phim nói đến cậu bé biết bay tên Peter Pan, trong một lần được Tinkerbell dẫn đến xứ sở diệu kỳ đã gặp tên bạo chúa Captain Hook và đâm ra sợ hãi hình ảnh của hắn ta, không bao giờ muốn lớn lên giống tên này. Nhờ phép màu ở xứ sở diệu kỳ, Peter Pan có thể mãi mãi là một đứa trẻ, không bao giờ phải lớn lên.
Đó là chuyện xảy ra ở thế giới cổ tích. Và ở ngoài đời, có một hội chứng mang tên Peter Pan, đó là những người sống trong hình hài của người trưởng thành thế nhưng họ lại không chịu trưởng thành về mặt tâm lý, cũng như chối bỏ mọi trách nhiệm của một người lớn thực thụ.
Ở phương Tây, người ta dùng cái tên Peter Pan để ám chỉ đến những người không chịu lớn này – những người mãi đắm chìm trong ảo tưởng của bản thân, không chịu chấp nhận thực tế của cuộc sống.
Trong mọi công ty, luôn luôn có "những đứa trẻ" như thế. Đó là những người có quan điểm và cách ứng xử như trẻ con, thiếu trách nhiệm, dễ tự ái và vô tâm với mọi người xung quanh. Họ vui vẻ khi được khen, giận dỗi khi được góp ý, thích thú khi làm điều mình thích và chán nản, từ bỏ khi gặp khó khăn. Và cũng bởi vì tính dễ tự ái, vô tâm, thiếu trách nhiệm mà họ thường mâu thuẫn với đồng nghiệp, thậm chí là với sếp.
Họ làm việc ngẫu hứng, tuỳ ý, vậy nên những dự định, kế hoạch của họ mãi là con chữ, file powerpoint nằm trên máy tính chứ chẳng bao giờ được thực hiện. Họ luôn lấy lý do "tìm sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc" để bào chữa cho thói lười thay đổi, ngại sống với áp lực và sẵn sàng từ bỏ khi gặp trở ngại. Nhưng sự cân bằng ở đâu khi những gì họ có trong tay là con số 0 tròn trĩnh? Cuộc sống như một chiếc cân, chưa nhấp nhô điều chỉnh thì làm sao có được sự cân bằng?
Những người trưởng thành không biết mình là ai trong đời
Chuyện "không biết mình là ai trong đời" khá là phổ biến đối với giới trẻ ngày nay. Nhưng khi mới ra trường, 22-23 tuổi, bạn không biết mình là ai, lơ nga lơ ngơ đi xin việc thì chẳng có vấn đề gì to tát cả. Nhưng khi ở tuổi 30-35 rồi mà bạn vẫn không biết mình là ai, lơ mơ trong công việc, trong sự nghiệp thì điều bạn cần hỏi bản thân mình chính là: "Mình đã làm cái gì suốt cả thập kỷ qua vậy?".
Vậy bạn thấy mình có khác gì một đứa trẻ trong cái xác của người trưởng thành không? Thất nghiệp hay nghèo, nó chẳng đáng sợ bằng việc ở tuổi này rồi bạn vẫn mơ hồ về chính mình, không biết bản thân có thể làm gì. Người ta nói rằng không bao giờ là trễ để bắt đầu lại nhưng điều cốt yếu là bạn có biết mình có khả năng gì để bắt đầu lại ở nơi nào hay chưa?
Trưởng thành là một sự lột xác của bản thân, là một cuộc thử nghiệm có thể mang đến vất vả, đau khổ nhưng ai cũng phải trải qua để định hình được bản thân, biết rõ khả năng cũng như có một cái nhìn thực tế hơn, không sống trong ảo tưởng.
Bạn biết không, Neverland chỉ có trong cổ tích, chúng ta ai rồi cũng phải lớn lên, phải có trách nhiệm với cuộc sống, tương lai của mình. Trì hoãn sự trưởng thành chỉ làm kéo dài quãng thời gian bạn phải chịu đựng những áp lực khó có thể kiểm soát trong cuộc sống.
Đừng sống như Peter Pan, bạn phải thực tế để tìm thấy được hạnh phúc thật sự.
Theo Pháp luật và bạn đọc
Mời xem tiếp chương trình
Hạnh phúc là biết buông tay đúng lúc
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

Giữa đại ngàn bao la, có phải là nơi tình yêu bắt đầu?
Thời gian qua cô nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn nơi rẻo cao, chứng kiến từng ánh mắt trong veo của lũ trẻ sáng lên khi biết đọc, biết viết. Và cũng hơn một năm kể từ ngày cô gặp Duy - người đàn ông có đôi mắt cương nghị, giọng nói ấm áp và nụ cười hiền lành làm trái tim cô rung động.

Hôm nay em cưới rồi
Tôi chẳng biết phải miêu tả như thế nào về chị cho đúng. Mọi thứ ở nơi chị điều làm tôi cảm thấy rung động. Chỉ tiếc một điều là tôi chưa bao giờ đủ can đảm để nói ra hết lòng mình.

Mẹ ơi, con xin lỗi…
Tôi luôn nghĩ, mẹ đã sinh ra tôi thì phải có trách nhiệm với tôi. Vì mẹ là mẹ nên mẹ phải làm tất cả mọi việc nhỏ to trong nhà. Cho đến khi nghe bố kể về mẹ, tôi mới nhận ra, chính mình là nguyên nhân khiến mẹ phiền lòng.