Phát thanh xúc cảm của bạn !

Nắm lấy mặt tối trong tâm hồn của bạn để hoàn thiện bản thân

2023-05-30 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Bất cứ ai cũng đều có những mặt tối trong tâm hồn. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng đối diện với nó.

***

Bất cứ ai cũng đều có những mặt tối trong tâm hồn. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng đối diện với nó.

Mặt tối trong tâm hồn của bạn làm nảy sinh những suy nghĩ và cảm xúc khiến bạn sợ hãi nhưng vẫn bị cám dỗ. Nó bóp méo suy nghĩ và cảm xúc của bạn, nhưng bạn lại cảm thấy đúng. Và đó có lẽ là lý do vì sao chúng ta che giấu nó, ngay cả với những người thân yêu nhất. Nhưng chúng ta biết rõ rằng sâu bên trong mình, trong giới hạn của nó, mặt tối của chúng ta đang âm thầm lớn lên, kiên nhẫn tìm lối thoát. Và khi nó xuất hiện, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ.

Mặt tối trong tâm hồn là gì

Mặt tối trong tâm hồn của bạn còn được gọi là "cái tôi trong bóng tối". Nó liên quan đến những đặc điểm và phẩm chất mà chúng ta muốn giấu kín vì cảm thấy xấu hổ, tội lỗi. Chúng ta tin rằng những phẩm chất "đen tối" như vậy thật đáng xấu hổ và khiến chúng ta không xứng đáng được người khác yêu thương, tôn trọng và ngưỡng mộ. Vì vậy, chúng ta không dám tiết lộ mặt tối của mình, thậm chí là không dám đối diện với chúng. 

Chúng ta liên kết mặt tối của mình với những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như tức giận, ghen tuông, ích kỷ, thao túng, thống trị và phán xét. Mặc dù chúng ta có thể không thích những cảm xúc và suy nghĩ này một cách có ý thức và chôn vùi chúng sâu bên trong, nhưng chúng lại là một phần tự nhiên của chúng ta. Cho dù chúng ta có cố gắng phớt lờ hoặc che giấu đến mức nào, thì cuối cùng chúng cũng sẽ xuất hiện, trong hoàn cảnh thích hợp nhất. 

Trên thực tế, các nghiên cứu tiết lộ rằng việc kìm nén những suy nghĩ cụ thể có thể khiến những suy nghĩ này trở nên dữ dội và dai dẳng hơn. Khi bạn không thể kiểm soát được mặt tối của mình, mà thay vào đó là kìm nén nó, mặt tối đó có thể bộc lộ ra theo những cách xấu xí nhất.

Và khi mặt tối của chúng ta đột nhiên bộc lộ, nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, cư xử và hành động, dẫn đến những mất mát, đau khổ, lo lắng và những kết quả không mong muốn. Tuy nhiên, vì mặt tối của chúng ta là một phần nội tại của chính chúng ta, chúng ta thực sự có thể quản lý và kiểm soát nó, thay vì kìm nén nó. Một khi chúng ta thừa nhận và chấp nhận mặt tối của mình, thay vì che giấu nó, chúng ta có thể trải nghiệm sự mãn nguyện, viên mãn, hạnh phúc. 

pexels-alena-shekhovtcova-7036551

Làm thế nào để kiểm soát mặt tối của bản thân?

Mặt tối trong tâm hồn và tính cách của bạn là một phần trải nghiệm của con người bạn. Hầu hết chúng ta có xu hướng sợ hãi mặt tối của mình, vì vậy chúng ta muốn trấn áp nó, tiêu diệt nó, quên nó đi. Nhưng chúng ta càng hiểu rõ mặt tối của mình, chúng ta có thể nhận ra rằng mặt tối đó có thể giúp chúng ta hoàn thiện bản thân. Vì vậy, thay vì cố gắng loại bỏ, hãy học cách quản lý mặt tối của mình. Có những cách hiệu quả để kiểm soát và quản lý mặt tối của bạn.

1. Thừa nhận mặt tối của bạn

Bước đầu tiên để kiểm soát mặt tối của bạn là chấp nhận nó. Chỉ khi bạn thừa nhận và chấp nhận mọi khía cạnh trong tính cách của mình, bạn mới có thể thực sự hiểu bạn là ai. Khi bạn hiểu chính mình, bạn có thể kết nối tốt hơn với nội tâm của mình. 

Đơn giản là bạn không thể thoát khỏi mặt tối của mình cho dù bạn có cố gắng thế nào đi nữa. Thay vào đó, bạn có thể khám phá tất cả những khía cạnh trong mặt tối của mình mà bạn vẫn luôn giấu kín. Làm sáng tỏ phần tối của bạn và cố gắng đối mặt với nó. Bạn có thể sẽ nhận ra rằng thứ gì hay điều gì đang chi phối bạn, bạn có những mong muốn nào chưa được thực hiện, nhu cầu nào chưa được đáp ứng. Hãy đào sâu vào bản thân và tìm kiếm câu trả lời. Thay vì cảm thấy xấu hổ về những suy nghĩ, cảm xúc và ham muốn đen tối của mình, hãy cố gắng hiểu nỗi đau đằng sau sự tiêu cực đó.

Chấp nhận sự thật rằng tâm trí và tính cách của bạn có một khía cạnh đen tối hay một bóng tối mà bạn không thể che giấu mãi được. Bạn càng cố gắng kìm nén nó, nó sẽ càng nguy hiểm hơn. Hãy trung thực và thành thật với chính mình, đồng thời can đảm chấp nhận mặt tối của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn giải phóng được những cảm xúc tiêu cực của mình một cách lành mạnh và quản lý mặt tối của bạn một cách tích cực.

2. Hiểu được điều gì “kích hoạt” mình

Khi bạn bắt đầu chấp nhận mặt tối của mình, hãy cố gắng tìm ra điều gì đã kích hoạt những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của bạn. Đầu tư thời gian để suy ngẫm về mặt tối của mình, tại sao nó lại xuất hiện vào những thời điểm cụ thể, những tình huống nào kích hoạt nó, nó được kích hoạt bởi những người hay trải nghiệm cụ thể nào hay không? Cố gắng quan sát và tìm ra những khuôn mẫu lặp đi lặp lại và sự giống nhau trong những trải nghiệm dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và hành vi độc hại của bạn.

Hãy tự hỏi tại sao bạn hành động ích kỷ trong một số tình huống nhất định, là hành vi được kích hoạt bởi sự bất an và sợ hãi, hay lo lắng khiến bạn thận trọng quá mức, hoặc có thể do bạn rất nhạy cảm và thiếu cảm giác an toàn. Suy nghĩ về những câu hỏi này sẽ giúp bạn soi sáng mặt tối của mình và giúp bạn tìm ra câu trả lời để quản lý tốt hơn các phản ứng của mình trước các yếu tố kích hoạt bạn. 

Việc xác định được các yếu tố kích hoạt mặt tối của bạn cũng sẽ giúp cải thiện giao tiếp của bạn với bạn bè, gia đình hoặc bất kì ai khác có thể bị ảnh hưởng bởi các phản ứng tiêu cực của bạn. 

hanh_phuc

3. Thực hành chánh niệm

Chấp nhận mặt tối của bạn và xác định các yếu tố kích hoạt có thể giúp bạn phát triển nhận thức tốt hơn về bản thân, từ đó có thể dẫn đến khả năng tự kiểm soát và chữa lành bản thân mạnh mẽ hơn. Điều này có thể trao quyền cho bạn trở thành chính mình và hành động phù hợp. Hơn nữa, nó cũng giúp giảm bớt ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, tình huống và con người đối với suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và hành động của bạn. 

Thực hành chánh niệm có thể là một cách hiệu quả để rèn luyện tâm trí của chúng ta, giúp xác định những suy nghĩ tiêu cực khi chúng nảy sinh và tìm ra các cách đối phó lành mạnh để vượt qua những tình huống khó khăn. Thực hành chánh niệm, lòng biết ơn và lòng trắc ẩn có thể giúp chúng ta chống lại những suy nghĩ tiêu cực tấn công chúng ta suốt cả ngày. 

Thực hành chánh niệm thông qua thiền định cho phép bạn tập trung sự chú ý vào thời điểm hiện tại. Mặc dù điều này đòi hỏi một chút thời gian và nỗ lực, nhưng nó có thể giúp giảm bớt những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, đồng thời thúc đẩy những cảm xúc tích cực như lòng biết ơn và sự hài lòng. 

Chánh niệm cho phép chúng ta tách mình ra khỏi cái bóng của bản thân, tập trung vào những điều tích cực và quản lý tốt hơn mặt tối cũng như những thôi thúc, ham muốn, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.

4. Nói chuyện với ai đó

Nói chuyện với một người gần gũi và đáng tin cậy về mặt tối của bạn khiến bạn cảm thấy như thế nào. Họ có thể giúp bạn có được góc nhìn mới và cách tiếp cận mới với cuộc sống.

5. Yêu bản thân

Yêu lấy chính mình, đối xử với chính mình bằng lòng tốt và lòng trắc ẩn. Hãy nhẹ nhàng với mặt tối của bạn và đối xử với nó một cách yêu thương, thay vì quan sát nó với sự sợ hãi.

6. Xem đó là cơ hội để phát triển

Nếu bạn muốn quản lý mặt tối của mình, hãy xem nó như một trải nghiệm có thể dạy cho bạn những bài học quý giá về bản thân và giúp bạn trưởng thành hơn. Nó không nhất thiết phải là một trải nghiệm tiêu cực.

dau-hieu-cho-thay-ban-on-voi-cuoc-song-doc-than-den-trushtin-unsplash

7. Không sợ hãi

Khi mặt tối của bạn bắt đầu xâm chiếm bạn, hãy tạm dừng và hít thở. Hãy để bản thân trải nghiệm những suy nghĩ và cảm xúc khó khăn khi đó xuất hiện và chấp nhận những điều đó thay vì từ chối nó. Khám phá những cảm xúc đó như một phần của quá trình chữa lành, thay vì cố gắng kìm nén nó.

8. Không quá coi trọng

Đừng quá chú ý đến mặt tối của bạn và tránh coi nó quá nghiêm trọng. Hãy xem nó như một phần tự nhiên khác của bạn. Sở hữu nó, thay vì xấu hổ về nó sẽ giúp bạn quản lý nó tốt hơn.

9. Khám phá những khía cạnh mà bạn luôn che giấu và kìm nén

Khám phá những tổn thương trong quá khứ hoặc những khía cạnh trong tính cách mà bạn cho là không mong muốn có thể khiến suy nghĩ và những nhu cầu chưa được đáp ứng của bạn trở nên rõ ràng, cũng như giúp ích cho sự phát triển cá nhân. 

10. Tham khảo ý kiến của tư vấn sức khỏe tinh thần

Trò chuyện với chuyên viên tư vấn tâm lý cũng có thể giúp bạn giải quyết mặt tối của mình. Chuyên gia sức khỏe tinh thần có thể giúp bạn đối mặt với những trải nghiệm bị ngược đãi và tổn thương trong quá khứ.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Mời xem thêm chương trình

Nợ Thanh Xuân Lời Yêu Chưa Ngỏ

 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

Năm mới xinh tươi

Năm mới xinh tươi

Trong bao bước chân nhẹ êm trên những con đường vắng Năm mới vừa đi qua với giao thừa rộn rã

Hai đầu ngọn sóng

Hai đầu ngọn sóng

Bảo thấy gia đình em rất giống một bài hát mà em hay nghe là “Ở hai đầu nỗi nhớ”, nhưng Bảo lại muốn thêm vào là gia đình có đến ba đầu nỗi nhớ lận. Vì mẹ luôn trong bệnh viện và quay cuồng với những ca cấp cứu với những bệnh nhân còn ba ở ngoài tận khơi xa, chỉ có mỗi Bảo ở nhà và luôn ngồi vào bàn ăn một mình.

Mùa đông dang dở

Mùa đông dang dở

Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Mùa đông có anh một mùa đông có anh Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Anh bên cạnh em và bên em suốt con đường

Lời ước hẹn

Lời ước hẹn

Anh có còn nhớ lời ước hẹn cùng em Lời ước hẹn năm xưa anh đã nói Lời ước hẹn trong một ngày đông cũ Khi cơn gió đông về cứ buốt lạnh tim em

Cho con cả bầu trời

Cho con cả bầu trời

Chị nói là mẹ sẽ cho con cả bầu trời này trong đó có vô vàn tình thương của mẹ gởi theo con, để ở một nơi thật xa con sẽ luôn có mẹ, luôn có tình thương của mẹ bên cạnh, và con sẽ được ấm áp được bình yên dù không có mẹ bên cạnh.

Ngày ta gặp nhau

Ngày ta gặp nhau

Anh có đếm những ngày xuân lặng lẽ Khi cả anh cả em đều cùng ngóng trông nhau Khi bao xuân qua ta cứ mãi đợi chờ Vì những niềm vui vẫn cứ còn dang dở

Nhân vật

Nhân vật "thức tỉnh" và thể loại bi kịch

Việc các tác giả xây dựng những nhân vật "thức tỉnh" có lẽ giúp người xem nhìn nhận khái quát về nhân vật sớm hơn, cũng tạo nhiều cảm xúc hơn khi xem, đọc kịch. Nhưng đồng thời cũng giúp bi kịch đi sâu hơn, khi những nhân vật đó đã hoàn thành "sứ mệnh" của mình.

Ngày toàn thắng

Ngày toàn thắng

Rồi một buổi sáng chị mở bừng mắt khi tiếng cô phát thanh viên trên đài liên tiếp đưa tin về những cuộc rút quân của giặc Mỹ, chị Nhành thấy vui như mở cờ trong bụng. Chị cứ ôm chặt con vào lòng và gọi tên anh, nhưng chị không thể biết được ngày nào là chính xác anh quay về bên chị.

back to top