Phát thanh xúc cảm của bạn !

9 câu sếp nói 'nghe vậy mà không phải vậy', đọc hiểu để dễ thăng tiến

2023-05-23 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Đôi khi, những gì sếp bạn nói không thể chỉ nghe theo kiểu "nghe sao biết vậy", bởi lẽ chúng sẽ không chỉ mang hàm ý trên mặt chữ. Đối mặt với những vị sếp "lời ít ý nhiều", bạn phải học cách hiểu được ẩn ý thực sự trong lòng sếp. Dưới đây là 9 câu mà nhân viên thường đoán sai ý sếp nhiều nhất.

***

Những lời sếp nói và suy nghĩ thực sự trong đầu sếp không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau.

Đôi khi, những gì sếp bạn nói không thể chỉ nghe theo kiểu "nghe sao biết vậy", bởi lẽ chúng sẽ không chỉ mang hàm ý trên mặt chữ. Đối mặt với những vị sếp "lời ít ý nhiều", bạn phải học cách hiểu được ẩn ý thực sự trong lòng sếp. Dưới đây là 9 câu mà nhân viên thường đoán sai ý sếp nhiều nhất.

1. "Được rồi, cậu tự xem xét rồi làm đi"

Một khi cấp dưới gặp bế tắc, câu "Cậu tự xem xét rồi làm đi" của sếp thốt ra phần lớn chỉ là câu nói trong lúc tức giận, chứ chắc chắn không có nghĩa là sếp có ý định giao toàn quyền cho bạn quyết định và xử lý vấn đề.

Thông thường, câu nói này của sếp thực chất mang hàm ý: "Tôi vẫn chưa cảm thấy thuyết phục"/ "Tôi không hề hài lòng với cách làm/ phương án này của cậu". Trong trường hợp này, nhân viên nên tìm hiểu và cân nhắc lại sao cho hợp ý sếp hơn.

2. "Để tôi nghĩ thêm đã"

Nếu sếp đọc báo cáo/ kế hoạch của bạn và nói "Để tôi nghĩ thêm đã", thực chất sếp đang ám chỉ với bạn rằng: "Nội dung có gì đó không ổn, chưa thấu đáo, cậu về xem lại đi!".

Lúc này, điều khôn ngoan nhất nên làm là chủ động tìm ra những thiếu sót và báo cáo lại với sếp, thay vì thụ động chờ sếp nói với bạn ý tưởng của mình.

dinh-menh

3. "Có cách nào thiết thực hơn không?"

Trong giới kinh doanh, vấn đề "thiết thực" nhất là "tiền". Những vấn đề như thiếu ngân sách và kinh phí thường là điều cuối cùng sếp muốn thừa nhận và nó cũng là vấn đề gây đau đầu nhiều nhất.

Do đó, khi sếp yêu cầu một "cách tiếp cận thực tế hơn", điều đó có nghĩa là sếp cần một "cách tiếp cận tiết kiệm hơn"... Hãy nhanh chóng sửa đổi kế hoạch để tiết kiệm tiền cho sếp.

4. "Gần đây công việc có suôn sẻ không?"

Khi sếp quan tâm đến công việc của cấp dưới, sếp đơn giản là đang chào hỏi xã giao một cách lịch sự chứ không thực sự muốn nghe những câu trả lời như "không tốt" hoặc "không suôn sẻ" từ cấp dưới của mình.

Nếu công việc không thuận lợi, hãy nói với sếp lúc bình thường thay vì chờ khi sếp hỏi mới kể lể.

5. "Chắc liên hoan tôi không cần đi đâu nhỉ?"

Đồng nghiệp hẹn nhau tụ tập liên hoan sau giờ làm nhưng sếp thường từ chối với lý do "có tôi ở đây, mọi người không thoải mái nên tôi không đi". Đây thực chất là một "thủ đoạn" tâm lý, ý ám chỉ nhân viên hãy "thuyết phục" mình đi. Vậy nên, trừ khi sếp đưa ra lý do từ chối rõ ràng, còn không, sếp càng từ chối cấp dưới càng nên cố gắng mời sếp cùng tham gia.

6. "Nếu tôi có gì làm không tốt, mọi người cứ nói nhé"

Sếp công khai chấp nhận những lời phê bình thường chỉ là một cách để thể hiện mối quan hệ và trên thực tế, họ vẫn hy vọng được nghe những lời tốt đẹp.

Lời khuyên ở đây là dù sếp có dân chủ và hòa đồng đến đâu thì trong tình huống này, cách ứng phó tốt nhất vẫn là khen ngợi một cách uyển chuyển còn "sự thật mất lòng" nên nói riêng, bởi nói trước đám đông sẽ khiến sếp mất mặt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình tượng của bạn trong mắt sếp.

cach-nang-cao-chi-so-eq-scaled

7. "..." (Im lặng)

Khi sếp đáp lại lời đề nghị của bạn bằng sự im lặng, nó thường có 2 ý nghĩa: nếu vấn đề liên quan đến quyết định trọng đại của công ty, nghĩa là sếp vẫn đang cân nhắc kỹ lưỡng; nếu sự im lặng kéo dài hơn 10 giây và sếp vẫn nhìn chằm chằm vào bạn một lần nữa, điều đó có nghĩa là bạn đã cung cấp thông tin chưa đủ đầy đủ. Hãy phá vỡ sự im lặng bằng một câu đơn giản kiểu: "Có ai còn điều gì cần tôi bổ sung hoặc giải thích không?".

8. "Tôi chẳng có sở thích gì"

Một số cấp dưới sẽ xây dựng mối quan hệ tốt với sếp bằng cách tìm đề tài để bắt chuyện, tặng quà… Tuy nhiên, nếu sếp không thích được cấp dưới chú ý, anh/ cô ta sẽ lạnh lùng và lịch sự từ chối: "Tôi chẳng có sở thích gì". Hành động này có nghĩa là nhân viên cứ lo mà tập trung vào công việc và đạt thành tích tốt đi.

9. "Chuyện này tôi chỉ nói với cậu thôi đấy"

Khi sếp đề cập đến việc bảo mật, điều đó có nghĩa là bạn - người duy nhất được thông báo, sẽ gánh nhiều trách nhiệm và kỳ vọng hơn những người khác, thậm chí có thể trở thành "tốt thí" nếu xảy ra những tổn thất liên quan.

Nếu như vậy, bạn có thể "rào" trước với sếp những câu đại loại như "Tôi không giỏi giữ bí mật lắm"/ "Mồm miệng tôi không kín lắm, chỉ sợ lỡ miệng thôi, có khi sếp không nên nói với tôi đâu"... để tự bảo vệ mình.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Mời xem thêm chương trình

Nợ Thanh Xuân Lời Yêu Chưa Ngỏ

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

Vì anh còn thương em

Vì anh còn thương em

Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.

Ai là bạn trong cuộc đời?

Ai là bạn trong cuộc đời?

Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.

Ánh nắng chiếu

Ánh nắng chiếu

Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu

back to top