Mùa đót chổi
2025-03-20 17:50
Tác giả:
blogradio.vn - Hân thương các học trò của mình. Tình thương yêu của Hân, một cô giáo miền xuôi vượt đèo, lội suối lên gieo chữ nơi miền ngược suốt ba năm nay là cố gắng dạy cho các em viết được những nét chữ nắn nót, vuông vắn, biết đọc ê a đánh vần hay những phép tính, bài toán đơn giản.
***
Những ngày tháng Chạp về, trên các triền núi, triền đồi, cây đót bắt đầu bung nở những búp dài, trắng xóa. Mùa thu hoạch đót chổi lại bắt đầu. Và cũng là mùa nhộn nhịp, chộn rộn nhất của học trò miền núi nơi Hân dạy học.
Bữa nay đến lớp, Hân thấy mấy cô cậu học trò lên 9, lên 10 của mình trong giờ ra chơi, ngồi thi nhau bàn tán, dặn dò:
- Cuối tuần này đi nhớ chờ tao nghe!
- Tao mới phát hiện một chỗ có nhiều đót lắm. Đợt này đi chắc sẽ bội thu.
- Ừ… trông nhanh đến cuối tuần kẻo mọi người lấy hết.
- Đúng rồi. Không có đót chổi bán thì làm sao có tết!
Chúng nói với nhau bằng giọng điệu nghiêm trọng và bằng những nụ cười háo hức. Hân nghe mà động lòng. Gắn bó với học trò miền núi đã hơn ba năm, Hân hiểu và thuộc nằm lòng những mốc thời gian các em phải mưu sinh để phụ giúp gia đình. Mùa nắng thì xuống khe xuống suối lam lũ kiếm cua mò ốc; mùa mưa lại lên rừng hái măng… và những ngày cuối năm rét mướt thì lại rủ nhau rong ruỗi khắp các triền đồi, bìa rừng chặt đót chổi về bán. Với các em, những bông đót chổi không chỉ là vẻ đẹp mộc mạc của làng bản, núi rừng quê hương mà còn góp phần không nhỏ giải quyết việc làm thời vụ, đem đến những món quà tết ý nghĩa.
Mùa đót chổi trùng vào những ngày mưa rét nhưng vẫn không khiến bước chân những cô cậu học trò của Hân trở nên ngập ngừng. Từ sớm hửng, tiếng gọi nhau đã í ới ngoài đầu núi. Hân vẫn thường gọi mấy cô bé cậu bé của mình là những bác “tiều phu” tí hon. Mặc cho mưa dầm, mặc rét thấm da thấm thịt, trong những bộ quần áo mỏng manh, rách rưới, gương mặt quắt lại vì gió núi, môi tím tái vì lạnh, chân và tay run lên bần bật vì thiếu áo ấm, vì đẫm nước mưa, nước sương đêm, những nụ cười trong veo vẫn rạng ngời trên từng khuôn mặt. Đoạn đường đi lấy đót chổi khá dài, khá dốc và khá sâu. Để có thể tìm được những cây đót chổi như ý, và để có thể khỏa lấp đi cái lạnh, cái đói, dồn sức cho những bước chân trần thoăn thoắt, các em vừa đi vừa kể cho nhau nghe những câu chuyện đã được học, những ước mơ, dự định cho một mùa tết sắp về.
Đót chổi dưới chân núi đã được mọi người thu hoạch hết. Muốn chặt được nhiều phải leo lên đỉnh núi cao. Thế là mấy cô cậu bàn nhau chia nhóm rồi cứ thế rẽ về các hướng đi. Trên những triền đồi lộng gió, chênh vênh, những bông đót đẹp nhất đã được lựa chọn tỉ mẩn bởi những bàn tay “nhuần nhuyễn, thành thục” của các cô cậu học trò. Nhớ có lần Hân tò mò hỏi từng em về ước mơ của mình sau khi có được số tiền từ việc bán đót chổi, đứa nào cũng tranh nhau nói:
- Em sẽ phụ giúp ba mẹ sắm tết.
- Em sẽ mua sách vở để đến trường.
- Còn em sẽ dành tiền mua tặng em gái chiếc áo ấm. Mấy năm nay, nó toàn mặc cái áo ngắn cũn, rách bươm.
- Em thì sẽ dành tiền mua đôi dép mới đi chơi với các bạn trong ngày tết.
Hân cảm thấy cay xè nơi khóe mắt trước những mơ ước giản dị, mộc mạc nhưng đầy ý nghĩa của những cô bé cậu bé nghèo. Nếu ở thành phố, những đứa trẻ đồng trang lứa với học trò của Hân hẳn đang được ba mẹ mua sắm cho đủ thứ. Chí ít là có đủ cơm ăn, áo mặc. Nhiều thì được ăn ngon, mặc đẹp. Thậm chí muốn gì được nấy. Còn ở miền núi nơi đây… khi cái ăn còn thiếu thốn thì làm sao cái mặc có thể gọi là đủ được. Dạy học ở làng bản, Hân và những đồng nghiệp của mình thường xuyên phải đến tận nhà học trò. Và nhiều hoàn cảnh của các em khiến Hân nghẹn bứ. Có khi, cô chỉ biết đứng lặng để cho dòng nước mắt lăn tròn xuống má. Ấy là khi chứng kiến cảnh em Vàng phải ăn ngô suốt cả năm ròng vì không có tiền mua gạo; là bữa ăn của cả nhà cô bé Reng quẩn quanh với mớ rau rừng luộc chấm muối. Rồi thì cậu bé Lâng, bữa nào được ăn cơm trắng chấm muối hột là bữa đó cậu vui không tả xiết… Có lẽ vì cái nghèo, học trò của Hân, em nào dáng vóc cũng nhỏ bé so với tuổi. Em nào khuôn mặt cũng đen nhẻm, lem luốc, mớ tóc vàng cháy, thân hình gầy guộc trông đến tội nghiệp.
Hân thương các học trò của mình. Tình thương yêu của Hân, một cô giáo miền xuôi vượt đèo, lội suối lên gieo chữ nơi miền ngược suốt ba năm nay là cố gắng dạy cho các em viết được những nét chữ nắn nót, vuông vắn, biết đọc ê a đánh vần hay những phép tính, bài toán đơn giản. Tình thương ấy còn được gửi gắm trong những bữa ăn mà cả cô lẫn trò dù chỉ là đôi ba gói mì tôm lõng bõng toàn nước sì soạt húp và cười ngặt nghẽo. Là những tập vở, cây bút, cái cặp; là những lời động viên khích lệ trong mỗi bài kiểm tra Hân nhắn nhủ với học trò. Hân đến với học trò miền núi nơi đây không ngoài lòng nhiệt huyết, tận tâm; sự đồng cảm, sẻ chia; sự mong mỏi và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp cho các em. Và cũng chính tình cảm chân thành của các em, của người dân nơi đây đã níu giữ Hân để dẫu có những lúc Hân thấy mình chông chênh lại có thêm động lực để vững vàng bước tiếp.
Một ngày nghỉ cuối tuần kết thúc, những “tiều phu” tí hon của Hân lại đến trường. Câu chuyện về đót chổi lại trở nên rôm rả sau giờ học. Đứa khoe: Hôm qua, mình đã có được 10.000 đồng từ tiền bán đót chổi. Đứa bảo: Mình sắp có đủ tiền mua áo cho em gái rồi. Mình…! Chúng cứ ríu rít như bầy chim non hót chào xuân mới. Mỗi đứa một niềm vui riêng. Không giống như năm ngoái, Hân vẫn còn nhớ những ngày tháng chạp mưa tầm tã, đứa nào đến lớp cũng mang trong mình tâm trạng nặng nề. Đứa ỉu xìu: Chiều qua về mưa tầm tã, số đót chổi mình chặt được bị ướt hết nên không bán được. Họ bảo mưa không phơi được, dễ bị mốc lắm. Thế là mất một ngày công cốc lặn lội trên núi cao. Đứa tỏ ra an ủi: Mong sao mấy ngày tới đừng mưa nữa, có thế bọn mình mới đi chặt đót chổi và mới có tiền. Đứa than thở: Tết này chắc mình không có áo mới để mặc rồi,… Nhìn những nụ cười lặng lẽ, tiếng thở dài len lén, hoen đỏ, những giọt lệ chực trào và cả những ánh mắt xa xăm đang nhìn ra khoảng trời âm u, sẫm tối, Hân nhận ra biết bao lo lắng của học trò.
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm cũ. Học trò của Hân ai cũng tỏ ra vui sướng khi chuẩn bị được nghỉ dài dài, được lên rừng chặt đót chổi đem bán, được mua những món quà ý nghĩa từ số tiền mình kiếm được. Nghĩ đến hình ảnh các em đeo gùi, nối nhau lên núi, nghĩ đến những bông đót mềm mượt phất phơ trước gió đang chờ đợi đôi bàn tay cần cù của các cô cậu học trò mang về, lòng Hân cũng trở nên rộn ràng, tươi vui như thấy tết đã bắt đầu về nơi bản làng.
© Xanh Nguyên - blogradio.vn
Mời xem thêm chương trình:
Để Không Phải Hối Tiếc Khi Ngoảnh Đầu Nhìn Lại, Bạn Hãy Duy Trì 6 Điều Này | Blog Radio
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Về để thấy tết (Phần 1)
Lúc đó, nhà vẫn là nhà, nhà có Liên, có ba và em trai của nó. Giờ với nó, cái đó không được gọi là nhà. Có thể nó vẫn sẽ về, nhưng về chỉ để nấu cho má bữa cơm, rồi lại đi. Đối với Liên, còn má mới còn gia đình, còn nhà để nó quay trở về. Còn lại, không đáng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch tiết lộ sự giàu có, ai sở hữu cả đời gặp may mắn
Mỗi số trong ngày sinh không chỉ là một ký hiệu, mà còn là một biểu tượng của năng lượng vũ trụ, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người.

Ai nói là tôi không thích cậu?
Cũng không hiểu từ khi nào, tôi bắt đầu vô thức tìm kiếm bóng hình cậu ở bất cứ đâu. Tôi tự hỏi, có phải vì tần suất cậu xuất hiện trước mặt tôi quá nhiều, hay vì một cảm xúc lạ lẫm đang dần nảy mầm mà tôi không thể diễn tả?

Bạn có nhìn thấy mình ở những năm tháng sau này
Tôi đã từng suy nghĩ rất nhiều, tưởng tượng bản thân mình của những năm về sau sẽ như thế nào, nếu vẫn duy trì nếp sống như hiện tại, có lẽ thời gian mà tâm hồn tôi héo mòn, kiệt quệ cũng sẽ không còn xa nữa.

Tuổi thơ chung lối, thanh xuân ngược hướng
Tớ không nhớ rõ mình thích anh từ bao giờ. Có thể là từ một lần anh bất ngờ đưa tay ra kéo tớ chạy dưới cơn mưa đầu hạ. Có thể là từ một lần anh lặng lẽ nhường phần quà của mình cho tớ khi tớ khóc vì bị thua trò chơi. Hoặc có thể… tớ đã thích anh từ lâu lắm rồi, chỉ là đến một ngày, tớ mới chịu thừa nhận điều đó với chính mình.

Cậu còn ở Hà Nội chứ?
Khi gió mùa đông bắc về, tôi càng cảm nhận rõ nét sự thiếu vắng của Cậu—như một nhịp điệu không còn vang lên trong bản hòa ca của cuộc sống. Hà Nội, với tất cả vẻ đẹp và nỗi nhớ, đã trở thành một phần tâm hồn tôi, nơi mà mỗi con phố, mỗi tiếng cười đều gợi nhắc về Cậu. Liệu rằng, trong những sớm mai se lạnh hay chiều hoàng hôn rực rỡ, Cậu có còn ở đây, lắng nghe những tâm tư của tôi giữa lòng thành phố này?

Những bài học sâu sắc đến từ gia đình
5 năm trôi qua, thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để tạo những bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Chúng ta không chỉ có một gia đình chung mà ai cũng sẽ có, một gia đình riêng, một cuộc sống riêng.

Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là cái gì vậy nhỉ Nghe đồn tình yêu tựa cơn ác mộng Em sợ ác mộng nên cũng chẳng muốn yêu Nhưng khi gặp anh thì sao lại khác Cơn ác mộng bỗng hoá giấc mơ xanh

Khi được mời đi ăn, hãy nhớ 3 điều không nên để giữ gìn nhân duyên
Có những quy tắc ứng xử bạn nên nhớ khi được mời đi ăn để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp.

Giữa đại ngàn bao la, có phải là nơi tình yêu bắt đầu?
Thời gian qua cô nỗ lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn nơi rẻo cao, chứng kiến từng ánh mắt trong veo của lũ trẻ sáng lên khi biết đọc, biết viết. Và cũng hơn một năm kể từ ngày cô gặp Duy - người đàn ông có đôi mắt cương nghị, giọng nói ấm áp và nụ cười hiền lành làm trái tim cô rung động.