Phát thanh xúc cảm của bạn !

img bài dự thi Lao xao trường huyện

2022-12-13 01:05

Tác giả: Phan Xuân Hậu


blogradio.vn - Năm học lớp mười một, tôi không lên lớp được mà được lưu ban học chung với các bạn khóa sau. Tạm biệt nhé các bạn lớp Đ yêu quý. Những kỷ niệm của các bạn ở lớp 12 mãi mãi là của các bạn. Còn tôi, kỷ niệm lớp 12 thì thuộc lớp mà tôi học lại.

***

Thầy Tứ dạy thể thao là người ở một huyện miền biển. Thầy có đôi mắt rất tươi. Có lần, cả lớp đi tắm biển gần nhà thầy, tắm xong, vào nhà thầy chơi. Khi hầu hết ra vườn nhà thầy hái ổi thì thầy ở trong nhà với bạn Loan. Thằng Cương từ ngoài vườn chạy vào lấy dao ra cắt ổi thì nhìn thấy thầy đang vòng tay ôm Loan vào người. Loan nhiều hơn chúng tôi hai đến ba tuổi. Trong khi cả lớp còn lơ ngơ chuyện yêu đương tình ái thì Loan đã mây mẩy với hai bầu ngực căng mọng. Loan để yên cho thầy Tứ ôm ấp cũng là chuyện thường tình. Khi thấy Cương bước vào thì thầy Tứ buông tay đứng dậy. Chuyện chỉ dừng lại ở đó mà cũng gây xì xầm bàn tán mấy ngày. Một số người nói Loan và thầy Tứ có tình ý. Loan thì hết sức thanh minh và làm như mình bị oan lắm. Tôi thì dại dột gửi cho Loan mấy dòng đại ý là khuyên Loan nên nhìn lại mình. Tức thì tôi nhận ngay được một cơn thịnh nộ từ Loan. Những chuyên đại loại như thế làm chúng tôi rất phân tâm và sao nhãng chuyện học hành.

Ngôi trường của chúng tôi ngày ấy còn nhiều cảnh quan đẹp lắm. Xung quanh trường là một cái hào sâu và rộng chừng bốn mét. Sen mọc dày, mùa hè, những cánh sen hồng điểm xuyết cạnh những chiếc lá sen xanh như anh mắt học trò ngơ ngác trước dòng đời đang ở phía trước. Bên ao sen là con đường nối với quốc lộ 1 A cách đó mười cây số. Từ mái trường này, bao thế hệ học sinh đã trưởng thành. Mỗi người một số phận nhưng ai cũng nhớ về tuổi học trò với nhiều tình cảm không thể nhạt phai.

Những ngày đầu nhập học với nhiều điều mới lạ. Năm học trước, chúng tôi còn là học sinh cấp hai đi bộ tới trường cách nhà dăm trăm mét thì nay, trường cách nhà hơn ba cây số, hầu hết đến trường bằng xe đạp. Bạn học thì đến từ nhiều nơi trong huyện.

Ngày đầu tiên, chúng tôi tập trung ở sân trường theo đội hình làng xã. Khi thầy giáo điều hành gọi tên học sinh xã nào thì học sinh xã đó đứng dậy. Gọi đến tên xã chúng tôi thì cả trường cười ồ vì con số áp đảo, đông hơn hẳn những xã khác. Ngôi trường cấp hai của xã chúng tôi được thành lập sớm nhất huyện. Đó cũng là cái nôi đào tạo tốt nhất về thành tích học tập cả về số lượng lẫn chất lượng của huyện nhà.

Lớp chọn toán của khóa học chúng tôi có ít học sinh nhất trong khối. Ở đó quy tụ nhiều học sinh giỏi các môn tự nhiên nhất. Những học sinh khi thi vào cấp ba đạt điểm 7 môn toán trở lên thì được thi chọn vào lớp này. Qua một kỳ thi  nữa thì  chọn được khoảng hơn ba mươi người từ gần ba trăm học sinh toàn khóa.

Tôi và hai người bạn cùng xóm thi đậu vào lớp này. Nhưng chưa học thì tôi rủ bạn sang lớp khác. Thầy Mười, chủ nhiệm lớp nghe chúng tôi bày tỏ nguyện vọng chuyển lớp thì đồng ý ngay. Nhưng khi nhìn thấy Thuấn thì thầy Mười nói:

- Mày là con thầy Ân phải không?

- Dạ. Thuấn trả lời.

- Để tao hỏi ý kiến thầy Ân trước rồi mới cho chuyển.

Vậy là thầy Mười giữ Thuấn lại. Sau này, Thuấn là Tiến sỹ, viện trưởng một viện khoa học khi tuổi đời con khá trẻ.

Sang lớp D để học. Chúng tôi rất thoải mái vì lớp này ít người học khá giỏi. Đa số học hành làng nhàng. Dù rất lười học và không chú tâm đến lời giảng bài của thầy cô nhưng chúng tôi vẫn lên lớp gần hết, mặc dù có phải thi lại vài môn.

Thầy Dinh chủ nhiệm lớp dạy môn toán. Ngoài ra, thầy còn kiêm bí thư đoàn trường, về sau, thầy là cố vấn ban chấp hành đoàn trường còn bí thư đoàn trường do học sinh đảm nhận. Thầy Dinh có trình độ nhưng thầy dạy nhanh nên nhiều học sinh không hiểu. Ngoài ra, vì làm công tác đoàn nên thầy ít tập trung vào chuyên môn. Thầy hay kể chuyện miền nam vì thầy đã từng vào nam dạy học và thầy kể thêm nhiều chuyện khác khiến học sinh rất quý thầy, nhất là học sinh nữ. Khi thầy và cô bí thư đoàn trường đang ở trong phòng vào đêm hội trại 26-3 thì bị một nhóm người là học trò lớp chọn toán do thầy Ngoan làm chủ nhiệm rủ nhau đi phát giác. Sự kiện gây xôn xao trong toàn trường và người ta còn làm thơ dán nơi bảng tin của trường để chế giễu thầy Dinh và cô.

Sau vụ đó, có lần thầy Dinh cầm hung khí là cái ống nghiệm xông ra đòi sống chết với thầy Ngoan.

Thầy Dinh vẫn đến lớp với thái độ rất bình tĩnh. Thầy hỏi học trò có điều gì lấn cấn về chuyện thầy bị bôi nhọ hay không? Một số bạn nữ lên tiếng bảo vệ thầy còn đa số im lặng. Tôi bị ra khỏi lớp đứng ngoài hành lang vì nghịch nhưng cũng nghe hết câu chuyện.  Trước đó, thầy Dinh đã nghỉ làm chủ nhiệm lớp và thầy Tứ là giáo viên dạy thể thao làm chủ nhiệm thay. Có lần, họp để bàn việc kỷ luật đuổi học bạn Huỳnh. Tôi là người duy nhất đứng lên bảo vệ ý kiến nên giữ bạn Huỳnh ở lại. Thầy Tứ thì bảo vệ quan điểm đòi kỷ luật đuổi học bạn Huỳnh. Thầy Tứ bị tôi cãi đến mức đuối lý, thầy Dinh phải vào can thiệp và cuối cùng, nhà trường đã ra quyết định đuổi học bạn Huỳnh. Huỳnh là một học trò đẹp trai, đá bóng rất hay, biệt danh là Huỳnh xoăn. Trong trận bóng hay nhất mùa giải năm đó, lớp chúng tôi và lớp chọn toán gặp nhau, Huỳnh là cầu thủ nổi bật nhất. Tuy nhiên, Huỳnh hay bỏ học đi chơi và rốt cuộc bị đuổi học.

Thầy Tứ ghét tôi từ sau vụ đuổi học bạn Huỳnh. Từ đó về sau, tôi luôn bị thầy cô ghét và hệ quả là càng ngày tôi càng chán học. Năm lớp 11, tôi phải lưu ban. Tôi học lại là do bị điểm yếu các môn xã hội như văn, sử, địa… còn các môn tự nhiên thì chấm điểm theo sự đúng sai rõ ràng nên các thầy không thể vì ghét mà buộc tôi rớt được.

Cùng năm học đó, nhà trường tổ chức đi tham quan khu lưu niệm làng Sen quê Bác. Học sinh nào đi thì đăng ký nạp tiền. Tôi cũng đăng ký và nạp tiền nhưng do đăng ký muộn nên tôi đi tham quan vào ngày hôm sau với những bạn lớp khác. Tuy nhiên, khi tổng kết về chuyến tham quan của trường vào ngày thứ hai đầu tuần, thầy Dinh lại nêu tên tôi là một trong những học sinh không nạp tiền mà nhảy xe đi lậu.

Những chuyện đại loại như vậy cũng khiến tôi thêm chán học.

Buồn chán, tôi hay bỏ học đi lang thang. Có lần, tôi lang thang ghé vào trại nuôi cá do chú Huề gần nhà tôi trông coi. Khi đó, tôi mới mười lăm tuổi, chưa hiểu biết mấy. Ngồi chơi với chú Huề, tôi nghe chú Huề hỏi:

- Anh đã đọc “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng chưa?

- Dạ, chưa ạ!

- Vậy thì anh chưa được đọc một kiệt tác văn chương - Chú Huề nói.

Chú Huề là một người đặc biệt. Chú bị bệnh hen nên sức khỏe yếu. Nghe người làng kể lại, chú Huề đã từng đi buôn bè nứa và buôn trâu bò ở miền núi.

Chú đã từng làm ăn rất phát đạt, nhưng rồi vì lý do gì đó mà chú không đi buôn nữa. Về làng, chú lấy vợ là một phụ nữ đã từng có chồng và một người con. Mặc dù, chú không chăm lo gia đình được như người ta nhưng chú lại yêu thương người con riêng của vợ như con đẻ. Chú hay đọc sách. Có giai thoại kể rằng: trời mưa ướt trôi cả lúa đang phơi ở sân nhưng chú Huề vẫn ung dung nằm đọc sách, mặc cho trời mưa và người nhà của chú thì đang ở ngoài đồng.

Chú Huề nói trạng rất hay. Chú kể chuyện trạng khiến trẻ con rất mê. Tuy nhiên, tôi nghe chú kể chỉ bật cười vì tôi đọc nhiều sách, những chuyện chú kể chẳng hay so với sách tôi đã đọc. Gia đình tôi có nhiều sách. Sách trong nhà từ thế hệ ông cha cho đến sách của anh trai tôi ở gần đó. Tôi cũng hay được đọc báo do anh con nhà bác ruột mượn về. Ngoài ra, cha tôi hay nghe đài radio do chị gái con nhà bác ruột đi Bungari về tặng nên chương trình văn nghệ của đài tiếng nói Việt Nam đã ngấm vào da thịt. Vì vậy, thủa nhỏ, tôi đã có ý định lớn lên sẽ thành nhà văn sáng tác hoặc nhà phê bình.

Những giờ học văn, sử, địa ở lớp không hấp dẫn tôi bằng những trang sách mà tôi đã đọc hoặc sẽ đọc. Ngoài ra, là con út hay được cưng chiều nên tôi có lối sống khá tự do theo sở thích của mình.

Thầy Bính dạy văn đeo cặp kính cận là một giáo viên mẫn cán. Thầy chỉn chu trong công việc và rất nguyên tắc chuẩn mực trong lối sống. Tuy nhiên, thầy cứng nhắc quá mà trình độ hiểu biết của thầy không cao hoặc do thầy không thể hiện hay sao mà thầy dạy rất khô cứng, chẳng có gì là cuốn hút học trò. Cô Nhân thì dạy văn có hồn hơn nhưng ngoại hình cô thì rất xấu, có đứa gọi cô là: “Răng hô cổ đất mắt chào cờ”. Cô rất ưu ái bạn Q lớp trưởng. Q cũng rất nghịch nhưng có ngoại hình đẹp trai, có uy với bạn bè nên được cử làm lớp trưởng. Khi giáo viên chia ra hai phái, một ủng hộ Quý và một phản đối Quý thì cô Nhân thuộc nhóm ủng hộ Quý. Quý nhiều hơn chúng tôi từ một đến hai tuổi. Trong lớp cũng có những bạn hơn tuổi như vậy nên chuyện yêu đương sớm hơn so với bạn là chuyện bình thường. Năm học lớp 12, Quý và bạn Thương ở cùng xóm phải lòng nhau dẫn đến có bầu, cả hai thành vợ thành chồng khi còn là học sinh. Năm 39 tuổi, Quý mất vì bệnh. Ôi! Một đời người với nhiều vui buồn đã qua. Giờ đây, linh hồn Quý có thể đang ở một nơi nào đó đang nhìn chúng tôi với cái nhìn xa thẳm…

Năm học lớp mười một, tôi không lên lớp được mà được lưu ban học chung với các bạn khóa sau. Tạm biệt nhé các bạn lớp Đ yêu quý. Những kỷ niệm của các bạn ở lớp 12 mãi mãi là của các bạn. Còn tôi, kỷ niệm lớp 12 thì thuộc lớp mà tôi học lại.

Lớp sau mà tôi học lại là lớp E, đây là lớp ghép từ lớp B và lớp E chia đôi vì tỷ lệ nam nữ không đồng đều. Lớp B nhiều nam trong khi lớp E lại nhiều nữ. Khi chúng tôi chuyển từ lớp B sang lớp E thì nhóm học sinh toàn nam của chúng tôi chưa thể hòa nhập ngay với nhóm phần lớn là nữ của lớp E.

Sau mấy tháng thì chúng tôi mới gần gũi nhau hơn.

Đó là một lớp học vui vẻ hiền lành mặc dù có những bạn trông hầm hố.

Lớp này, tôi có nhiều kỷ niệm khó quên không thể không ghi chép lại.

Lớp có thầy Thống người ở một huyện miền biển. Thầy Thống dạy toán, dạy có trách nhiệm và dễ hiểu nhưng thầy hay chửi học trò.

Trong lớp có bạn Thống cùng tên với thầy. Thống lớn hơn chúng tôi vài tuổi. Thống học khá nhưng hay bị thầy Thống chửi. Sang học kỳ hai của năm học lớp 11, Thống bỏ học, không biết bây giờ Thống ở đâu? Đã lâu tôi không có thông tin gì về Thống.

Nhà thầy Thống ở cách trường khoảng ba mươi cây số. Thầy ở lại khu tập thể, một tuần đạp xe về nhà một vài lần. Có lần, lớp chúng tôi lao động trồng rau trong khuôn viên đất của nhà trường, thầy Diễm là hiệu phó nói đùa:

-  Con thầy Thống trông giống ai chứ không phải con thầy Thống.

Tôi tưởng thật bèn hỏi:

- Không phải con thầy à thầy?

Thằng Quynh, sau này là giáo viên thể thao trong Đà Nẵng không nhịn được cười nói với tôi:

- Mày bị thần kinh à?

Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy các thầy hay đùa nhau ác thật. Thầy Diễm còn đùa anh trai tôi là giáo viên mới chuyển về vào năm tôi học lớp 12:

- Thằng Chinh mà học văn là con thầy, còn học toán là con người khác.

 Tầy Diễm có vợ là cô Yên. Cố Yên rất thân với cậu học trò lớp trưởng và rất được cô Yên yêu quý và bỏ qua cho nhiều lỗi. Trong lớp học đó có tin đồn là cô Yên và cậu học trò lớp trưởng có tư tình với nhau trên mức bình thường. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là tin đồn vô căn cứ. Ngay cả tôi, có lần chở cô giáo chủ nhiệm lớp đi thăm các bạn học trong lớp cũng nhận được ánh mắt nhìn nghi ngờ của bạn học khác lớp.

Tôi sinh ngày 4 tháng 1 năm 1975 (Theo dòng chữ mà cha tôi ghi lên cái văng nhà). Chiếu theo lịch âm là cuối năm Giáp Dần. Tuổi Dần của chúng tôi được nhận xét là mạnh mẽ, giàu ý chí. Tuy nhiên, tôi thấy cũng như những tuổi khác, trăm người trăm tính, không ai giống nhau hoàn toàn. Khổng Tử có nói: “Nhân chi sơ tính tương cận, tập tương viễn” ( Con người khi sinh ra, tính cách là gần như nhau, thói quen thì khác xa nhau).

Trong nhiều quan niệm về bản chất con người thì quan niệm của Khổng Tử là thực tế và dễ hiểu hơn cả. Còn những quan niệm khác đúng sai không rõ ràng. Ví dụ, quan niệm cho rằng, bản chất con người là ác thì sẽ phản bác được ngay: Vậy khi nhìn thấy có người bị nạn vẫn có nhiều người thương xót và muốn cứu giúp hoặc ra tay cứu giúp. Ngược lại, quan niệm cho rằn bản chất con người là thiện thì cũng sẽ bị phản bác ngay: vậy tại sao con người là thiện mà cứ tranh đấu tranh giành giết hại lẫn nhau?

Quan niệm về con người của Khổng Tử như đã nói ở trên là một quan niệm rất khoa học và biện chứng. Không như quan niệm máy móc siêu hình của Pháp gia mà Tuân Tử, Hàn Phi là đại diện hay quan điểm bản chất con người là Thiện của Mạnh tử mà sau này, nho gia kế tục. Khổng Tử là một một nhà tư tưởng sản sinh ra cả hai trường phái Nho gia và Pháp gia. Những quốc gia ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng Tử thường có tổ chức kết cấu xã hội mạnh hơn so với những quốc gia khác ở châu Á. Tuy nhiên, không có tổ chức xã hội nào là hoàn thiện, những quốc gia ảnh hưởng hoặc theo đạo Hồi họ cũng được tổ chức tốt, tuy nhiên, những quốc gia này vẫn mất đoàn kết ổn định hơn mà điển hình là các nước Trung Đông tuy cùng chung đạo Hồi mà vẫn đánh nhau chí chóe.

Những quốc gia ảnh hưởng bởi Nho giáo như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… có tổ chức ổn định dù là theo thể chế Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản.

Nho giáo và Phật giáo có một điểm chung là không siêu hình máy móc như các trường phái Triết học khác. Không thể nói Phật Giáo là duy tâm hay duy vật và cũng không thể nói Nho giáo là duy vật hay duy tâm.

Các trường phái phân biệt duy vật duy tâm rõ ràng như ở phương tây là sản phẩm của văn hóa phương tây. Khó mà tồn tại lâu dài ở phương Đông, hoặc nếu tồn tại thì cũng chỉ là cái hình thức đã bị hoặc được nhuốm màu Nho giáo, Phật giáo.

Trở lại với lớp học của chúng tôi.

Thầy Thống thì chú trọng thành tích thực chất nên thầy dạy rất có trách nhiệm. Thầy chửi học trò thì cũng chỉ là trách nhiệm làm thầy mà thôi. Tôi nhớ, năm lớp 11, tôi đang là học sinh có triển vọng mang lại thành tích học tập cho lớp thì sang học kỳ hai, tôi không được thành tích như thầy mong muốn.

Một hôm, sau kết thúc học kỳ một, đang giá rét, tôi nghỉ học ở nhà vì ốm. Khi đã đỡ mệt, đang ngồi băm rau lợn thì nghe tiếng:

- Có ai ở nhà không họ?

Mẹ tôi ra sân thì thấy thầy Thống đang bước vào nhà tôi, bên tay là chiếc xe đạp cà tàng.

Sau khi chào hỏi, mẹ tôi mời thầy Thống vào nhà và ngồi nghe thầy nói chuyện.

Đại ý, thầy nói:

- Trước đây, thầy chưa xem lý lịch của gia đình em Hậu nên không biết gia đình nhà bác có truyền thống học hành. Nay, thầy vào nhà với mong muốn gặp bác trai nhưng bác trai không ở nhà thì gặp bác gái cũng được. Sẵn đây, bác gái về nói với bác trai về tình hình học tập của con bác. Em Hậu mặc dù học được, lẽ ra em phải học khá hơn nhưng em vẫn còn thua mấy bạn trong lớp.

Sau khi nghe tôi lý nhí trình bày thì thầy Thống nhắc nhở tôi là phải cố gắng học hành hơn…

Mẹ tôi dọa, nếu còn học hành chểnh mng thì sẽ nói với cha tôi. Tôi biết tính cha tôi, cụ rất hiền nhưng khi nóng tính, cụ khiến chúng tôi rất sợ.

Tôi mang nỗi sợ này theo hết lớp học và tôi vẫn nằm trong số những học sinh có kiến thức vững vàng nhất lớp.

Lớp 11 qua nhanh, sang lớp 12, chúng tôi được đề đạt nguyện vọng chọn giáo viên chủ nhiệm.

Và cô Huyền đã được chúng tôi chọn thay cho thầy Thống dạy toán. Với cô Huyền, chúng tôi học hành vui chơi thoải mái hơn, ít áp lực hơn nhưng thành tích học tập thực chất thì yếu hơn. Hết năm lớp 12, chúng tôi ra trường mỗi người một nghề. Người ở gần quê, người ở xa quê. Kỷ niệm trường huyện vẫn lao xao mỗi lần nhớ lại. Thật khó để mà nói rằng, nếu thầy Thng tiếp tục được chúng tôi chọn làm chủ nhiệm sẽ hay hơn cô Huyền, vì rằng, phía trước chúng tôi không phải là một con đường rõ ràng mà chỉ là mờ mờ nhân ảnh. Tuy nhiên, dù là ai thì chúng tôi cũng phải bước trên đôi chân của chính mình, không thể có ai bước thay cho mình được.

Phía trước vẫn là con đường và chúng tôi vẫn còn đang bước tiếp.

© Phan Xuân Hậu - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Cuộc sống ở nước ngoài qua lời kể của những người con xa xứ | Family Radio

Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.

Phan Xuân Hậu

Phan Xuân Hậu. - Có nhiều truyện ngắn đăng ở các báo và tạp chí: Văn nghệ ( hội nhà văn VN), Lao Động cuối tuần, Hà Nội Mới, Giáo dục và thời đại, Tài hoa trẻ, Tiền Phong, Người đẹp VN, Người cao tuổi, Phụ nữ chủ nhật, Sinh Viên, Sông Hương, Sông lam và nhiều báo, tạp chí khác ( truyện ngắn đầu tay viết năm 20 tuổi đã đăng báo Giáo Dục và Thời đại số tháng 1 năm 2016). - Đã in tập truyện ngắn Đá Đỏ, nhà xuất bản hội nhà văn - Tốt nghiệp đại học khoa học xã hội và nhân văn tp HCM ( khoa triết học, hệ chính quy tập trung) Sinh năm: 1975 Nghề nghiệp: + Cộng tác viên báo chí, hội viên ban văn Hội VHNT Nghệ An. + Thợ kỹ thuật máy in, camera, mạng và máy tính Địa chỉ : Phan Xuân Hậu, xóm Phan Đăng Lưu, Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An ( gần nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu ). CCCD: 040074018715. Đt: 02386533230. 0356372760. 0989460673. MAIL: tuyenduy.1975@gmail.com; phanxuanhau6@gmail.con .

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Những con còng trên biển

Những con còng trên biển

Nhi nhìn chăm chăm vào bức tranh trước mặt. Sao lại có một sự trùng hợp đến vậy chứ, đây có phải là bức tranh mà Nhi rất thích và đặc biệt rất thích trong cả hai lần được xem ngoài con đường biển không?

Đóa hoa bên đường

Đóa hoa bên đường

Chợt, tôi bắt gặp một đóa hoa nhỏ bên lề đường. Đóa hoa ấy, mặc dù nở giữa bụi rậm và khô cằn, nhưng vẫn tỏa sáng với vẻ đẹp riêng của mình. Tôi ngừng bước, nhìn chăm chú vào đóa hoa và bắt đầu suy tư về ý nghĩa của nó.

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Đối nhân xử thế - không thể qua loa!

Tôi đã tự nhủ, dù cho có chuyện gì xảy ra, trước hết tôi phải giữ vững quan điểm cư xử phải phép, khiêm nhường, dùng sự bình tĩnh và tôn trọng để đối đãi với mọi người một cách thật thận trọng để rồi sau đó, tôi sẽ biết ai là người xứng đáng để tôi dụng tâm mà chân thành khoan dung.

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

back to top