Phát thanh xúc cảm của bạn !

Khát vọng tương lai

2012-12-19 17:28

Tác giả:


Blog Family - Thi thoảng tôi thấy tôi trong hình ảnh những em bé cao nguyên với quần áo xộc xệch, rách rưới và mặt mũi lem luốc. Ba mẹ tôi là cặp vợ chồng mắn con cứ ba năm hai đứa. Ba là y tá, mẹ thợ may và chúng tôi cứ li nhi lít nhít nghèo khổ. Bốn tuổi tôi bắt đầu ẵm em có nghĩa là cho em ăn, thay quần áo cho em và cùng em chơi từ đầu làng cuối xóm. Quần áo đã dơ bẩn cộng với nước đái em tôi trở thành con cú hôi. Tôi khóc lóc khi em lớn quá nặng không ẵm nổi phải cõng. Tôi ôm em về nhà khi em tiêu chảy suốt từ sườn xuống chân. Cạnh sườn tôi bao giờ cũng hăm tím và dáng đi vẹo vọ.

Mãi đến năm sáu tuổi tôi được đi học. Vẫn bộ quần áo ấy, vẫn mùi ấy tôi vác cặp có hai cuốn sách: một tập đọc, một tập đồ. Tôi đi học…Lạ lẫm với mọi người, chưa bao giờ được biết học là gì…nên ba ngày một chữ i không thuộc. Chiều về lại cùng em chơi khắp chốn. Ngày mai lại đến lớp.

Mẹ tôi bận bịu em nhỏ, bầu bì và khách hàng. Mẹ sanh một tháng đã ngồi dậy may vì sợ mất khách. Những rối rắm càng rối, nghèo khổ càng nghèo. Ngày ấy nhà ai cũng đông con vì chưa có thuốc tránh thai. Mẹ cam chịu phận đàn bà là sanh con và nuôi dạy con. Lương ba thấp nên sự trang trải ngày càng khó khăn.

Chúng tôi không biết đến tương lai lấy chi mà khát vọng. Tối học ê a vài chữ biết gì là khát vọng. Những trẻ quanh xóm cũng vậy. Xóm nhà lá là như thế ấy. Ngày ấy một tỉnh nhỏ trên cao nguyên vào thập niên sáu mươi chúng tôi như lá như cây. Ngoài ẵm em chúng tôi không biết gì là giải trí. Thi thoảng thấy một nhà giàu người ta mở radio to như cái thùng thiếc đựng 20lit nước. Những tiếng nói léo nhéo, ca nhạc nghe lạ tai…nghe kỳ khôi. Chúng tôi biết những câu hát bông phèng của những người bán thuốc sơn đông mãi võ. Chúng tôi bắt chước những trò chơi lạ lùng trong vài bữa. Chán rôi bỏ trở lại chơi nhảy dây, rông rắn lên mây…Chúng tôi không là trẻ khuyết tật nhưng chúng tôi khiếm khuyết về tình thương, về văn hóa…Chúng tôi lăn lóc như ngô, như khoai.

Một lần chậm lương, các em đói lả. Nhà chỉ có cơm và mắm. Nhìn thấy mắm chúng úp mặt vào vách và khóc. Ẵm em đi chơi tôi gặp kho vãi đầy bắp ở ngoài sân cát. Tôi đem em về nhà và đem rổ đi xúc. Sàng cát tôi còn bắp đổ vào thùng. Bắp hạt to và vàng sậm các em cũng không ăn được. May mắn bác nhà kế bên mua một thùng cho gà ăn. Ô! Mẹ mua mấy cây cải nấu canh thịt. Nhìn em ăn tôi thèm quá. Mẹ chưa kịp đút em đã há miệng đòi cơm. Mẹ cho em ăn rồi lại sờ bụng em. Rồi mẹ bảo chiều ăn nữa. Mẹ để dành cho tôi chút nước canh. Mà ngon ngọt thiệt. Tôi ăn chậm sợ hết…Bây giờ tôi nhìn thấy những tấm hình chụp cảnh chim mẹ mớm mối cho con tôi lại nhớ miệng em tôi ngày ấy.

 yêu thương

Khi mẹ tôi sanh đến đứa thứ sáu thì mẹ già sọm đi và ba cũng muốn ngừng ở đây. Chúng tôi những đứa lớn chỉ mới học lớp ba. Một người hiệu trưởng lớn tuổi nói với ba mẹ khi xin học cho em tôi:

- Ông bà cố cho cháu học khá hơn một chút. Tú tài cũng khó xin việc làm.

Câu nói của thầy một người có ăn học, có kinh nghiệm dạy học đã làm ba tôi suy nghĩ. Chỉ là y tá ba tôi rất ngưỡng mộ những người có tú tài. Giờ lại bảo tú tài cũng khó kiếm việc làm là sao cơ chứ? Ba đã học hỏi ở tất cả bạn bè và cả cấp chỉ huy của ba. Thể nào là hệ phổ thông, thế nào là kỹ năng làm việc: tay nghề. Dần dần ba tôi đã hiểu và chúng tôi có thêm…. một cô em út. Vâng, út thiệt. Rồi ba chuyển cả gia đình về Sàigòn dù không quen ai, không hề có cơ sở nào để bám víu ở mảnh đất xa xôi phồn hoa đô hội. Ba thuê căn nhà gỗ nhỏ xíu trong khu lao động. Rồi cả gia đình vào.

Chúng tôi bắt đầu làm quen với nơi mới đến ở. Mấy đứa nhỏ gọi chúng tôi là gia đình mọi. Mọi từ cao nguyên trở về. Gay nhất là mẹ tôi phải hòa nhập với phong cách sống, cách buôn bán (mẹ không may nữa). Đầu tiên cái tuy là nhà gỗ nhưng cũng hơn nhà tranh vách đất cũ kỹ mục rệu rạo kia, nền nhà láng xi măng trơn nhẫy không như nhà đất thỉnh thoảng để em té. Em mang vết trầy xước trên mặt (nếu ở chỗ khác tôi đã giấu) bị ba mẹ la. Dù trong xóm lao động nhưng cũng có điện. Tôi mở công tắc là điện chói lòa như ban ngày. Cái công tắc điện bằng xứ cứ quay vòng vòng. Đèn không sáng và ba lại chỉnh. Chúng tôi bắt đầu đi học lại trong sự ngỡ ngàng của trường mới và bạn mới. Chúng tôi bắt đầu ăn nói theo phong cách Sài gòn. Những đôi dép sạch sẽ hơn, quần áo đi học không còn rách rưới và hôi mùi nước đái của em. Mẹ tôi vất vả thay đổi cho chị em chúng tôi từng chút từng chút. Buổi trưa sang nhà hàng xóm ngồi nghe cải lương. Chẳng bao lâu sau chúng tôi coi ké ti vi nhà bên dù là tivi trắng đen và đầy hạt mè. Khi em tôi coi đá banh tôi cứ hỏi trái banh đâu. Chán quá em đuổi không cho tôi coi.

Chúng tôi đi học cũng ngưỡng mộ các anh chị học trung học khi còn học tiểu học. Sau đó coi anh chị học lớp mười hai là thần tượng. Ai tốt nghiệp đại học chúng tôi coi như thiên thần. Các vị ấy oai lắm, to lắm…Bao giờ bước tới thềm đại học nhỉ? Chúng tôi chăm chỉ học. Chưa bao giờ thi lại. Chị kéo em đi. Tối nào nhà tôi cũng như một trường học: Những tiếng học thật to: Rắn là một loài bò…. Bài có khi hiểu khi không nhưng cũng cố gắng hết sức. Khi tôi đậu tú tài nghĩa là tốt nghiệp lớp mười hai. Cả nhà vui hẳn lên. Có ai hiểu được niềm vui ấy không nhỉ. Mẹ tôi cười cười nói nói với hàng xóm, với bạn hàng của mẹ. Mẹ vui như mở cờ. Chiều tối đi làm về tôi khoe khi ba chưa kịp đưa xe vào sân. Ba mỉm cười thật nhẹ: “Con ba đậu là chắc đi chớ. Nhắm mắt ba cũng biết là con ba thi đậu.” Tôi ngớ người nhìn ba. Ba là trầm tính nhất bây giờ ba kiêu đến thế sao. Ba tôi tiếp: “Con không nhớ à. Ngày hôm ấy ba đưa con đi thi mà. Ba đưa đứa nào là đứa ấy đậu”. Đúng ngày ấy ba đưa tôi đi thi. Và tôi đậu vì ba. Cả hai cha con cùng cười và các em tôi đúng gần đấy ai cũng cười.

Tuần sau tôi làm thủ tục học đại học. Ngày ấy đại học không thi tuyển. Dù không thi nhưng học rất khó. Học theo hệ tín chỉ. Nhưng tốt nghiệp đại học sau giải phóng. Lớp thi rớt hơn một nửa vì nhiều lý do.

Các em tôi bây giờ ai cũng có bằng như nhau. Cuộc đời thành công cũng nhiều và vất vả vượt qua khó khăn cũng lắm. Chúng tôi đứng bằng đôi chân của mình.

Không có khuyết tật nhưng nghèo dai dẳng đeo theo. Không có câu nói của vị hiệu trưởng kia, không có sự thay đổi của ba mẹ, không có sự học hành bền bỉ mười mấy năm trời liệu chị em tôi có thành công? Xin các em bé tây nguyên ở buôn làng xa, những em bé ở vùng cao các bản làng hãy cố gắng như chúng tôi. Chắc chắn các em sẽ thành công như chúng tôi.

  • Gửi từ Nguyễn Nguyên Kim Dung

Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn 

 

Click để tham gia và cập nhật những thông tin mới nhất, cùng chia sẻ cảm xúc bất kỳ lúc nào bạn muốn với những người cùng yêu thích Blog Việt nhé!


 

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Tương tư

Tương tư

Ơ kìa em sao nỡ để tình anh Chưa bước tới đã muôn phần lận đận Sao chỉ mới nhìn thôi em đã giận Và tiếng yêu thôi em chẳng nhận lời

Lời má dạy trên mảnh đất Miền Tây chất phác

Lời má dạy trên mảnh đất Miền Tây chất phác

Ở vùng quê này, người ta sống với nhau bằng cái tình, cái nghĩa. Họ có thể không giàu có về vật chất, nhưng lòng họ luôn đầy ắp sự chân thành và nghĩa tình. Má dạy con rằng, dù sau này có đi xa, có thành đạt, con vẫn phải giữ lấy tấm lòng chân chất đó.

Hồi tưởng về tuổi thơ tôi

Hồi tưởng về tuổi thơ tôi

Đôi khi tôi tự hỏi bản thân sao giờ lại bỏ mặc người bạn thiên nhiên gắn bó thân thiết thuở nhỏ của mình, từ những cơn mưa rào rạt rơi lộp bộp trên mái tôn làm mát dịu bầu không khí tới những tán lá râm mát đã che chở tôi khỏi cái nắng tháng 6 oi ả.

Tình yêu giữa hai người giống như mảnh ghép

Tình yêu giữa hai người giống như mảnh ghép

Tình yêu giữa hai người giống như mảnh ghép, để ghép được thì cả hai mảnh đó phải hợp nhau chứ không phải giống nhau. Và muốn tìm được cái hợp nhau thì rất khó, muốn ghép lại được với nhau thì cần phải có thời gian.

Ba ơi ba đâu rồi?

Ba ơi ba đâu rồi?

Ba mẹ của anh chị tin anh chị đấy, rất mực vững chãi nữa đấy nhưng thời hạn để thực hiện lời hứa của anh chị là bao lâu vậy? Là một năm? Là năm năm? Hay cả cuộc đời để tranh giành những thứ của cải vật chất phù hoa kia...

Hối tiếc

Hối tiếc

Giọt lệ rơi trên má, ướt nhòe gương mặt, Nỗi niềm hối tiếc, đắng cay chẳng vơi. Thời gian trôi qua, như giấc mộng xa vời, Để lại bao tiếc nuối, trong lòng bồi hồi.

Lối ra trong sương mù

Lối ra trong sương mù

Những buổi sáng bên bờ biển, nơi tôi có thể chạy nhảy và vui đùa cùng những đứa bạn nhỏ trong xóm, là những lúc tôi cảm thấy như được sống trong một thế giới khác, một thế giới không bị ảnh hưởng bởi những cơn bão tố trong gia đình.

Ngày yên…

Ngày yên…

Mặc cho gió thổi bay làn tóc rối, chúng thủ thỉ thù thì với nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, nói cho nhau nghe những điều sâu kín. Người ta nói tuổi học trò là tuổi mộng tuổi mơ đâu có sai tí tẹo nào.

Thay đổi - sự thú vị của thanh xuân

Thay đổi - sự thú vị của thanh xuân

Sự thay đổi vốn dĩ luôn diễn ra trong từng phút, từng giây của cuộc đời mỗi người. Nhưng có lẽ nó chỉ thú vị và đáng yêu nhất ở năm tháng thanh xuân.

Con nợ ba

Con nợ ba

Bởi lẽ, ba muốn được nhìn thấy mẹ và con lần cuối. Con cũng không hiểu sao lúc đó con chẳng thể suy nghĩ và làm gì. Mọi thứ đến với con quá đột ngột.

back to top