Phát thanh xúc cảm của bạn !

Hãy tránh 10 điều để bạn ghi điểm trước mặt sếp và đồng nghiệp

2022-08-16 01:10

Tác giả:


blogradio.vn - Hãy kiểm soát tốt những biểu hiện dù là nhỏ nhặt nhất của bản thân để tránh “rước họa” trong môi trường công sở. Đặc biệt, trước mặt sếp và đồng nghiệp, nên tránh ngay những điều sau.

***

Rất khó để định nghĩa thế nào là một nhân viên bản lĩnh. Một số người cho rằng, dấu hiệu của một người chuyên nghiệp bao gồm dáng đứng tự tin, nhìn thẳng vào mắt người đối diện, nói chuyện một cách uy quyền hoặc bắt tay chắc chắn… Thực chất, đây chỉ là một phần nhỏ trong phong thái.

Tuy nhiên, để đánh giá một người có “non nớt” hay không, người ta đôi khi chỉ cần một vài biểu hiện. Cho dù bản thân bạn nghĩ đó là biểu hiện nhỏ, có thể bỏ qua, mọi người vẫn lưu tâm phần nào. Ấn tượng xấu về lâu dài sẽ dẫn tới nhiều hậu quả không hay, có thể khiến bạn làm việc nhiều nhưng không được ghi nhận.

Do đó, hãy kiểm soát tốt những biểu hiện dù là nhỏ nhặt nhất của bản thân để tránh “rước họa” trong môi trường công sở. Đặc biệt, trước mặt sếp và đồng nghiệp, nên tránh ngay những điều sau.

1. Lạm dụng biểu tượng cảm xúc

Các nhân viên cần hạn chế sử dụng những biểu tượng cảm xúc trong đoạn hội thoại về công việc với sếp. Không phải ai cũng có thể hiểu đúng ý nghĩa các biểu tượng cảm xúc theo thói quen tư duy của bạn. Một icon mặt cười có thể đem lại cảm giác vui vẻ cho bạn, nhưng đối với người khác, đó lại trở thành cảm giác coi thường, gây khó chịu cho họ.

"Thậm chí sử dụng biểu tượng cảm xúc trong email còn khiến đối phương nghĩ bạn thiếu chuyên nghiệp, coi nhẹ công việc này", Penelope Trunk, chuyên gia về nghề nghiệp cảnh báo.

Trong những cuộc trò chuyện phiếm ngoài lề, không ai ngăn cấm bạn thể hiện sở thích cá nhân. Nhưng khi ở vào môi trường làm việc, mỗi người đều có mối quan hệ khác nhau với đồng nghiệp thì tốt nhất nên tránh thói quen này để không khí làm việc thêm chuyên nghiệp.

phat-trien-tri-tue-tinh-than-3

2. “Chây ỳ”, hay trốn việc

"Nếu bạn nhận được 100% tiền lương, vậy trả lại 100% hiệu quả chính là điều tất yếu phần trăm nỗ lực làm việc", cuốn sách Compete Outside the Box đã chỉ ra.

Đương nhiên, chúng ta khó có thể lúc nào cũng duy trì 100% năng suất. Sẽ có những ngày mà bạn chỉ có thể đạt được 75% năng lượng để làm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy nỗ lực hết mình mỗi ngày để đem tới kết quả tốt nhất trong khả năng, dù đó có là thứ 2 mệt mỏi. 

Tác phong thiếu chuyên nghiệp ở đây chính là thái độ cố tình trốn tránh công việc. Thay vì thực hiện công việc của mình một cách chính xác, nhiều người tốn thời gian và công sức để tìm cách đùn đẩy. 

3. Liên tục bào chữa

Nếu mắc sai lầm, bạn cần khắc phục nó. Chẳng ai thích một người không những sai lầm mà lại còn thường xuyên ngụy biện, kiếm những lý do “ngớ ngẩn” cho việc không thể hoàn thành công việc của mình.

4. Thường xuyên về sớm

Về sớm 1-2 lần không phải vấn đề, nhưng nếu chúng trở thành thói quen thì thái độ của mọi người chắc chắn sẽ trở nên tiêu cực. Nếu không có một lý do chính đáng, xứng đáng để tạm gác công việc lại, tốt nhất bạn nên chấp hành nghiêm chỉnh quy định về giờ giấc làm việc của công ty. 

marisa-harris

5. Đàm tiếu về mọi người

Việc nhận xét, chê bai người khác không khiến bạn trở nên tài giỏi hơn. Đàm tiếu quá nhiều chỉ khiến bản thân trông xấu đi, nhất là ở văn phòng. Nếu không muốn bị mang tiếng là người hay “bàn ra tán vào” trong công việc, bạn nên giữ những câu chuyện cho riêng mình. Hãy nhớ "nếu không nói được gì hay thì tốt nhất hãy im lặng”.

6. Không phản hồi

Nếu nhận được một email công việc với nội dung không khiến bạn hài lòng, bạn sẽ làm gì? Cố ý phản hồi muộn hay thậm chí là “ngó lơ”?

Không kịp thời đưa ra sự phản hồi trong công việc là một hành vi thiếu chuyên nghiệp, thường khiến sếp và đồng nghiệp đánh giá bạn làm việc không hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy nội dung email không phù hợp, hãy thẳng thắn trao đổi với người gửi. 

Nếu bạn đang bận rộn với quá nhiều việc, hãy đảm bảo mình bật thông báo cho các tin nhắn liên quan tới công việc. Ít nhất bạn cũng có 1-2 giây để liếc qua nội dung mà tin nhắn gửi đến. Như vậy, bạn có thể kịp thời nắm được những thông tin gấp, cần xử lý trước. Đừng quên tốc độ xử lý công việc và khả năng làm việc theo nhóm cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu suất.

7. Liên tục nghe điện thoại cá nhân

Ở nơi làm việc, không ai cấm bạn nhận các cuộc gọi riêng tư nhưng nếu chỉ nhằm mục đích chuyện phiếm với bạn bè, gia đình thì nên hạn chế. Điều này cũng áp dụng với tin nhắn và lướt mạng xã hội.

co-gai-su-tu-doi-mat-

8. Không chú ý tới ngoại hình

Làm tóc và trang điểm là quyền cá nhân của mỗi người, nhưng bạn ít nhất cần giữ ngoại hình chỉn chu hơn tại nơi làm việc. Nữ giới không nhất thiết phải trang điểm tỉ mỉ từ khóe mắt cho đến vẽ môi, nhưng nên đảm bảo gương mặt của mình tươi sáng, hồng hào, thể hiện sức sống. Nam giới cũng không nên để râu ria lởm chởm khi tới văn phòng. 

Nhiều nhà nghiên cứu về chủ đề làm đẹp đã đưa ra kết luận chung: Những người có ưu thế về ngoại hình thường thành công hơn. Vì vậy, đừng bao giờ tiếc thời gian và công sức khi chăm sóc cho bản thân.

9. Đi làm muộn

Sẽ có những trường hợp khẩn cấp khiến bạn đi làm muộn, nhưng điều này không nên xảy ra thường xuyên. Thời gian đầu, sếp và các đồng nghiệp có thể không để ý, nhưng khi thành thói quen bạn sẽ "lọt vào tầm ngắm".

co-gai-cu-giai-doi-mat-voi-be-tac

10. Vượt quá giới hạn đồng nghiệp

Ở văn phòng, tuyệt đối đừng trở thành một người đàn ông cãi nhau ầm ỹ với vợ qua điện thoại, một người phụ nữ mang thức ăn nặng mùi tới nấu nướng ở văn phòng, một nhân viên mặc quần đùi, áo cộc, chân đi dép lê… Tuy mọi người thường nói, hãy coi công ty như gia đình, nhưng giới hạn giữa đồng nghiệp, giữa cấp trên và cấp dưới vẫn cần được đảm bảo. Đừng “tự nhiên như ở nhà”!

Theo Tổ Quốc

Mời xem thêm chương trình

Đôi bàn tay trắng biết lấy gì để yêu em? | Bản Full

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lời yêu chưa nói

Lời yêu chưa nói

Tình yêu thầm lặng suốt nhiều năm tháng đã biến thành một món quà vĩnh cửu, một sự kết nối không bao giờ bị đứt đoạn. Tôi đã học được rằng tình yêu không bao giờ kết thúc, nó chỉ thay đổi hình thức. Tình yêu của chúng tôi, bất chấp mọi khó khăn, vẫn tồn tại, và nó đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống và trái tim tôi.

Vang vọng tiếng sáo

Vang vọng tiếng sáo

Nắng chiều nhè nhẹ rọi cao Thất thanh tiếng hót lao đao giữa đời Sáo đi khắp mọi phương trời Lần theo gió mát à ơi thân mình.

Đời là những cung đường

Đời là những cung đường

Đi sai đường không có nghĩa sẽ sai đích đến. Hãy nhớ rằng, “chỉ cần có niềm tin, đi đường nào rồi cũng sẽ tới đích”. Đi đường vòng sẽ xa hơn nhưng bạn sẽ ngắm nhìn được nhiều thứ mới lạ hơn mà những “bước chân mòn” sẽ không thể có được.

Cho em gần anh thêm một chút nữa

Cho em gần anh thêm một chút nữa

Cảnh ôm lấy con người nhỏ bé ấy vào trong ngực mình, vỗ về, an ủi như một đứa con nít. Thảo nấc lên từng tiếng thổn thức mà trái tim đau như cắt vì biết rằng từ đây tình yêu trong cuộc đời mình không còn trọn vẹn nữa, không còn là tình yêu của cá nhân nhưng là của mọi người.

Hẹn ngày trái tim qua giông bão

Hẹn ngày trái tim qua giông bão

Cả hai đối diện nhau, ánh nhìn giao nhau, chạm đến nhau, yêu thương nhau. Tình Yêu trên đời này có lẽ cũng muôn hình vạn trạng như bầu trời, nó hàm chứa Gió, Mưa, Sao, Mây, Mặt Trăng, Mặt Trời và ngàn vạn điều khác.

Có thể chúng tôi không còn bên nhau, nhưng tình yêu vẫn tồn tại

Có thể chúng tôi không còn bên nhau, nhưng tình yêu vẫn tồn tại

Có thể là chúng tôi không còn bên nhau, nhưng tình yêu và kỷ niệm đó vẫn tồn tại. Đôi khi, trong những giây phút lặng im, tôi cảm nhận được hơi thở của những kỷ niệm đó, và tôi biết rằng tình yêu thanh xuân mà chúng tôi đã trải qua là một phần quan trọng của cuộc sống của tôi.

Từ thích đến theo đuổi

Từ thích đến theo đuổi

Tuy nhiên, tôi lại sợ mình sẽ bỏ cuộc giống như tôi đã từng làm với rất nhiều sở thích khác. Tôi sợ mình không đủ cam kết, không đủ bền bỉ để theo đuổi đam mê.

Quê hương hai tiếng thân thương ấy

Quê hương hai tiếng thân thương ấy

Quê hương hai tiếng thân thương ấy Nung nấu hồn thơ đến cháy lòng Cuộc sống mới thay da đổi thịt bao sắc màu rực rỡ mênh mông.

Tất cả chỉ là lần cuối thôi

Tất cả chỉ là lần cuối thôi

Ừ tất cả chỉ là lần cuối thôi Dẫu cay đắng hay ngọt ngào cũng thế Nhưng anh ơi làm sao em có thể Khóc lần cuối cùng rồi quên.

Con à, khi về già hãy sống như ông nội con

Con à, khi về già hãy sống như ông nội con

Những lời ông nói, những từ ông giảng giải lúc nào cũng đầy ắp trái tim nhỏ bé của tôi, như truyền động lực để tôi bước tiếp mỗi ngày thật mạnh mẽ. Không khí thu mát mẻ, lá vàng khẽ rơi tôi mơ màng suy tư một ngày nào đó tôi cũng sẽ già đi, cùng con cháu đầy đàn, cũng làm vườn và kể cho chúng nghe những câu chuyện ngày xưa, cũng dạy cho chúng những bài học quý giá, cũng sẽ như ông trở thành một người đầy thông thái, cũng sống cuộc sống thật hạnh phúc trọn vẹn, sum vầy bên gia đình, cũng sẽ viết nên một cuộc đời bình dị và ý nghĩa như ông như bao người chúng ta.

back to top