Phát thanh xúc cảm của bạn !

Gửi đến anh nơi xa một lời… nhẹ như mây khói

2009-02-03 15:50

Tác giả:


(Blog Việt) - Tự nhận lấy về mình những nỗi buồn không vu vơ của cõi đời và cõi người, Trịnh Công Sơn xem mình như một kẻ du ca. Cũng vậy nên quan niệm sáng tác của anh tưởng như nhẹ bẫng, giản đơn nhưng đầy sự phiêu diêu của những gì tinh túy nhất trong xúc cảm của người nghệ sỹ. Anh viết: “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...”.

Trịnh Công Sơn là kẻ hát rong số một mà nhân gian này như một cõi tạm theo cách nhìn của thiền học để âm nhạc của anh cất lên bằng tiềm thức, bằng tất thảy sự nhạy cảm của tâm hồn rồi nâng lên một cung bậc cao nhất của cảm xúc đấy là linh cảm. Một linh cảm mong manh về giấc mơ đời hư ảo của tình yêu và thân phận.

Chẳng biết có phải “tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người” như một triết lý của Phật giáo hay không, nhưng quả thật niềm vui trong anh nhỏ nhoi lắm để rồi âm nhạc anh mới lay động, ám ảnh và day dứt bao tâm hồn nhạy cảm đến vậy. Cũng lạ, anh sinh ra đã lãng du rồi. Cuộc đời Trịnh như những cuộc thiên di của định mệnh, để qua bao bước ngoặt chỉ có âm nhạc neo đậu lại nơi anh như một thứ nợ trời đày. Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 ở một địa danh có tên là Lạc Giao ở Đăk Lăk. Nhưng Trịnh lớn lên tại Huế và rồi thì thi tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Cái lạ nữa là khi nghe âm nhạc của Trịnh từ giai điệu, tiết tấu đến ca từ, tất cả đều đạt đến độ chuẩn mực của nghệ thuật, ấy vậy nhưng anh lại chẳng qua một trường lớp đào tạo nào cả. Với Sơn, âm nhạc để viết nên những giấc mơ đời hư ảo và anh chỉ có tự học mà thôi. Và như vậy có thể nói trong anh là một tài năng thiên bẩm, một năng khiếu trời cho anh và chỉ duy nhất cho anh mà thôi. Bảy nốt nhạc neo lại và tung hứng trong tài năng của Trịnh để rồi anh viết nhạc mà nói như Văn Cao là “dễ như móc từ trong túi ra”.

Nhạc Trịnh sang trọng và ai yêu âm nhạc của anh, hiểu âm nhạc của anh đều có một tâm hồn thực sự sang trọng. Tôi nói “thực sự” là bởi lẻ ai yêu âm nhạc của anh thì đều biết thực sự thông cảm, thực sự sẻ chia, thực sự nhạy cảm để rồi chính những điều này làm nên sự sang trọng cho tâm hồn. Tôi ngàn vạn lần biết ơn anh và các tác phẩm âm nhạc của anh bởi mỗi khi cất lên tiếng ca như ưu phiền với những lời ca đau trên môi thì tôi biết mình thực sự có một tâm hồn sang trọng. Ít nhất là cũng là một thứ đáng quý trong cõi sống xô bồ này…

Mời bạn click vào đây để nghe ca khúc Tiến thoái lưỡng nan

Nhiều lần tôi bảo với bạn bè ai nội tâm quá, yếu đuối nghe Trịnh thì dễ bị âm nhạc của anh “vận vào mình”, tôi chưa già để nói bằng sự trải nghiệm nhưng tôi có những người bạn già, những người mê Trịnh và yếu đuối. Cuộc sống của họ có gì đó gần như là tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận bởi những sự cô đơn và nỗi buồn mơ hồ như gió, như mây hay như cánh vạc bay thường thấy trong âm nhạc của anh.

Vậy nên nghe Trịnh cũng cần phải có một bản lĩnh,bản lĩnh ấy là biết cách hóa giải sự ám ảnh để tìm lấy sự cân bằng trong cảm xúc. Mà điều này rất cần cho những người trẻ tuổi trong cuộc sống năng động mà bộn bề này. Sự ủy mị thời nay vẫn là một cái gì đó yếu thế, phải không?

Nhớ Trịnh Công Sơn, kỷ niệm ngày sinh của anh, tôi viết những dòng này cũng từ cảm xúc của mình. Viết trơn tuột như “lấy chữ từ trong túi ra”, cũng bởi lẽ âm nhạc của anh đã “vận” vào tâm hồn tôi từ lúc nào tôi cũng không biết nữa…

0 giờ ngày 28 tháng 2 năm 2008

Gửi từ Blog Min Min

Về tác giả bài viết: Min Min - "Bán nỗi nhớ mua nụ cười/Vui đi em...cả cuộc đời mấy giây!"

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

Năm mới xinh tươi

Năm mới xinh tươi

Trong bao bước chân nhẹ êm trên những con đường vắng Năm mới vừa đi qua với giao thừa rộn rã

Hai đầu ngọn sóng

Hai đầu ngọn sóng

Bảo thấy gia đình em rất giống một bài hát mà em hay nghe là “Ở hai đầu nỗi nhớ”, nhưng Bảo lại muốn thêm vào là gia đình có đến ba đầu nỗi nhớ lận. Vì mẹ luôn trong bệnh viện và quay cuồng với những ca cấp cứu với những bệnh nhân còn ba ở ngoài tận khơi xa, chỉ có mỗi Bảo ở nhà và luôn ngồi vào bàn ăn một mình.

Mùa đông dang dở

Mùa đông dang dở

Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Mùa đông có anh một mùa đông có anh Em nhớ hoài mùa đông năm ấy Anh bên cạnh em và bên em suốt con đường

Lời ước hẹn

Lời ước hẹn

Anh có còn nhớ lời ước hẹn cùng em Lời ước hẹn năm xưa anh đã nói Lời ước hẹn trong một ngày đông cũ Khi cơn gió đông về cứ buốt lạnh tim em

Cho con cả bầu trời

Cho con cả bầu trời

Chị nói là mẹ sẽ cho con cả bầu trời này trong đó có vô vàn tình thương của mẹ gởi theo con, để ở một nơi thật xa con sẽ luôn có mẹ, luôn có tình thương của mẹ bên cạnh, và con sẽ được ấm áp được bình yên dù không có mẹ bên cạnh.

Ngày ta gặp nhau

Ngày ta gặp nhau

Anh có đếm những ngày xuân lặng lẽ Khi cả anh cả em đều cùng ngóng trông nhau Khi bao xuân qua ta cứ mãi đợi chờ Vì những niềm vui vẫn cứ còn dang dở

Nhân vật

Nhân vật "thức tỉnh" và thể loại bi kịch

Việc các tác giả xây dựng những nhân vật "thức tỉnh" có lẽ giúp người xem nhìn nhận khái quát về nhân vật sớm hơn, cũng tạo nhiều cảm xúc hơn khi xem, đọc kịch. Nhưng đồng thời cũng giúp bi kịch đi sâu hơn, khi những nhân vật đó đã hoàn thành "sứ mệnh" của mình.

Ngày toàn thắng

Ngày toàn thắng

Rồi một buổi sáng chị mở bừng mắt khi tiếng cô phát thanh viên trên đài liên tiếp đưa tin về những cuộc rút quân của giặc Mỹ, chị Nhành thấy vui như mở cờ trong bụng. Chị cứ ôm chặt con vào lòng và gọi tên anh, nhưng chị không thể biết được ngày nào là chính xác anh quay về bên chị.

back to top