Phát thanh xúc cảm của bạn !

Cuộc đời này con còn được gặp ông bà bao nhiêu lần nữa?

2013-06-27 09:06

Tác giả:


Blog Family

Đường về nhà ông bà nơi phố huyện nghèo từng thân thuộc với con tự nhiên xa lạ tự bao giờ. Xuống xe ở gần bưu điện thị trấn,
con trở về sau bao năm xa cách mà chẳng nhớ nổi đường về. Tự hổ thẹn với lòng mình, con hỏi một cô bán nước mía ở lề đường, chỉ cần nói tên ông bà ra thôi là cô biết con là cháu ngoại của ông bà bởi con có khuôn mặt mà dáng dấp rất giống mẹ con thời trẻ. Ở cái phố huyện nhỏ này,  nhắc đến ông bà thì ai cũng biết!

Đường vào nhà ông bà giờ sao xa xôi và rậm rạp quá. Xóm đầm ấy gần nghĩa địa và bãi rác của thị trấn nên người ta đã chuyển đi hết, hầu như chẳng còn ai. Chỉ còn ông bà vẫn sống ở đó, bao năm gắn bó với mảnh đất đó, giờ con cháu có bảo thế nào cũng không chịu bán.

Con nhớ ngày xưa mỗi lần về nhà ông bà ngoại con vui như được đến xứ sở thần tiên. Nhà ông bà có rất nhiều cây trái, nào là khế, nào là mít, ổi, dâu, xoài,…Đúng như câu thơ:

    “Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày”

Ông bà nuôi nhiều loài vật, từ gà, vịt, ngan, ngỗng đến những vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Ngôi nhà lúc nào cũng rộn rã những âm thanh. Nhà ông bà gần cái đầm lớn, mùa nước nổi, ông thường đi đặt đó, quăng lưới để bắt con cá, con tôm. Cái đầm này thông với sông Hồng nên một năm có một mùa nước lên, một mùa nước cạn. Mùa nước lên ngày nào ông cũng bắt được mấy rổ tôm cá đủ loại để bà mang đi chợ bán. Đến mùa nước cạn ông bà lại trồng lúa, có năm chưa kịp gặt thì lũ lụt đã kéo về nhấn chìm hết cả hoa màu. Ở xóm đầm nhà ông bà, con có cảm giác như đây là một vùng đồng bằng thu nhỏ giữa lòng một huyện miền núi. Ông bà đều là người miền xuôi lên đây lập nghiệp, khai hoang, mang theo cả cái văn hóa vùng sông Hồng, cả cái tình chân chất, thật thà của những người nông dân chân lấm, tay bùn.

Làm công nhân mấy chục năm ở nhà máy, đến khi về hưu ông bà lại quay về với cuộc sống nông dân. Các cậu, các dì đều khuyên ông bà nên nghỉ ngơi an hưởng tuổi già với đồng lương hưu cũng không quá ít ỏi, có gì con cháu sẽ chu cấp thêm. Nhưng ông bà có một tuổi thơ cơ cực quá, ông bà yêu lao động từ khi còn tấm bé, không làm thì lấy cái gì mà ăn. Vì không có cái ăn nên ông bà mới phải xa quê hương đi xa xứ lập nghiệp. Có lẽ vì làm nhiều quá và suy nghĩ nhiều quá nên bà con mới ngã bệnh. Gánh nặng trên vai ông ngày một nặng thêm.

Người ta nói: “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Cuộc sống mưu sinh khiến bố mẹ con và các dì, các cậu không thể túc trực bên ông bà thường xuyên được. Chỉ khi cuối tuần, ngày nghỉ mới về được với ông bà. Ông bà cũng không muốn về ở với đứa con nào. Vẫn là hai thân già sớm hôm lọ mọ cùng nhau.

ong ngoai


Con lững thững bước vào cổng, ông nhìn thấy con nhưng không nhận ra cho đến khi con vào tận sân, chào ông thì ông mới nhận ra. Ông đã già rồi, mắt đã kém lắm rồi.

-    Nga đấy hả con. Mắt ông giờ kém quá, ông chẳng nhận ra con nữa. Ông cứ nhắc mày mãi, bảo mẹ mày cho mày về chơi với ông bà. Sao mấy năm nay mày không về nhà ông bà hở con?

Cổ họng con nghẹn lại, không nói nên lời. Con không có lí do nào để tự bào chữa cho mình cả. Không về thăm ông bà, đó là lỗi của con.

-    Thôi rửa mặt mũi chân tay đi rồi vào chơi với bà. Bà đang ngồi ở trong nhà đấy.

Con bước vào trong căn nhà nhỏ, bà nằm trên ghế trông như tàu lá héo, mái tóc bà đã cắt ngắn từ bao giờ. Ông vừa đỡ bà ngồi dậy, vừa nói: “Đấy, bà cứ ngồi một lúc là lại đổ rạp xuống. Bây giờ bà ngồi cũng không vững nữa. Có lần ông mải làm ngoài sân, lúc vào nhà thì bà đã nằm lăn dưới đất rồi”.

Vừa nhìn thấy con, bà òa lên khóc. Con ôm lấy vai bà, hỏi: “Bà ơi, sao bà lại khóc? Bà còn nhớ con không?”. Bà không nói gì mà chỉ khóc, khóc không ra nước mắt, những tiếng khóc khô khốc của tuổi già. Ông bảo: “Bà bây giờ không nói chuyện được nữa. Bà không biết gì nữa”. Con xót xa lòng. Vậy là con không có cơ hội nào được trò chuyện với bà nữa rồi. Con chẳng còn cơ hội nào được nghe bà hỏi han, được khoe với bà những điều mà con làm được ngoài kia nữa.
Con nhớ ngày bà còn khỏe mạnh, bà thường đi chợ bán rau, tôm cá, gà vịt và mỗi lần bà về bà lại mua cho con đồng quà, tấm bánh. Nhưng ngày đó đã xa xôi lắm vì bà bị tai biến đã gần chục năm nay rồi. Thời gian đầu, bà có hồi phục dần nhưng sau đó sức khỏe của bà ngày một xấu đi.

Con đi lang thang trên bờ đầm, mới có mấy năm mà khung cảnh thay đổi nhiều quá. Không còn từng đàn vịt trắng phau phau bơi lội dưới đầm nữa. Chẳng còn hoa thơm trái ngọt như ngày xưa. Trước mặt con là một khung cảnh hoang tàn xơ xác, gợi lên trong lòng con một cái cảm giác về sự lụi tàn. Mấy năm qua bà ốm, ông phải bỏ hết công việc đồng áng để chăm sóc cho bà. Ông không còn đi đánh lưới, cất vó nữa. Trước kia con về, thấy ông bà phơi cả sân ngô đầy ắp, bây giờ chỉ còn một đống ngô con con, làm không xong thì ông lấy bạt che lại để mai làm tiếp, ông không còn tham công tiếc việc như những ngày còn khỏe mạnh.

Lần này về ông hay nói về cái chết khiến con không được vui. Ông nuôi một con chó vàng làm bạn, ông chiều nó như công chúa. Ông bảo: “Bây giờ bà như vậy rồi. Nếu con không về thì cũng có ai nữa đâu. Thôi thì ông nuôi nó làm bạn tuổi già”. Ông giữ con ở lại chơi với ông bà vài ngày, nhưng con cũng không ở được. Con được một công ty nhận vào làm khi vừa mới tốt nghiệp, con chỉ xin họ được một tuần để về thăm quê, thăm ông bà và bố mẹ con. Con xin lỗi. Nhất định con sẽ trở về thăm ông bà nhiều lần nữa.

Lúc con đi, con chào bà, bà gật gật đầu rồi đưa mắt về phía lồng chim treo gần cửa sổ nói: “Nhìn kìa”. Đó là câu nói duy nhất con nghe được, sau đó bà lại khóc, những tiếng khóc khầng khậc. Phải chăng bà đang muốn nói con như một cánh chim sổ lồng? Con giật mình chợt nghĩ: “Cuộc đời này con còn được gặp ông bà bao nhiêu lần nữa?”.
  • Nguyễn Hằng Nga

Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.




Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Hành trình đi đến tự do

Hành trình đi đến tự do

“Dám bị ghét” không bênh vực cho tôi, không đứng về phía tôi, ngược lại, nó giải thích một cách hợp lý tất cả nguyên nhân khiến tôi chọn sống một cuộc đời tệ bạc như vậy.

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Hãy trao yêu thương khi còn có thể

Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa

Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em

Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.

Lá thư gửi đến thiên đường

Lá thư gửi đến thiên đường

Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.

Đắng cay

Đắng cay

Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi

Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.

Đơn phương yêu một người

Đơn phương yêu một người

Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?

Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Câu chuyện về một nhà thơ…!

Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.

back to top