Phát thanh xúc cảm của bạn !

Công việc là cách tốt nhất để bạn chứng minh bản thân, nhưng tại sao nhiều người lại cảm thấy 'khốn khổ' vì nó?

2021-09-01 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Nhiều người luôn cảm thấy căng thẳng, thậm chí "khốn khổ" vì công việc. Dưới đây là những điều mà giáo sư Steven Vallas cho rằng mỗi người luôn phải đối mặt trong công việc để thể hiện cái “tôi”, giá trị của mình, từ đó khiến áp lực trong công việc gia tăng.

***

Áp lực từ gánh nặng công việc - không ngoại trừ ai, kể cả những công dân của quốc gia giàu có nhất thế giới.

Giáo sư Xã hội học tại Đại học Northeastern - Steven Vallas nói: “Công việc chính là minh chứng cho những giá trị của bạn”. Chính vì vậy, để có được công việc đáp ứng điều kiện sinh hoạt, cũng như môi trường chuyên nghiệp, yêu thích, nhiều người sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn để có được nó. Thậm chí, công việc còn thể hiện rõ cái “tôi” và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, dù bạn có là công dân của Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào.

lang-nghe-ban-3

Nhiều người luôn cảm thấy căng thẳng, thậm chí "khốn khổ" vì công việc. Dưới đây là những điều mà giáo sư Steven Vallas cho rằng mỗi người luôn phải đối mặt trong công việc để thể hiện cái “tôi”, giá trị của mình, từ đó khiến áp lực trong công việc gia tăng.

1. Tâm lý lo lắng, cảm thấy không xứng đáng

Không có ai trong chúng ta muốn ngày mình bị sa thải khỏi công ty do cắt giảm nhân sự, thiếu năng suất làm việc,.. sẽ xuất hiện trong cuộc đời mình. Bởi lẽ, nếu việc này xảy ra, bạn không chỉ lo lắng về khoản chi phí sắp tới không thể chi trả, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của bản thân và gia đình.

Đối với người lao động, việc sa thải luôn là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân. Giáo sư Xã hội học tại Đại học Bang Washington - Jennifer Sherman đã từng đến nghiên cứu tại một thị trấn miền núi nghèo ở Bắc California và cho biết: “Những người thất nghiệp ở đây nói rằng họ bị mắc bệnh về trầm cảm. Thậm chí, họ nói rằng họ thực sự căm ghét bản thân họ và không thấy xứng đáng khi tồn tại”.

công-việc-cũ-3a

Điều này đặt ra câu hỏi: “Công việc và giá trị của bản thân có mối liên hệ gì với nhau mà có thể làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của một người?”. Các nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học lý giải rằng: “Trong văn hóa Mỹ, có 3 trụ cột chính để tạo ra mối liên kết này, đó là: đạo đức làm việc, chủ nghĩa cá nhân và địa vị của Mỹ trên trường quốc tế. Điều này đã khiến người dân cảm thấy có nhiều áp lực trong việc làm”.

2. Chủ nghĩa cá nhân luôn được đề cao

Khác với nhiều quốc gia ở Châu Á, phương Tây thường đề cao chủ nghĩa cá nhân. Trong đó, Mỹ là một trong những “nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân nhất trên thế giới”. Giám đốc điều hành của Hofstede Insights, ông Egbert Schram từng nói: “Nếu bạn hỏi người Mỹ dành bao nhiêu thời gian cho bản thân mình. Câu trả lời thường là 91% thời gian để sống và làm những điều họ muốn”.

Chính vì vậy, những người sống theo chủ nghĩa cá nhân thường tin rằng, thành công của một người là nhờ vào khả năng, tài năng và sự chăm chỉ của họ chứ không phải là do mối quan hệ họ hàng hay người thân làm trong ngành nghề đó.

vai_rộng

Qua đó, khi bị thất nghiệp, nhiều người có xu hướng tự trách mình. Họ tự nghĩ mình còn nhiều thiếu sót chứ không bao giờ đổ lỗi do ngoại cảnh hay những người xung quanh tác động lên họ.

3. Giá trị của đồng tiền luôn được coi trọng

Nhà tâm lý học Tổ chức Gena Cox cho biết: “Xã hội Mỹ được xây dựng dựa trên tác động, tầm quan trọng của đồng đô-la. Chính vì vậy, đồng đô-la rất quan trọng trong mỗi người dân”. Và chúng ta cũng dễ thấy điều này ở nhiều quốc gia khác.

Chúng ta đi làm để mưu sinh, để tìm kiếm thành công và vị trí trong xã hội này. Đương nhiên, để thể hiện mình là người có địa vị có rất nhiều cách. Tuy nhiên, cách dễ dàng nhất để có thể thể hiện nó chính là số tiền mà bạn kiếm được trong sự nghiệp của mình hoặc chức danh mà bạn đang sở hữu. Vì thế, nhiều người đi làm thường đặt nặng tài chính và danh tiếng của mình trên vai.

4. Làm việc cật lực không đồng nghĩa với việc có nhiều hạnh phúc

Không có gì sai khi chúng ta đặt ra mục tiêu phải chăm chỉ để phấn đấu có một vị trí, địa vị tốt trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sức khỏe của mình luôn được thoải mái và cảm thấy hạnh phúc, hãy cân bằng việc thư giãn và làm việc. Điều này cũng có thể nhìn thấy ở những người Mỹ.

cs

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2020, 5 quốc gia hạnh phúc nhất hàng đầu là Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy, những quốc gia có mạng lưới an toàn xã hội mạnh mẽ, các tổ chức đáng tin cậy, các chính phủ hoạt động tốt, chất lượng cuộc sống cao và chú trọng công việc - cân bằng cuộc sống, thay vì chỉ đơn giản là làm việc.

Qua đó, Ashley Whillans, Giáo sư tại trường Harvard cho biết: “Hãy chú ý đến sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Đừng tạo quá nhiều áp lực cho công việc của mình”.

5. Gieo niềm tin sau những thất bại

Nếu bạn bị thất nghiệp, đừng nản lòng mà hãy tự mình hỏi 3 câu hỏi sau: “Bạn thích điều gì về bản thân mình?”, “Bạn coi trọng điều gì trong cuộc sống này?”, và “Điều gì thực sự khiến bạn cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn ngoài công việc và sự nghiệp của mình?”. Điều này sẽ giúp bạn có tự tin hơn trong cuộc sống.

Đây cũng là cách giúp bạn gieo niềm tin của mình sau những thất bại trong công việc. Mặc dù đứng trước đại dịch, nhiều người đã bị mất việc cũng như khó khăn trong việc trang trải cuộc sống, nhưng bên cạnh đó, chúng ta vẫn còn nhiều niềm vui, động lực khác để thúc đẩy mỗi ngày.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Mời xem tiếp chương trình

Hikikomori – Khi cô đơn trở thành niềm an ủi l Sống đẹp

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Sắc hoa vàng trong nắng

Sắc hoa vàng trong nắng

Chưa bao giờ nó thật hạnh phúc như vậy, tết này sẽ là một cái tết mà nó sẽ ghi nhớ suốt đời, nó cảm nhận được tình thương của ba của mẹ của chị dành cho nó là to còn hơn cả bầu trời nữa.

Để có được hạnh phúc gia đình

Để có được hạnh phúc gia đình

Chúng ta có thể vì gia đình mà sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, gian nan ngoài kia chỉ mong sao khi về nhà cái chúng ta được nhìn thấy là những nụ cười hồn nhiên và ngây thơ của những đứa con bé bỏng của mình, và được nghe câu nói đầy ấm lòng: "Cha, mẹ đã về".

Hoa xoan ngày ấy

Hoa xoan ngày ấy

Ngày nhỏ trên lưng trâu Tôi ngửi mùi xoan đâu Cánh hoa phủ quanh đầu Một thời trong kí ức.

20 tuổi và những thay đổi

20 tuổi và những thay đổi

Thay đổi không phải là điều gì quá tồi tệ hay đáng sợ, miễn là mình hài lòng và tự tin với nó. Chúc cho những ai đang loay hoay trên hành trình trở thành người lớn giống mình mỗi ngày đều có lí do để tiếp tục tiến về phía trước.

Trăm năm bên nhau

Trăm năm bên nhau

Đôi mắt, tôi đang nhìn về phía trước và đang nhìn mọi người bằng chính đôi mắt trên trang giấy trắng của tôi ngay lúc này.

Niềm vui trọn tim anh

Niềm vui trọn tim anh

Ai cũng khen anh Cường, họ nói đúng là cha nào con nấy, là họ nói đến cái tâm của hai ba con anh Cường. Ba mất rồi giờ đến lượt con cũng mang hết tâm huyết và công sức để cuộc sống được sống thêm ý nghĩa và cuộc đời có thêm nhiều tình người rộng mở hơn.

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Bạn đang che giấu cảm xúc?

Có những khoảng thời gian, chỉ cần chạm nhẹ vào kí ức cũng khiến chúng vụn vỡ. Dù có cố lờ đi thế nào thì vết thương trong tim vẫn ở đó, cảm xúc hỗn loạn ấy khiến bản thân rơi xuống khe vực bóng tối.

Ở lại hay ra đi

Ở lại hay ra đi

Ngắm nhìn anh - người thiếu niên em thương Cất lên khúc ca ấy Cùng hào vào mơ mộng em của em

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Lời hứa tháng mười (Phần 2)

Cuộc hẹn chụp ảnh này, Phong cảm thấy có chút mong chờ. Khi bạn được gặp người tạo ra thứ bạn thích, trong bạn đã tồn tại một sự ngưỡng mộ về tài năng con người đó. Phong nghĩ mình nên kết bạn với anh chàng thú vị này.

Yêu “Nhạt

Yêu “Nhạt" nhưng “Lành"

Mình cố gắng nói ít đi, làm nhiều hơn. Kết quả là cách mình trả lời cho câu hỏi “Có yêu không?" Bởi mấy ai chấm điểm quá trình, cái cuối cùng chúng ta quan tâm chẳng phải là đích đến tròn, méo, vuông vức ra sao đúng chứ?

back to top