Phát thanh xúc cảm của bạn !

Con nợ cha lời cảm ơn và xin lỗi

2016-07-01 01:28

Tác giả:


blogradio.vn - Năm tôi mười một tuổi, tôi ra học ở huyện. Tôi mặc cảm và xấu hổ khi bị hỏi về nghề nghiệp của cha mình. Tôi đã nói dối rằng cha tôi là thầy giáo ở một ngôi trường danh giá. Những tưởng lời nói dối ấy đã trôi qua, nhưng ngày cha đến trường đón tôi cùng chiếc xích lô cũ kỹ, tôi chẳng dám nhìn lại. Lũ bạn bắt đầu xì xào nhỏ to, chỉ trỏ vào cha và nhìn tôi bằng ánh mắt ái ngại dè bỉu. Tôi xấu hổ vô cùng, lầm lũi leo lên chiếc xe xích lô. Trong phút chốc, tôi khó chịu và cáu gắt: “Từ nay về sau cha đừng rước con nữa, con thấy xấu hổ lắm”. Tim tôi như chững lại một giây lát. Tôi vừa nói gì với cha vậy? Sao tôi có thể nói ra những lời như thế với người mà từ trước giờ tôi đã luôn kính trọng?

***

Trong cuốn nhật ký gia đình, tôi biết mình được sinh ra trong một ngày mưa gió. Đêm đó, khi bế tôi trên tay, cha tôi đã khóc, những giọt nước mắt hạnh phúc và sung sướng quá đỗi. Mẹ còn viết: những ngày đó cha tôi cứ nắm lấy bàn tay bé nhỏ của tôi, đôi mắt rưng rưng mãn nguyện lắm. Mẹ cũng hứa với cha rằng sẽ cùng nhau nuôi tôi đến cái ngày khôn lớn, dựng vợ gả chồng rồi thì mẹ mới yên tâm.

Vậy mà khi tôi lên bốn, cái tuổi non nớt đáng lẽ phải được thương yêu, chăm sóc, thì không may, mẹ tôi qua đời trong một cơn bạo bệnh. Bà đã không giữ vẹn lời hứa bỏ lại một mình cha tôi gà trống nuôi con. Mỗi ngày cha đạp xích lô hàng chục cây số để kiếm tiền lo bữa cơm bữa cháo. Cha tôi không trách mẹ nửa lời, ông nói mẹ vẫn bên cạnh, luôn luôn dõi theo từng bước chân của tôi.

Tôi lên năm, cha phải vất vả nhiều hơn. Năm sau tôi vào lớp một rồi, có biết bao nhiêu chuyện phải lo. Cũng vì thế mà ngày nào ông cũng đi làm về muộn. Có những đêm mưa thật to, mưa trắng xoá không thấy lối đi, cha mới về nhà. Người cha lạnh ngắt, môi tím tái nhưng ông vẫn cố nở nụ cười.

Cha tôi, ông ấy rất tham lam giành hết của tôi mọi thứ. Ông giành làm hết tất cả mọi việc trong nhà, giành những bữa ăn chỉ có cơm cháy và rau. Bữa ăn của cha tôi kham khổ và vội vã ở bên những vỉa hè nắng cháy để dành tặng cho tôi những bữa có đầy đủ cơm trắng, cá kho. Vì tham lam, ông còn làm cả việc khuân vác, đi chặt cây, đốn củi,... hòng kiếm thêm được vài chục ngàn. Cha tôi còn rất keo kiệt. Vì keo kiệt, ông cứ mặc lấy mỗi một cái áo sờn vai, bạc màu mưa nắng. Vì keo kiệt, mỗi khi ông ốm, ông chẳng bao giờ mua thuốc cả.

Cha rất thương tôi, nhưng ông chẳng bao giờ nói ra. Những khi khen tôi, ông chỉ xoa đầu tôi rồi cười, đó là niềm hạnh phúc của ông. Cha tôi không biết nói những câu ngọt ngào nhưng ông bày tỏ tình yêu dành cho tôi bằng những việc ông làm, bằng những điều quí giá nhất có thể mà ông đã dành hết cho tôi. Ông là sứ giả mà ông trời ban xuống tặng cho tôi. Năm tuổi, tôi thương cha nhất trên đời, mỗi khi tôi nói điều đó, tôi lại thấy ông cười mãn nguyện.

Lên chín, tôi ý thức được nhiều hơn những vất vả của cha. Có lẽ vì tôi sớm mất mẹ nên tôi chững chạc hơn nhiều đứa trẻ khác cùng trang lứa. Nhưng cái khó, cái nghèo cứ đeo đuổi nhà tôi mãi không dứt.

Con nợ cha lời cảm ơn và xin lỗi

Năm mười một tuổi, tôi ra học ở trường huyện. Bạn bè là những đứa có cha làm bác sĩ, kĩ sư, tôi thèm thuồng và ghen tị với chúng nó. Tôi mặc cảm và xấu hổ khi bị hỏi về nghề nghiệp của cha mình. Lần ấy tôi nói dối rằng cha tôi là thầy giáo ở một ngôi trường danh giá. Và tôi từng ao ước rằng ông không là cha của tôi.

Những tưởng lời nói dối ấy đã trôi qua, nhưng ngày cha đến trường đón tôi cùng chiếc xích lô cũ kỹ, tôi chẳng dám nhìn lại. Lũ bạn bắt đầu xì xào nhỏ to, chỉ trỏ vào cha và nhìn tôi bằng ánh mắt ái ngại dè bỉu. Tôi xấu hổ vô cùng, lầm lũi leo lên chiếc xe xích lô.

Còn cha thì vui lắm. Cha bảo sợ con gái đi về đường xa lại nắng nôi nên tranh thủ đến đón tôi. Cha còn gắn thêm cái mái che trên để tôi đỡ nắng. Tôi quay lại, thấy ông đang lau mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt đỏ bừng vì nắng, nhưng vẫn cười hài lòng và hạnh phúc.

Trong phút chốc, tôi khó chịu và cáu gắt: “Từ nay về sau cha đừng rước con nữa, con thấy xấu hổ lắm”. Tim tôi như chững lại một giây lát. Tôi vừa nói gì với cha vậy? Sao tôi có thể nói ra những lời như thế với người mà từ trước giờ tôi đã luôn kính trọng?

Một lần nữa quay lại, tôi thấy ông vẫn cười. Nhưng nụ cười có hơi gượng gạo. Đôi mắt ông lãng tránh ánh mắt của tôi. Những giọt mồ hôi thi nhau rơi xuống nhưng cha tôi không để tâm đến chúng nữa. Sống mũi tôi cay xè và tôi thấy khó thở.

Hôm sau, giờ tan trường tôi cứ nghĩ cha sẽ không đến đón tôi nữa. Những lời nói của tôi thật đáng trách. Cố ngẩng cao để nhìn cha, và rồi tôi cũng thấy cha ở nơi ngày hôm qua ông đứng. Nhưng hôm nay ông mặc một bộ quần áo khác, cái áo sọc trắng là vật kỉ niệm mà ông quí nó như báu vật cùng với cái quần kaki đã cũ, nở nụ cười thật đôn hậu và chất phác, những giọt mồ hôi cũng lăn tăn rơi xuống đất theo những nếp nhăn chạy trên khuôn mặt. Cha tôi thật đẹp, thật bình dị và có cả nét đẹp của lòng vị tha và thương con vô bờ bến.

Cha dắt tay tôi đi bộ về nhà. Tôi nép sau cái bóng của ông để đỡ nắng, còn khi qua những đoạn đường có cây che mát, ông để tôi ngồi trên vai. Ông dạy tôi nhiều thứ, hứa sẽ cố gắng làm việc để cho hai cha con có một ngôi nhà vững chãi hơn và có tiền để cho tôi đi học đại học. “Mình tuy nghèo nhưng phải làm việc lương thiện nghe con, chỉ cần con cố gắng hết sức thì ông trời sẽ không phụ lòng mình đâu”.

Về đến nhà, tôi thấy chiếc xích lô nằm vội ở giữa sân. Trước giờ nó luôn nằm gọn ghẽ trong góc sân như là một sự ý tứ của cha tôi. Và bộ quần áo cũ rách mắc vội vã chẳng được ngăn nắp như mọi khi. Cha tôi đã vội vã về nhà, thay bộ quần áo đẹp đẽ nhất và đón tôi vào mỗi giờ tan học. Tất cả những điều đó chỉ là để mỗi khi ông xuất hiện tôi không phải xấu hổ với bè bạn. Cha quan tâm tới từng xúc cảm của tôi. Tôi còn dám trông đợi điều gì to tát hơn thế nữa.

Con nợ cha lời cảm ơn và xin lỗi

Làm lụng vất vả, cuối cùng ông cũng đã xây được một ngôi nhà vững chãi. Đó là tâm huyết của cả đời cha, dành cho con gái điều hạnh phúc nhất. Ngày bước vào nhà mới, ông vui lắm, tôi thấy những sự hài lòng và hạnh phúc thể hiện qua nụ cười của ông.

Lần xa nhà đầu tiên trong đời là khi tôi 18, xa nhà để đi thi đại học. Ngày ông tiễn tôi đi, ông cũng mặc cái áo trắng có kẻ sọc. Nắm tay tôi và đặt vào đó một xấp tiền chẵn được xếp rất kĩ, cha ôm tôi thật chặt như để tiếp thêm sức mạnh, từ phía sau, tôi thấy cái áo ấy đã sứt chỉ ở vai và bạc màu nhiều. Ngày được tin tôi đỗ đại học, cha vui lắm, ông cố giấu nỗi lo để tôi yên tâm đi học.

Hôm tôi lên phố đi học, cha tôi cũng mặc chiếc áo ấy, nước mắt ông rưng rưng. Nhìn những sợi tóc bạc trên mái đầu ông, nếp nhăn hằn trên vầng trán cao và rộng, chiếc áo có vẻ thùng thình so với dáng người kham khổ ốm yếu của ông, tôi buồn lòng. Bước lên xe, đưa mắt nhìn qua cửa kính tôi thấy bên cạnh luôn có một người đàn ông đứng vẫy tay. Xe từ từ lăn bánh, ông vội vã chạy theo rồi xấp ngã xuống đường. Tôi lo lắng, những giọt nước mắt bắt đầu rơi xuống nhanh. Lúc còn bé, con ngã luôn có cha ở bên đỡ con đứng lên, cha làm mọi thứ để con không khóc, và con không bao giờ làm được điều tương tự cho cha.

Những ngày đầu đi học tôi cũng hay về nhà thăm cha. Rồi dần dà tôi ít về hơn, phần do bận học, có thêm bạn bè, rồi cả người yêu. Tôi chẳng còn thời gian để về thăm cha nhiều như trước.

Rồi tôi cũng tốt nghiệp đại học và đi làm, nhờ những điều ông dạy mà tôi cố gắng hết mình và liên tục thăng quan tiến chức trong sự nghiệp. 30 tuổi, tôi kết hôn. Ngày cưới của tôi, cha là người hạnh phúc nhất. Hạnh phúc vì cha đã làm tròn lời hứa với mẹ. Cha khóc, bởi vì từ đây chẳng còn có thể gặp tôi thường xuyên nữa. Ông dặn tôi nhiều thứ phải làm khi về nhà chồng, dạy tôi cách phải cư xử và cách để ăn đời ở kiếp với nhau.

Bận rộn với gia đình nhỏ và những công việc dang dở, tôi ít về thăm cha hơn. Ngày con gái tôi chào đời, chồng tôi cũng khóc khi lần đầu tiên thấy con. Nhìn những giọt nước mắt ấy, tôi nhớ cha vô cùng.

Ngày tôi về thăm cha cũng là ngày cha tôi qua đời. Tại sao lúc ấy tôi mới chịu về, giá mà tôi có thể về sớm hơn thì cha đâu đến nỗi như thế? Thế nhưng con nợ cha lời xin lỗi và cảm ơn.

Cảm ơn cha vì toàn bộ những điều tuyệt vời mà cha đã dành cho con, xin lỗi cha vì tất cả. Con biết dù ở nơi nào đi chăng nữa thì cha vẫn luôn dõi theo con từng phút từng giây. Cảm ơn ông trời đã ban tặng cho con một vị thiên sứ mà con nợ người ấy cả cuộc đời.

Tôi mang di ảnh của cha về nhà đặt cạnh mẹ. Và tôi thấy chiếc áo năm xưa vẫn treo ở đó mặc dù đã rách rưới...

© Trần Anh Thư – blogradio.vn

Có thể bạn quan tâm: Cha nói với con gái về tình yêu





Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Nhớ

Nhớ

Em ngồi đây bỏng cháy Tim thành bụi mất rồi

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Đại lộ của những giấc mơ tan vỡ

Vật chất mình tìm được không đuổi kịp trái tim mình đang loạn. Bằng cấp mình đang có không chạy đuổi kịp suy tâm. Công việc mình hiện đang làm chưa hẳn là việc mình yêu thích. Cuối cùng bản thân mình thích gì mình cũng không rõ. Nhưng lại rất vội.

Định mệnh là gì?

Định mệnh là gì?

Chúng tôi vẫn giữ thói quen buổi tối trò chuyện với nhau, nhưng cũng chỉ là những câu hỏi xã giao như một thói quen khó bỏ. Tôi cảm nhận được điều gì đó giữa hai đứa nhưng lại chẳng thể gọi tên, vì tôi tin anh và yêu anh.

Mãi sau này...

Mãi sau này...

Quá khứ dạy ta cách đi qua những vấp ngã, rèn giũa sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khi đương đầu với khó khăn, cho ta sự thấu hiểu, bao dung, chia sẻ yêu thương hơn để chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc ở hiện tại và hi vọng về một tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

back to top