Chị tôi
2013-07-04 08:29
Tác giả:
Chị quen anh đã lâu, lúc tôi còn là học sinh lớp 10. Thuở ấy, tôi chưa hiểu gì là yêu, cũng như chưa biết được sự phản đối của gia đình tôi về người mà chị đang quen. Ấn tượng còn đọng lại trong tôi là những cuộc cãi vã mỗi khi chị gọi điện về cho gia đình. Với mục tiêu đỗ đại học, tôi dồn hết tâm trí cho việc học nên hầu như không quan tâm đến chuyện đó.
Sài Gòn trong tôi lúc ấy đầy mộng mơ, cuốn hút. Có biết bao điều thú vị đang chờ tôi ở nơi ấy. Nơi có ánh đèn lấp lánh, có những tòa nhà thật đẹp, có nhiều cửa hàng lớn thật lớn mà trên tivi tôi vẫn thường thấy. Lúc ấy, chị vẫn hay động viên, vẫn những lời ấm áp, giọng điệu nhẹ nhàng. Chị có dáng người thanh mảnh, tôi mắt to, cái sống mũi cao. Mọi người quý chị ở cái tính nhu mì, rất con gái. Dù có chuyện không vui hay bực bội, chị vẫn nói bằng giọng khe khẽ, nhè nhẹ, như đang thì thầm.

Sinh ra ở vùng quê nghèo, là cô gái tỉnh lẻ, chị không cầu kỳ, không son không phấn, bên ngoài chị cũng mộc mạc như chính tính cách của chị. Vì gia đình tôi khó khăn nên chị đã nguyện từ bỏ ước mơ bước vào giảng đường đại học. Chia tay mái trường cấp ba, với tấm bằng tốt nghiệp, chị khăn gói vào Sài Gòn tìm việc làm để có tiền trang trải khó khăn của gia đình cũng như cho hai em có thể tiếp tục việc học.
Nơi đất khách quê người, những ngày đầu, chị gặp không ít khó khăn.Và chị đã gặp anh, người đã cùng chị vượt qua những khó khăn ấy. Tôi không trực tiếp chứng kiến, chỉ sau này tôi nghe chị kể lại bằng giọng nói hơi run run, nghẹn ngào. Tôi nhớ lúc chị kể, trong đôi mắt to, tròn xoe ấy chợt long lanh.Tôi hiểu chị sắp khóc, nhưng chị cố gượng. Khi ấy chị vội lảng sang chuyện khác.
Tình yêu của anh chị không xa hoa, lung linh, huyền ảo mà nó bình dị bởi những đêm khuya anh vội vã chở chị trên chiếc xe đạp cũ sau giờ tăng ca. Những buổi sáng sớm anh đợi chị để đến chỗ làm cho kịp giờ. Chiếc xe đạp nhỏ đã đưa chị tôi vòng hết các dãy phố cổ kính, hiện đại, tấp nập. Giọt mồ hôi anh rơi đầy trên trán, ướt đẫm cả bờ vai. Nhưng đổi lại là nụ cười tươi như hoa của chị. Hạnh phúc vốn dĩ giản đơn như thế, mộc mạc như thế.
Thế nhưng cuộc sống nào phải như mơ, như người ta vẫn thường hay nói vui: “Đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ”. Cái ước mơ về ngôi nhà nhỏ, có tiếng cười trẻ thơ, có bữa cơm ấm áp gia đình sao giờ lại xa vời, nó nằm ngoài tầm với của anh chị, khi tình yêu ấy vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía gia đình tôi. Tôi nhiều lần hỏi má vì sao phản đối anh chị. Tôi thấy anh là người tốt, chịu thương, chịu khó. Câu trả lời của má chỉ đơn giản là vì tuổi tác anh chị không hợp. Nhưng bây giờ tôi cũng đã lớn, cũng hiểu được phần nào nguyên nhân má phản đối. Âu cũng là vì anh không có nghề nghiệp ổn định, mặc dù anh có chí cầu tiến, chịu thương chịu khó, nhưng bao nhiêu đó chưa đủ để đảm bảo cho cuộc sau này. Chị tôi lại được nhận vào môt công ty không lớn nhưng thu nhập ổn định. Điều này càng làm việc hai người đến với nhau trở nên khó khăn hơn.
Tôi thương chị, cũng cảm thông cho sự lo xa của má. Đứng giữa hai bên, một bên là chị, một bên là má, có lúc tôi cảm thấy nghẹt thở khi thấy chị cũng như má phải buồn. Mà phải chi tôi có thể tự lo cho mình, không vô dụng như bây giờ thì có phải tốt hơn. Tôi trượt đại học hai năm liền. Gia đình tôi gần như buông xuôi. Lúc tôi chán chường nhất thì chị vẫn ở bên cạnh, vẫn động viên tôi tiếp tục ôn luyện. Tôi đậu đại học, chị gác lại chuyện tình cảm của mình để tập trung lo cho tôi.
Sài Gòn về đêm những cặp tình nhân đưa đón nhau, chị vẫn từ cơ quan rồi về nhà trọ, vẫn lặng lẽ như chị của ngày nào. Nhưng tôi biết, chị vẫn không nguôi nhớ về anh. Tôi phát hiện chị ít cười hẳn, đôi mắt chị thường nhìn xa xăm, ẩn sâu trong đôi mắt ấy là nỗi buồn thầm kính. Còn anh, vẫn đợi chị dù đã bước vào tuổi ba mươi, cái tuổi mà đáng lẽ phải có một gia đình nho nhỏ như bao người khác.
Đôi nhẫn, một đám cưới nhỏ với sự hiện diện của gia đình hai họ vẫn còn bỏ ngỏ. Nó vẫn là ước mơ từ lâu của một đôi tình nhân không còn trẻ nữa.Trong những giấc mơ của mọi người ở đất Sài Thành có hai giấc mơ giống nhau. Và cũng có một lời chúc phúc từ đứa em gái vô dụng với người chị bao dung, độ lượng. Không biết có phải vì ước mơ của đôi tình nhân ấy chưa thể thực hiện mà thành phố ồn ã này cũng thấu hiểu được tấm chân tình ấy. Sài Gòn hôm nay buồn man mác bởi những cơn mưa dầm,khiến con người buồn miên man, day dứt.
- Gửi từ Trần Thuyên <tranthuyenbc91@>
Để những câu chuyện và tâm sự, phản hồi của bạn đến với các thính giả của Blog Radio cũng như các chuyên mục đặc sắc khác của Blog Việt và Nhạc Việt Plus bạn đừng quên duy nhất địa chỉ email blogviet@dalink.vn và trên website blogviet.com.vn - nhacvietplus.com.vn.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Những mảnh ký ức (Phần 7)
Mẹ cáu vì tôi bướng và ngang ngạnh nên cứ thế cầm cả cái chổi quật, tôi thì lỳ nhất định không xin. Cứ thế mẹ quật nát cả cái chổi, còn tôi bỏ ăn lên trốn trên gác thượng hờn dỗi và nức nở…

Những mảnh ký ức (Phần 6)
Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)
Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc
Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước
Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)
Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình
Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

Tết xa quê
Nhớ cha nhớ mẹ mấy lần Mái tranh cũ rích lắm phần xác xơ Giao thừa pháo nổ hững hờ Bếp hồng nơi đó bơ vơ một mình

Những ngày giáp tết
Người quê tôi, vốn hiền hòa, chấc phác trong cuộc sống đời thường, khi xuân về lại càng trở nên dịu dàng và thân thương đến lạ. Từ trẻ tới già lúc này với vẻ mặt thật hân hoan, nụ cười trên môi thì luôn tươi như hoa nở. Tay bắt, mặt mừng đón chào thăm hỏi khi thấy người đi xa mới về.

Lặng lẽ chiều xuân
Chiều nay lặng lẽ bên thềm Ngàn hoa hé nở êm đềm tỏa hương Bếp chiều quyện khói hay sương Chút gì như vấn như vương lòng người.