Phát thanh xúc cảm của bạn !

Cái tên

2024-11-05 19:35

Tác giả: lạc


blogradio.vn - Tôi không biết Mai và Cường đã có cảm giác gì trong khi chịu đau đớn thể xác, nước mắt vốn dĩ để thể hiện sự đau đớn, và buồn tủi đó, liệu hai đứa nhóc đó đã cạn chưa. Tôi không hiểu, người ta chiến đấu không phải vì chiến thắng, họ chiến đấu vì khoảnh khắc họ cần sống.

***

Tôi nhìn con bé ở góc tường, tóc tai buông thả, bù xù trên vai, nước mắt lăn dài trên đôi má hóp, hai hốc mắt sâu không thấy đáy, tay ôm chặt hai chân, ngồi co ro ở đó, người ta và ngay cả tôi tưởng nó đã chết ngay tại khoảnh khắc đó, ngay tại lúc nó mất Mai, hoặc đúng ra tôi nghĩ nó phải chết thôi, bởi nó sống, họ không ưa.

Ngay chính cái sự sống của nó cũng mong manh như cái thể xác gầy guộc đó, từ ngày nó sinh ra, từng ngày tôi nhìn nó lớn lên, và rồi từng ngày tôi lại nhìn nó héo rũ. Nó sinh ra với sự bất hạnh, cô gái của tôi sinh vào một ngày mưa, nó vừa ra đời thì mẹ mất, mẹ nó mất vì sinh nó. Người yêu thương nó đã không còn ngay từ lúc nó chưa mở mắt. Mẹ nó được người trong làng gọi là con bán thân, mẹ nó có mang nó với một người mà mẹ nó còn chẳng biết, vì thế nó cũng chẳng có cha, chỉ có bà ngoại nuôi nấng nó. Một bà già ngoài sáu mươi vì thương người con gái bạc mệnh, mười sáu tuổi đã phải gánh trên vai số nợ của người đàn ông vô trách nhiệm mà cuộc đời trở nên tăm tối. Cuối cùng đứa con bà mong ngóng nhất, cũng không kịp nhìn mà từ giã.

Nó tên là Mai, bà ngoại đặt cho nó vì hy vọng nó lúc nào cũng hướng tới ngày mai thật tốt đẹp. Tôi thường nhìn cảnh bà cháu nó ngồi thủ thỉ ở góc bếp, với cái bếp lò từ thời chống Mỹ giữa cái chốn phồn hoa đô thị, tay bà nhăn nheo cả, mọi chông gai, gió cát nơi xứ đảo và tuổi già đã mài mòn đôi bàn tay khô ráp, nhăn nheo và đầy thẹo của bà nó. Trước năm chín tuổi, bà nó và nó sống nhờ vào nồi bánh canh bán buổi sáng ở cái chòi trước biển, khi đó nó vẫn còn được đi học, nó vẫn còn được vui đùa mà tự do nhìn mặt biển, vừa rửa nốt mấy cái tô cho bà nó, vừa cười:

- Bà muốn đi đâu nhất ạ? Khi con lớn, con sẽ đưa bà đi.

Bà nó nhìn nó cười, chà nốt chiếc nồi lớn, đuôi mắt đầy nếp nhăn cong lên như lưỡi liềm, xua tay:

- Mi cứ nói thế, có khi tao chết trước khi mày lên thành phố con ạ. Thôi lo mà rửa xong đi.

- Không. Bà sẽ ở với cháu mà, năm nào đi chùa cháu cũng mong Đức Phật cho bà sống thiệt lâu, thiệt lâu đó.

Nó cười tít mắt. Tôi nhìn cảnh đó, tự nhủ trong lòng, phải cố gắng để hai bà cháu nó luôn được như thế.

- Thôi Mai à, mày rửa xong đi, để tao vào làm cá.

Cứ ngỡ tôi, nó và bà sẽ sống như thế trước mặt biển êm đềm, trước bầu trời thênh thang, rộng lớn, lắng nghe tiếng gió ở đảo thổi ru từng cơn đi bắt của dân biển ngoài khơi, nhưng số nó, nhỏ Mai, cứ không nhẹ nhàng với nó.

Đến năm nó học lớp Năm, có một con bé chuyển tới trường nó. Nghe nói nhà con bé đó giàu lắm, chuyển đến vì con bé đó học dốt, mà ba nó muốn nó lên cấp 3, chuyển về để được cái tên trong hộ khẩu, ở vùng khó khăn biển đảo mà được ưu tiên. Con bé đó nó cũng tên là Mai, con bé cắt tóc ngắn, mặt xinh như búp bê, ban đầu tôi thấy thích con bé lắm, tại nhìn nhỏ lanh lợi, nên cũng muốn cho nó chơi với nhỏ. Nghe nó bảo sau khi bạn Mai ấy đi học được một tuần, con bé nghe nó tên Mai, thế là hí hửng bắt chuyện với nó.

- Cậu tên là Thúy Mai à?

Nó lúc đó lúng túng lắm, vì nó và người ta khác quá. Trên người nó là cái áo sơ mi trắng cũ do con gái cô Năm hàng xóm cho, mặc từ hồi nó lớp Bốn, cũng cái quần xanh đã vì quá lâu mà sờn đi trông thấy. Còn trên người nhỏ là chiếc áo sơ mi trắng tinh, mang đôi giày mà nó không biết hãng, đôi bông tai lúng liếng ánh bạc, từ hơi thở nó và nhỏ đã khác nhau.

- Đúng rồi, cậu cũng là Thúy Mai hả?

Tôi nhìn nó nói chuyện với nhỏ, mà trong lòng vừa vui vừa sợ, nhưng phần lớn là mừng cho nó. Từ đó hai đứa trở thành bạn, nhỏ Mai cũng thường về nhà nó chơi, mà chẳng chê nó nghèo.

- Các cháu về rồi à? Mai ăn cơm ở đây không con?

Đó là câu nói bà nó thường nói khi hai đứa về với nhau, bà nó còn sợ nhầm đứa, mà bà thường gọi Mai hơn cả Mai. Nhỏ Mai cũng thường ở nhà nó tới mức, nó từng hỏi không biết bao nhiêu lần.

- Sao mày không về nhà thường xuyên vậy?

Cho tới năm 10 tuổi, đối với nó, dù nó mồ côi, nhưng bà nó ở đó, thì đó chính là gia đình nó. Tôi thường bảo với nó rằng:

- Mai à, mày hạnh phúc hơn nhiều đứa lắm. Mày có thấy con bé vừa sinh ra đã không biết gì, hay không may khiếm khuyết trên ti vi rồi đúng không? Vì vậy, mày có bà là rất tốt rồi.

Nó lúc nào cũng dạ, rất tự tin và quả quyết. Nhưng mà nó không biết, tôi gạt nó, có rất nhiều người khác nó, những đứa trẻ cười và khóc trong vòng tay ba mẹ nó, đó là điều tôi muốn giấu nó nhất, niềm hạnh phúc đó.

Nhỏ Mai sẽ cười mỗi lúc đó, rồi nói với nó.

- Nhà tao không có ai cả, ba mẹ tao đều làm ở thành phố cả, tao ngủ một mình sợ lắm.

Mỗi lúc đó tôi sẽ nghe nó bảo:

- Thì ra có ba mẹ cũng không hẳn vui vẻ ha, vậy thì có bà là tốt nhất.

Cho tới tháng Mười, Mai nghỉ học, nghe nó kể là cô giáo bảo Mai bị bệnh, cần chữa trị, nên không thể đi học. Nó nghe mà buồn cả tuần, nhưng nó không có điện thoại để liên lạc với nhỏ, nó nghĩ nó sẽ tích tiền để đi thăm Mai. Từ đó nó đã ít ăn lại càng bớt món, chiều nào cũng theo dăm bọn con trai mà câu cá, câu mực. Được dăm ba bữa đi nắng ở đảo, da nó cũng đen đi, trông không khác gì một cục than. Đó là bà nó nói thế, nó biết bà xót nó, nhưng biết làm sao được, nó cần tiền.

- Mày trông như dân đảo thực thụ rồi đấy.

Lúc đó tôi sẽ an ủi, mà đùa vui với nó như thế, và nó sẽ lại cười. Vào một ngày đẹp trời tháng 11, Mai trở về, nhỏ tới nhà nó, bà cháu nó mừng lắm, hỏi han các thứ. Ngoài trừ ốm đi, mặt xanh xao, hốc hác, thì tôi thấy Mai trông vẫn xinh như cũ. Mai vẫn cười nói như thế, dù tiều tụy, vẫn vui vẻ lắm. Cho tới khi đó, chiều Mai rủ nó đi tắm biển. Tôi nhìn nhỏ Mai mà thấy nó lạ lắm, con mắt nó láo liên, lo sợ một thứ gì đó, không còn vẻ hoạt bát ban nãy, tôi lo lắng, nên cũng mong nó đi an ủi Mai.

- Mày có sao không?

Nó nhìn Mai mà hỏi như thế. Mai lại cười nhìn nó, nhưng nụ cười chẳng còn được như xưa nữa, có gì đó làm nó thương xót và hụt hẫng.

- Mày thấy tao xinh không?

- Mày xinh lắm, xinh nhất lớp luôn đấy chứ, tao mà là lũ con trai, tao cũng thích mày luôn đó.

- Vậy sao? Tao biết tao xinh mà.

- Vậy mày hỏi chi mô.

- Chọc mày thôi. Cảm ơn mày.

- Sao tự dưng sến thế?

Tôi thấy hai đứa nó đùa nhau, rồi dắt tay nhau ào xuống biển, tôi cũng vui lây. Lúc tắm được một lúc, tôi thấy nó nhô đầu lên khỏi mặt nước, rồi hớt hải kêu:

- Không thấy Mai đâu cả, Mai đâu mất rồi.

Tôi thấy nó ngụp lặn liên hồi, tôi vội hô hoán người dân tới, mặt nó cắt không còn một giọt máu, tím ngắt, mặc gió lạnh thổi vào mặt, đôi mắt nó tràn ngập sợ hãi và đau đớn. Nhưng hi vọng không đến với nó cũng như Mai. Mai lên bờ, khi chỉ còn là cái xác, cơ thể nhỏ tím ngắt, lạnh băng và không hơi người. Tôi lao vội đến, ôm lấy cơ thể nhỏ, còn nó thì khóc nức nở, lay cả người Mai, kêu Mai mãi.

- Dậy đi Mai, Mai dậy đi, đừng đùa như thế.

Nhưng Mai đã chẳng thể đáp lời nó nữa, tôi hốt hoảng, bàng hoàng và bắt đầu hiểu cảm giác tuyệt vọng mà người lớn có, Mai đi, mang theo cả quãng đời ngắn ngủi của nó. Nó thất thểu mấy ngày liền, nó khóc suốt, tôi cũng chẳng còn tâm trạng nào. Bà nó khuyên nó mãi, nó mới ăn bát cháo.

Và vào ngày chôn cất Mai, nó gặp lại người đàn ông đó, người đàn ông là cha của Mai, ông ta trông cao, mặc trên người bộ vest đắt tiền, đôi mắt khô khốc, và đỏ hoe, áo ông cúc này gài khuy nọ, rõ là hối hả chạy. Ông ta hớt hải chạy vào, quỳ xuống bên thi hài của Mai và khóc rống lên.

- Cường ơi, đừng có đùa bố như thế, con tỉnh lại đáp lời bố đi, rồi con muốn làm gì thì làm. Ôi, Cường ơi, con trai bố.

Tôi ngạc nhiên và ngỡ ngàng, bố Mai gọi Mai bằng một cái tên lạ hoắc cho một thằng con trai, nó cũng nhìn tới mức ngơ ngẩn. Nó và tôi đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nói xong thì bố Mai ngất xỉu.

Cho tới tối, khi người ta thay áo liệm cho Mai, tôi mới ngỡ ngàng. Mai thực sự là một thằng con trai, nó cũng vậy, tôi không hiểu, vì cớ gì, một cô bé xinh đẹp như thế, không, tôi cũng không chắc nữa. Bà cũng vậy, bà vừa buồn, vừa ngơ ngác nhìn chằm chằm nó, nó thì nhìn thi hài Mai. Chuyện gì đang xảy ra với cô bé 10 tuổi như nó. Giống như nó đã biết đủ với độ tuổi của nó, mà cũng giống như nó không nên biết gì cả.

Tối đến, người đàn ông đó tỉnh dậy, nó đứng ở bên giường.

- Chú, chú uống miếng nước không?

Người đàn ông mang đôi mắt lờ đờ, co cứng con ngươi nhìn chằm chằm nó, rồi chợt như nhớ tới gì đó mà bật dậy, đôi mắt mở to, đầy giận dữ và đau đớn. Tôi muốn kéo nó ra khỏi đó, nhưng người đàn ông đó túm cổ áo nó, rồi gào lên một cách đáng sợ.

- Là mày, mày giết vợ tao chưa đủ, còn giết con tao. Là mày, mày, con đĩ thỏa, con đĩ, con đĩ,...

Tôi hốt hoảng, sợ hãi, nhìn nó khóc òa lên, đau đớn và bất lực, tôi thấy cả hai người đều như thế. Tâm can tôi dường như vỡ vụn theo từng tiếng nấc của nó. Tôi chỉ thấy bà nó, người vì quá đau buồn, mà ở căn bếp nhỏ, tự an ủi, giờ phút này, chạy ào lên, đẩy người đàn ông xuống đất, dưới đất là bát bánh canh vỡ vụn.

- Cậu làm gì cháu tôi thế?

- Mày, mày,...

Người đàn ông, khuôn mặt sừng sỏ, oán hận, tay run run chỉ vào người nó.

- Mày, mày đã chết rồi, mày nên chết đi.

Nó khóc nấc, ngắt từng nhịp thở, hổn hển rồi lịm dần trong vòng tay bà nó. Tôi cũng vì quá đau lòng mà ngất đi. Cho tới khi mở mắt lại lần nữa, thì đã nghe bà bảo, người đàn ông đó đem Mai đi rồi. Ông ta nhất quyết không để con trai ông ta chết ở nơi khỉ ho cò gáy này. Theo lời ông ta thì Cường, cũng là Mai, là con trai ông ta, tháng trước vì cậu tự nhiên lại đòi ra trải nghiệm sống một tháng tự lập, và ông ta cho Cường tới đây, ông ta cảm thấy đó không phải là ý không tốt, con trai thì nên tập tự chủ một chút. Nhưng sau một tháng khi Cường trở về, ông ta thấy Cường rất lạ, cho tới khi ông ta tìm được rất nhiều váy, tóc của con gái trong phòng Cường, ông ta nổi điên lên, và đánh đập Cường. Ông ta quất roi vào người đứa con trai mà ông ta khóc than, yêu quý, và quát tháo, thóa mạ nó.

- Mày bệnh rồi, mày đúng là có bệnh. Tao cho mày ăn học để mày mang những thứ ô uế này vô nhà tao

Đó là lúc Cường sống chết trốn đi và trở lại đảo. Tôi lắng nghe mà lặng cả người, người lớn thường nói trẻ con phải nghe lời họ vì trẻ con thì chẳng biết gì cả, chẳng biết gì nhưng sẽ bị trách phạt nếu cố muốn biết thứ mà người lớn bảo chúng rằng, nó sẽ làm con hư, đơn giản vì họ không chấp nhận. Vì thế trẻ con không có quyền nói chuyện với một số người. Tôi không biết Mai và Cường đã có cảm giác gì trong khi chịu đau đớn thể xác, nước mắt vốn dĩ để thể hiện sự đau đớn, và buồn tủi đó, liệu hai đứa nhóc đó đã cạn chưa. Tôi không hiểu, người ta chiến đấu không phải vì chiến thắng, họ chiến đấu vì khoảnh khắc họ cần sống.

Một năm sau, tôi thấy nó đã không còn là cô nhóc hoạt bát ngày nào, nó yên tĩnh hơn, và cười ít hơn. Bà nó lo cho nó lắm, nó cứ học rồi sống như năm nó 10 tuổi, tôi cứ tưởng ít nhất nó đã an yên, nhưng cuộc đời nó cũng xám xịt như tôi vậy. Vậy mà nó gặp Đào, một cô gái tóc dài, hay cười, cười rất giống Mai, hay dắt nó dạo biển, Đào là hàng xóm mới và sống cạnh nhà nó, một cô gái 15 tuổi đầy sức sống, thường bảo nó.

- Mai, em sao thế, đi chơi với chị nhé!

Đào đã cứu vớt nó ra khỏi màu xám xịt, nó với Đào thường bắt cá dưới biển, ngắm Mặt trời lên rồi lặn, tôi cứ ngỡ con bé sẽ vui trở lại, nhưng lạ là tôi chỉ thấy Đào cười, nó thì không. Đào thấy nó là một cô bé buồn, Đào thường trêu chọc nó.

- Mai cười đẹp lắm, nếu là con trai, Đào sẽ thích con gái như Mai đó. Mai cười lên cho Đào coi đi.

Nó lặng thinh. Tôi cũng… như vậy.

Rồi một ngày, tôi phát hiện bà đang ốm dần, bà nằm nhiều hơn xưa, nhưng bà chỉ bảo bà già rồi, cần ngủ nhiều. Nhưng bà đâu biết những đêm dài bà ngủ trong cơn mộng, những cơn ho sặc sụa, kéo dài, đau đớn đã phản bội lời nói của bà như thế nào, đó là lúc nó bắt đầu cười lại, dường như nó cũng biết. Nó thường dẫn Đào, tới nhà nó ăn cơm, rồi cả hai lại ngủ cùng bà, xong tôi sẽ dẫn nó và Đào trèo lên ngọn núi gần đảo. Dạo này chỗ đó là nơi trú ngụ mới của chúng tôi, nhìn thẳng ra biển và bầu trời hoàng hôn, rực rỡ và huy hoàng. Nó và Đào nên được nhìn về phía biển nhiều lần như thế nữa, biển đang xoa dịu tôi và nó.

- Mai, chờ chú, không được di chuyển nữa. Đứng im cho chú.

Xung quanh đó nó bỗng bừng tỉnh, tôi nghe loáng thoáng tiếng người xung quanh nói chuyện, đàm tếu.

- Ôi dào, cứ kệ con bé của con đĩ đó đi, quan tâm làm gì.

- Thôi số nó khắc mẹ nó, ba nó, không khéo nó khắc cả làng bây giờ.

Tôi bỗng nhìn thẳng, nhìn vào đôi mắt của người chú đang lao lên trước hòn đá, à thì ra, tôi bán đứng linh hồn mình, nó và tôi đều là Mai. Tôi không nhìn thấy Đào, tôi không nhìn thấy bà, tôi không sống yên vui với Đào như thế. Từ ngày ông ta đi, từ câu chuyện không biết có tồn tại hay không, ông ta bảo mẹ tôi là con đĩ, đeo bám ông ta vì không có tiền, làm vợ ông ta biết ông ta ngoại tình lang chạ với phụ nữ khác sau lưng bà, trầm cảm sau sinh mà mất. Ông ta hận mẹ tôi, hận luôn cả tôi, cái đứa có khuôn mặt giống bà. Từ lúc đó con người ở hòn đảo tôi yêu, họ không thương tôi nữa, họ gọi tôi là Đào, đào trong ả đào, đứa con của một con đĩ, một đứa khắc tinh. Bà tôi từ đó cũng phải sống trong thóa mạ, mà chúng tôi đều là người vô tội. Bà tôi một đời bươn chải, vì chịu không nổi, và tuổi già sức yếu mà mất cách đây không lâu, tôi nhận ra trên người tôi là bộ đồ tang, của bà tôi. Họ cho rằng tôi khác họ, tôi bắt đầu ghét con người ở nơi tôi thương nhất, cái nghèo khó và hẹp hòi trong tư tưởng của họ bị nhốt tại nơi đảo xa xăm, chật hẹp, khiến họ ác ý nhìn đời khinh miệt với thứ họ không hiểu, khiến họ hèn nhát để chấp nhận. Thật nực cười là họ sợ sự khác biệt, vì chính nó khiến họ khác với những người khác, và để che lấp cái tâm can yếu đuối. Họ hùa nhau báng bổ, và chèn ép nó, vì họ nghĩ có như thế, họ mới bảo đảm cho sự bình thường của mình.

Ôi trần gian…

Tôi nhìn về phía biển, sống vẫn vỗ nhẹ từng nhịp, hoàng hôn vẫn nhẹ nhàng như cũ, soi rõ từng cái bóng chiếu xuống biển, chỉ có biển bao dung tôi. Đào và tôi, Mai và tôi. Kiếp sau hãy để tôi là tôi mà đừng là cái tên, tôi không cần gì cả, cũng không cần ngày mai.

Tôi thương nó, chính tôi.

© lạc - blogradio.vn

Mời xem thêm chương trình:

Tập Yêu Bản Thân Mình Trước Khi Yêu Một Ai Đó | Radio Tâm Sự

lạc

văn bản tính

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Giữa những câu chuyện đời

Giữa những câu chuyện đời

Khi ta trải qua những khó khăn, mất mát hay thành công, niềm hạnh phúc, ta thường nghĩ chúng là duy nhất. Nhưng kỳ thực, trong nhiều câu chuyện khác, những gì ta trải qua lại có thể phản chiếu một phần câu chuyện của người khác.

Sài Gòn ưu tư

Sài Gòn ưu tư

Sài Gòn không thấy được nhiều sao như biển cát Không tìm được chỗ riêng tư để thả mình Không lắng nghe được đồng xanh ca tiếng hát Không có người tựa lên gối lặng thinh.

Chuyện tình của cây

Chuyện tình của cây

Nhưng cuối cùng, em nhận ra, mình chẳng thể trách, giận và ghét ai cả, bởi đó là Quy Luật của Cuộc Sống. Chúng ta không nên sống vì quá khứ, mà bỏ đi bao điều tốt đẹp do tương lai mang tới, phải không anh?

Tuổi trẻ là những đóa hoa

Tuổi trẻ là những đóa hoa

Chúng ta thường lo lắng về việc liệu mình có chọn đúng con đường hay không, liệu những quyết định hôm nay có dẫn đến thành công trong tương lai. Nhưng sự thật là không ai có thể biết chắc chắn về điều đó. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là sống hết mình cho hiện tại, theo đuổi đam mê và không ngừng học hỏi từ những thất bại.

Nhân duyên nào cho anh và em

Nhân duyên nào cho anh và em

Dù những đinh vít vẫn sẽ mãi trong người cô, vết sẹo ấy sẽ mãi khắc sâu lên từng tấc da thớ thịt ấy sẽ theo cô đi hết cuộc đời còn lại. Nhưng cô sẽ không buồn và hối hận đâu vì chính nó cũng là minh chứng cho sự hiện diện linh thiêng của anh trong cuộc đời cô.

Chúng ta từng có nhau

Chúng ta từng có nhau

Tình yêu anh dành cho em đậm sâu, tươi mới. Biết bao cô bạn trong lớp mình ghen tỵ khi thấy em có được tình yêu của anh. Thế nhưng đâu phải khi nào tình yêu cũng là nụ cười và những ước mơ hạnh phúc, phải không anh?

Nỗi buồn mang tên bão Yagi

Nỗi buồn mang tên bão Yagi

Nước mắt của mỗi người Hòa vào dòng nước mưa Thiên nhiên ơi dừng lại Đừng mang đến thiên tai

Cuộc đời là chuyến đi: Hành trình tìm ý nghĩa

Cuộc đời là chuyến đi: Hành trình tìm ý nghĩa

Cuộc đời không chỉ nằm ở những thành công cuối cùng, mà còn ở những khoảnh khắc nhỏ bé trên đường đi. Đó có thể là những buổi sáng thức dậy, ngắm bình minh, những tiếng cười đùa bên bạn bè, hay những lần đối diện với khó khăn và tự hào khi vượt qua chúng.

Mùa hè năm 17

Mùa hè năm 17

Cuộc đời không dài, bạn vẫn luôn tiến về phía trước, thay đổi để phù hợp mới chính là lẽ thường, bạn sẽ luôn là bạn nhưng sẽ không bao giờ là bạn của ngày đầu tiên nữa.

Là em đổi thay

Là em đổi thay

Chưa một lần thấy lại nụ cười anh Cả ánh mắt long lanh trời đêm lạnh Kĩ niệm cũ thanh xuân giờ đã tạnh Em lìa đời, ngọn cỏ xanh mong manh…

back to top