Bóc trần cái tôi: Làm sao để tìm lại chính mình?
2021-11-25 01:26
Tác giả:
blogradio.vn - Đã bao giờ bạn cảm thấy trống rỗng và mất định hướng với cuộc đời? Bạn không biết con người thật sự của mình là gì? Những câu hỏi trên được đặt ra khi chúng ta không hiểu rõ bản thân mình là ai. Trong một số trường hợp, điều này xảy ra khi chúng ta đang lầm tưởng cái tôi giả định và cái tôi thật sự của chính mình.
***
Nếu bạn đeo mặt nạ quá lâu, bạn sẽ dần quên mất mình là ai.
Đã bao giờ bạn cảm thấy trống rỗng và mất định hướng với cuộc đời? Bạn không biết con người thật sự của mình là gì? Những câu hỏi trên được đặt ra khi chúng ta không hiểu rõ bản thân mình là ai. Trong một số trường hợp, điều này xảy ra khi chúng ta đang lầm tưởng cái tôi giả định và cái tôi thật sự của chính mình.
Cái tôi là gì?
Cái tôi là phần tính cách được hình thành một cách có chủ đích qua thời gian của con người và thường được ảnh hưởng tích cực bởi xã hội. Khi nhận thức được cái tôi đúng của mình, con người sẽ xây dựng được chính kiến riêng cũng như hiểu được sự khác biệt giữa mình với các cá thể khác.
Tuy nhiên, khi bị chi phối quá nhiều bởi môi trường xung quanh, cái tôi của con người thường dễ bị tác động. Khi đó, cái tôi giả được hình thành và làm thay đổi giá trị sống cũng như chuẩn mực đạo đức của chúng ta. Thế nhưng, những giá trị sống trên được tạo nên từ những gì người khác tin tưởng chứ không phải điều chúng ta tin vào. Giống như chiếc la bàn chỉ hướng, cái tôi có ý nghĩa quan trọng giúp con người định hướng cuộc sống của mình.
Nếu cái tôi giả định này phù hợp với cái tôi thật, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc, tin tưởng và hài lòng với chính mình. Nhưng trong đa số trường hợp, cái tôi giả lại phủ định những ý niệm về con người và khác biệt với cái tôi thật của chúng ta. Khi ấy, cái tôi giả định dễ khiến chúng ta hoài nghi với bản thân và lầm tưởng về giá trị thật của chính mình. Vậy, làm sao để biết được rằng bạn có đang sống trong cái tôi giả định?
Liệu bạn có đang sống trong cái tôi giả định?
Cái tôi được dựa trên khái niệm và sự tưởng tượng chứ không phải là những điều thực tế và hữu hình. Nói cách khác, cái tôi được xây dựng trên niềm tin. Do đó, bạn có thể nhầm lẫn cái tôi giả chính là tính cách và phẩm chất của mình, nhưng tất cả điều đó đều không phải là sự thật.
Hoài nghi bản thân, sống không có mục đích và né tránh thực tại chính là những biểu hiện cho thấy bạn đang sống trong cái tôi giả. Trước mỗi khó khăn đặt ra, bạn luôn đắn đo liệu mình có đủ năng lực để thực hiện và liệu mọi người xung quanh có phán xét khi mình thất bại. Với cái tôi giả được định ra bởi người khác, bạn luôn nghi ngờ cảm xúc, kiến thức và năng lực của bản thân khi mà bạn không được mọi người đánh giá đúng. Bên cạnh đó, đôi lúc, bạn sẽ cảm thấy mất định hướng trong cuộc sống. Khi bạn đi theo những điều người khác mách bảo, bạn sẽ không đánh giá được mục tiêu mình muốn là gì. Cứ thế, bạn giao bánh lái cuộc đời mình vào tay người khác.
Cũng như khi vấn đề xảy ra, bạn sẽ có xu hướng bấu víu, đổ lỗi cho ngoại cảnh thay vì nhìn nhận lại bản thân và bản chất của vấn đề. Bạn cho rằng mọi sự ngày hôm nay đều vì mọi người mà ra. Nhưng thực chất có phải như vậy? Dũng cảm và đối mặt với mọi thứ chính là cách tốt nhất giúp bạn khám phá con người thật của mình. Càng né tránh đối mặt với vấn đề, bạn sẽ khó mà học được cách cải thiện chính mình và hơn hết, thấu hiểu cảm xúc thật của bản thân. Dần dà, bạn khoác lên mình chiếc mặt nạ cái tôi giả từ lúc nào không hay.
Mặt nạ cái tôi
Hầu hết chúng ta đều đeo chiếc mặt nạ vô thức này mỗi ngày. Dần dà, khi chiếc mặt nạ này được nhân cách hóa và công nhận bởi mọi người xung quanh, chúng ta sẽ cảm thấy tự tin và hạnh phúc với việc đeo nó. Càng được công nhận thì chiếc mặt nạ này càng khó gỡ bỏ. Và rồi chiếc mặt nạ sẽ khiến chúng ta ngày càng xa rời với chính mình.
Giống như một bộ phim, chiếc mặt nạ này đưa ra một kịch bản hoàn hảo với một vai diễn khiến chúng ta cảm thấy mình là những con người có giá trị trong xã hội cũng như các cảm giác sai lầm về thành tựu và sự hài lòng. Ngày qua ngày, chúng ta dần thích ứng, làm quen và rồi cảm thấy thật kinh khủng khi sống thiếu nó. Suy cho cùng, ai trong chúng ta cũng khao khát trở thành những cá thể hoàn hảo.
Tuy nhiên, quan niệm sai lầm này lại là nguyên nhân chính khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, lo âu, thất vọng, sợ hãi, giận dữ và một loạt các cảm xúc tiêu cực khác. Nó tước đoạt con người thật của chúng ta.
Tại sao chúng ta nên gỡ bỏ chiếc mặt nạ này?
Cái tôi cho phép chúng ta vượt qua các thử thách trong cuộc sống một cách tự tin và bảo vệ chúng ta khỏi những khổ ải trong cuộc sống. Khi đó, chúng ta tin rằng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu khoác lên mình chiếc mặt nạ này. Do đó, việc gỡ bỏ chiếc mặt nạ khiến chúng ta sợ hãi, mất kiểm soát, túng thiếu, lung lay và cô độc. Khi mà chúng ta tháo bỏ nó, chúng ta sẽ phải đối mặt với chính bản thân mình cùng với những cảm xúc mà ta né tránh trước đó.
Có rất nhiều lý do tại sao chúng ta chọn đeo chiếc mặt nạ này, bất kể chúng ta có nhận thức được điều đó hay không. Nhưng điều quan trọng ở đây là nếu muốn giải phóng bản thân và đạt được sự phát triển tâm linh, chúng ta cần phải vứt bỏ cái tôi của mình. Có thể nói, cái tôi chính là trở ngại của việc nuôi dưỡng và kết nối với tâm hồn.
Bản ngã khiến chúng ta cảm thấy bản thân mình trở nên có trách nhiệm và cảm thấy vượt trội hơn so với con người thật của mình. Cách duy nhất để vượt qua xiềng xích của bản ngã chính là nhận diện và kiềm chế được nó, để làm được điều này chúng ta cần phải hiểu rõ về trí tuệ, hành vi và cảm xúc của mình.
Khám phá con người thật của chúng ta
Có một sự khác biệt lớn giữa cái tôi đích thực của bạn và cái tôi hiện tại, cái tôi sai. Khi bạn thành thực với bản thân mình, bạn sẽ sống một cuộc đời thực sự hạnh phúc, hài lòng và tràn ngập yêu thương. Khoảnh khắc bạn cởi bỏ chiếc mặt nạ cái tôi, bạn có thể cảm nhận tất cả những căng thẳng và lo lắng đều bị xua tan. Bạn sẽ cảm thấy chỉ có thấu hiểu bản thân, bạn mới thực sự đang sống một cuộc đời có ý nghĩa. Sẽ không còn một vở kịch nào nữa khi mà bạn nghe theo trái tim và học cách trở thành chính mình.
Làm sao để cởi bỏ mặt nạ cái tôi?
Niềm hạnh phúc bạn trải qua, những thành tựu bạn đạt được và những mật ngọt bạn đắm chìm khi đeo chiếc mặt nạ này chính là một ảo ảnh được tạo ra trong tâm trí. Nó khiến chúng ta dần trở nên vô cảm và tự mãn.
1. Nắm lấy chính mình
Con người thật của bạn chính là mặt trái của cái tôi. Con người thật ấy không khiến bạn nghi ngờ chính mình và bất an mà sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin, hạnh phúc và kiên định hơn mỗi ngày. Bằng cách tôn vinh và trân trọng con người thật, bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Bạn sẽ học cách vị tha và sẻ chia nhiều hơn. Và khi hiểu được điều ấy, bạn sẽ không cần người khác cho phép để trở thành chính mình. Vì vậy, hãy bắt đầu sống thật với bản thân.
2. Tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống
Một trong những cách tốt nhất để sống thật với chính mình là tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Khi bạn sống một cuộc đời có ý nghĩa, bạn sẽ đạt được thành tựu mình muốn và hài lòng với bản thân. Điều mà bạn không thể nào trải nghiệm được với cái tôi giả trước kia – cái tôi làm cho chúng ta trở nên tham vọng và rồi thất vọng khi không đạt được những điều quá xa vời. Cái tôi ấy khiến chúng ta cảm thấy trống trải với cuộc đời và luôn thấy thiếu thốn điều gì đó.
3. Sống từng khoảnh khắc
Nhận thức được khoảnh khắc hiện tại và giá trị của bản thân chính là cách giúp bạn gỡ bỏ cái tôi. Hãy ngưng kiếm tìm những điều xa vời bởi cái tôi khiến chúng ta tin rằng nếu chúng ta làm được điều này hay điều kia chúng ta sẽ hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc nằm tại tâm chúng ta. Nếu chúng ta không hạnh phúc bây giờ, rất khó để tìm được niềm hạnh phúc đến từ bên ngoài hay từ một thành tựu nào đó. Cái tôi khiến ta tin rằng chúng ta cần phải tìm nơi mình thuộc về, nhưng chỉ có con người thật của chúng ta mới biết đâu là đích đến. Chỉ có trân trọng hiện tại bạn mới có thể nắm bắt được tương lai của chính mình.
4. Ngừng tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài
Nếu bạn luôn luôn lo lắng việc người khác nghĩ gì về mình thì bạn sẽ không bao giờ có đủ dũng khí để làm điều mình muốn và trở thành phiên bản thực sự của bản thân. Bạn sẽ luôn đeo chiếc mặt nạ giả dối để gây ấn tượng với mọi người. Và chẳng mấy chốc, phiên bản giả tạo mà bạn tạo nên sẽ bào mòn bạn từng ngày. Cho nên, thay vì lừa dối mình để làm hài lòng người khác, bạn nên tìm kiếm sự công nhận bản thân từ bên trong và nuôi dưỡng con người đích thực của mình.
5. Chịu trách nhiệm với bản thân
Đừng tự dằn vặt và trốn tránh khỏi trách nhiệm, hãy nỗ lực hơn nữa để khắc phục và chịu trách nhiệm cho những điều bạn mắc phải. Bạn là ai quan trọng hơn nhiều so với những điều bạn đang làm, bởi vì “cái gì, thế nào, ở đâu” đều có thể thay đổi theo thời gian. Nếu bạn biết cách chỉnh đốn bản thân mình thì phần còn lại sẽ trở về đúng vị trí của nó.
Theo Elle
Mời xem tiếp chương trình
Replay Blog Radio: Hạnh phúc vẫn đủ chỗ cho ta
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu