'Anh chỉ thích em' - dư vị ngọt ngào của một thời tuổi trẻ
2020-06-19 01:27
Tác giả:
bao anh nguyen
blogradio.vn - “Anh chỉ thích em” là một cuốn hồi kí giản dị đầy dư vị ngọt ngào và ấm áp khiến chúng ta như được trở về những năm tháng tuổi trẻ. Những năm tháng có kiên trì, có thất bại, có bỏ lỡ và cũng sẽ có những mối tình nở hoa.
***
Trong cuộc sống nhộn nhịp bon chen này bạn đã bao giờ từng lắng mình lại cảm nhận tiếng vi vu của làn gió, nhớ về quãng thanh xuân tười đẹp mà mình từng trải qua. Đã bao giờ lật lại cuốn lưu bút cũ đọc lại từng câu, từng chữ trên trang giấy màu cà phê sữa, màu mà những người đã đi qua tuổi trẻ hay gọi đó màu của kí ức. Khi trưởng thành cảm nhận hết những dư vị của cuộc sống, đạt được thành tựu bạn đã bao giờ lướt qua một sinh viên đang nỗ lực xin việc hay một người trẻ tuổi đang lăn lộn giữa dòng đời để tìm kiếm hy vọng rồi nhìn thấy bản thân mình trong đó không? Tôi nghĩ là có chứ.
Thanh xuân tựa như “một bản nhạc không hoàn mỹ”, có những đoạn nhạc với những nốt cao thấp không hòa hợp nhưng lại có đoạn hoàn mỹ đến mức đi sâu vào lòng người. Khoảng thời gian đó là như vậy có buồn vui lẫn lộn, có những thất bại khiến ta tưởng chừng như không thể tiếp tục đứng lên nhưng lại có những thành công có thể đem lại cho con người một cuộc sống tươi sáng hơn, một tương lại tràn trề hy vọng.
Thanh xuân không chỉ đơn giản là kỷ niệm cấp ba tươi đẹp mà còn suốt quãng đời đại học và đôi khi là cả khoảng thời gian khi chúng ta chập chững bước những bước đầu tiên vào đời. Liệu bạn có muốn cùng tôi lật mở những trang ký ức, cùng cảm nhận hương vị của thanh xuân cùng với những bạn trẻ trong “Anh chỉ thích em”.
Hãy cùng tôi cảm nhận từng dư vị của bộ phim để rồi ngắm lại bản thân mình qua đó. Ngắm lại cái tuổi 16 bỡ ngỡ bước vào cấp ba, vội vàng làm quen với bạn học cùng bàn. Tuổi 17 với sự tinh nghịch khuôn mặt xấu hổ khi nhìn thấy nụ cười như nắng mai của những cậu bạn, cô nàng bàn bên. Cảm nhận lại tuổi 18 với áp lực của thi cử, với nỗi buồn của sự chia ly.
Tôi nhớ có một câu nói: “Thứ không thể quên được là gia đình, thứ không thể trở lại là thanh xuân”. “Anh chỉ thích em” còn cho chúng ta cảm nhận được sự khắc nghiệt của cuộc sống, của xã hội mà chúng ta phải đối mặt sự thất bại khi bắt đầu bước chân vào đời nhưng phải biết đứng dậy nỗ lực để tìm đến thành công.
“Anh chỉ thích em” được chuyển thể từ tiểu thuyết “Anh không thích thế giới này, anh chỉ thích em” của tác giả Kiều Nhất. “Anh không thích thế giới này, anh chỉ thích em” nổi tiếng không phải bởi những mối tình tay ba đầy oan nghiệt, những sóng gió gia tộc hay nhưng bí mật gây bất ngờ. Tác phẩm để lại một vị trí không hề nhỏ trong lòng người đọc nhờ sự giản dị, chân thật bởi nó dựa trên những ghi chép có thật của Kiều Nhất về câu chuyện tình yêu giữa tác giả và chồng của mình.
“Anh chỉ thích em” chủ yếu là hồi ức về câu chuyện tình yêu của Kiều Nhất và Ngôn Mặc. Triệu Kiều Nhất là một cô gái lạc quan, lại có phần ngốc nghếch nhưng bên trong lại ẩn chứa một tâm hồn nhạy cảm, kiên cường, giàu sự hy sinh. Trong bộ phim xuất phát điểm của Kiều Nhất là một gia đình hạnh phúc có cha mẹ thương yêu, anh trai bảo vệ.
Nhưng xem hết bộ phim thì mới thấy được Kiều Nhất là một người có tuổi thơ kém may mắn bị cha ruột nát rượu hành hạ đánh đập tàn tệ, đối xử nhẫn tâm. Cha mẹ cô ly hôn, cha lấy vợ mới mẹ cô một mình nuôi hai anh em cô ăn học.
Mẹ vừa là người chăm sóc cho anh em Kiều Nhất từng bữa ăn, giấc ngủ vừa là người trụ cột kiếm tiền, gánh vác trên lưng cả một gia đình lớn lao. Nhưng may vào năm cấp hai anh em cô và mẹ gặp được cha dượng, người đem lại cho Kiều Nhất một gia đình hoàn chỉnh, hạnh phúc tràn ngập tiếng cười.
Trong kì thi Triệu Kiều Nhất vô tình nhặt được mẩu giấy viết đáp án bài làm mà anh trai cô gửi cho người trong mộng của mình. Nhờ sự vô tình đó mà Kiều Nhất xếp cuối kì thi, trở thành người cuối cùng được chọn chỗ ngồi trong lớp. Để rồi tình cờ ngồi cạnh Ngôn Mặc - chàng trai sẽ đi bên cô đến cuối cuộc đời.
Ngôn Mặc sống trong một gia đình khá giả, thậm chí có thể nói là giàu có. Mẹ của anh là một diễn viên múa nổi tiếng, thường xuyên không có mặt ở nhà do đặc thù công việc. Cha anh cũng không thường xuyên về nhà, sự thiếu thốn tình cảm gia đình đã biến Ngôn Mặc trở thành một người ít nói, trầm tính. Tình cờ ngồi cùng bàn, hai người không một điểm chung, không cùng sở thích đã trở thành bạn bè rồi nảy sinh tình cảm tựa như hai đường thẳng song song vô tình vì nhau mà rẽ ngang.
Tuổi trẻ với những hoài bão, mơ mộng với bao những hy vọng về tương lai. Ngôn Mặc và Kiều Nhất đã hứa với nhau sẽ cùng đi du học nhưng cuộc đời nào có toàn màu hồng. Kiều Nhất lựa chọn từ bỏ, chọn buông tay Ngôn Mặc làm anh tổn thương chỉ vì để anh chịu từ bỏ đoạn tình cảm này, chịu buông tay cô : “ Tình cảm là chuyện của hai người, đừng tự mình đa tình”.
Hai người gặp nhau, quen nhau vào một mùa hạ tràn trề hy vọng, cô gái nhìn thấy chàng trai đeo tai nghe ngồi trầm lặng cùng với ánh nắng vàng chiếu qua ô cửa sổ trải dài trên vai. Bắt đầu thật đẹp nhưng kết thúc lại thật buồn, mùa thu cái tuổi 17 ấy chàng trai chỉ nhìn thấy bóng lưng của cô gái dứt khoát quay đi, cắt hết mọi lien lạc giữa hai người. Thu vốn đã buồn, nay lại càng thê lương biết bao.
Xa cách bốn năm năm tình cảm tưởng chừng như đã phai nhạt, nhưng một lần nữa hai người gặp lại nhau ở đài truyền hình. Một lần nữa mối lương duyên lại bắt đầu. Lần này Kiều Nhất quyết định không thể tiếp tục bỏ lỡ Ngôn Mặc. Cô tư bỏ công việc mà mình theo đuổi suốt nhiều năm, chạy đến Bắc Kinh tìm anh: “Tại sao em phải đến Bắc Kinh cơ chứ? Bắc Kinh rộng lớn đến nỗi Đông Tây Nam Bắc cũng không phân biệt được, không khí thì ô nhiễm, tiền nhà đắt mà lại còn bị lừa. Chỉ vì nhớ anh đó. Em chỉ muốn gần anh thêm một chút như hồi xưa thôi”.
Ngôn Mặc và Kiều Nhất đã từng bỏ lỡ nhau rất nhiều lần, bỏ lỡ tình cảm của bản thân, cơ hội đi du học, thậm chí bỏ lỡ cả cơ hội gặp mặt. Mặc dù họ đã từng sống chung một căn nhà, cùng nhau ngắm sao trên bầu trời, lướt qua nhau khi đi trên cùng một con phố. Họ lỡ nhau năm năm nhưng lại có nhau cả đời “Kể từ giây phút gặp được em, anh vẫn chưa nghĩ tới việc sẽ rời xa em. Anh mãi là của em, gả cho anh nhé”.
Bên cạnh cặp đôi chính thì bộ đôi Quan Triều và Ngũ Nhất cũng dành được vô số sự quan tâm. Quan Triều anh trai của Kiều Nhất một chàng trai đào hoa đã từng yêu đương biết với biết bao cô nàng lại có thể kết mối lương duyên với bạn thân của em gái là Hách Ngũ Nhất một cô nàng đam mê ngôn tình, mơ ước chồng tương lai của mình là một tổng tài bá đạo, lạnh lùng.
“Anh chỉ thích em” không chỉ là cuốn hồi kí về những tình cảm thanh xuân tươi đẹp mà ẩn sâu bên trong còn là sự ấm áp của tình bạn, sự cố gắng hướng tới tương lai. Bên cạnh Ngôn Mặc, Kiều Nhất hay Triệu Quan Triều, Hách Ngũ Nhất đều luôn có bạn bè sát cánh ở bên. Họ giúp đỡ nhau khi công ty của Ngôn Mặc gặp khó khăn, bên cạnh động viên khi Ngũ Nhất mất mẹ. Tất cả đều luôn sát cánh bên nhau vượt qua khó khăn.
Kết thúc bộ phim là đáp án cho câu hỏi “Người bạn thích thời học sinh bây giờ thế nào rồi?” Và dĩ nhiên câu trả lời không thể ngọt ngào hơn “Trở thành vợ tôi, đang ngủ bên cạnh tôi”.
“Anh chỉ thích em” là một cuốn hồi kí giản dị mà vô cùng ấm áp khiến chúng ta như được trở về những tháng xuân đẹp đẽ. Những năm tháng có kiên trì, có thất bại, có bỏ lỡ và cũng có những mối tình sẽ nở hoa.
Hôm nay bạn có gặp được mình trong bức tranh thanh xuân ấy như tôi?
© Nguyễn Ngọc Bảo Anh – blogradio.vn
Xem thêm: Buông bỏ không đau níu giữ mới đau
Bài tham dự cuộc thi viết. Để bình chọn cho bài viết này, bạn hãy nhấn like, share và để lại bình luận cảm nhận của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi, mời bạn tham khảo tại đây.
Phản hồi của độc giả
Xem thêm

Những mảnh ký ức (Phần 6)
Tiếng bù lu bù loa láo loạn cả giấc trưa. Bà Bình sang từng nhà gọi, kết quả là băng đảng tan rã, tình cảm sứt mẻ, cả hôm sau đó chúng tôi phải ở trong nhà cấm không được đi đâu chơi. Tôi và con Nguyệt đáng nhẽ thoát, nhưng Thọ đen lại khai ra có cả tôi trong vụ đó nữa. Thật đáng buồn!

Những mảnh ký ức (Phần 5)
Chính vì bọn nhỏ trong xóm đông đúc thế, cùng với đám đàn anh vô cùng láu cá, nghịch ngợm, mà mùa hè nào đối với chúng tôi cũng đều là một khoảng thời gian tuyệt vời, đầy ắp những chuyến phiêu lưu đáng nhớ.

Em còn rất nhiều ngày hạnh phúc
Em gật đầu, vậy là từ đó em thân với lũ trẻ đó nhiều hơn, và không hiểu sao em càng tin lời của dì em nói, em còn nhỏ lắm em sẽ còn có rất nhiều ngày hạnh phúc ở phía trước, rất nhiều ngày hạnh phúc đang chờ em.

Mừng Đảng quang vinh - mừng xuân đất nước
Từ những nỗi đau mất mát, chúng ta đã đứng dậy, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính những khó khăn, thử thách đó lại càng làm cho mỗi người dân chúng ta thêm phần gắn kết, yêu thương và sẻ chia.

Những mảnh ký ức (Phần 4)
Một cách duy nhất để được ăn phở đó là “bị ốm”, phải được ốm, không ăn được gì thì sẽ được ăn phở. Thế là trưa nắng thay vì trông thóc, bọn tôi lăn ra phơi người để được ốm và cũng được ốm thật!

Bữa cơm gia đình
Câu hỏi ấy đặt ra với tất cả chúng ta chứ không phải riêng một bất kỳ ai. Xa nhà để phát triển bản thân, ở gần người thân gia đình nhưng vì mối quan hệ xã hội mà ta níu kéo giữ gìn rồi quên đi bữa cơm gia đình, có đáng hay không?

Tết xa quê
Nhớ cha nhớ mẹ mấy lần Mái tranh cũ rích lắm phần xác xơ Giao thừa pháo nổ hững hờ Bếp hồng nơi đó bơ vơ một mình

Những ngày giáp tết
Người quê tôi, vốn hiền hòa, chấc phác trong cuộc sống đời thường, khi xuân về lại càng trở nên dịu dàng và thân thương đến lạ. Từ trẻ tới già lúc này với vẻ mặt thật hân hoan, nụ cười trên môi thì luôn tươi như hoa nở. Tay bắt, mặt mừng đón chào thăm hỏi khi thấy người đi xa mới về.

Lặng lẽ chiều xuân
Chiều nay lặng lẽ bên thềm Ngàn hoa hé nở êm đềm tỏa hương Bếp chiều quyện khói hay sương Chút gì như vấn như vương lòng người.

Những mảnh ký ức (Phần 3)
Mà trời ơi sao cái cơm ý nó ngon không cưỡng lại được, tôi ăn nhiều đến nỗi mà bố tôi còn phải hãm lại không cho ăn nữa. Xong thêm cái món thịt lợn rang cháy cạnh bỏ hành lá, lấy miếng cháy chấm với cái nước mỡ đấy thì đúng miếng ngon nhớ nhất trên đời này.