Phát thanh xúc cảm của bạn !

3 nguyên tắc để rèn luyện kỷ luật cá nhân hiệu quả mà vẫn sống cân bằng, hạnh phúc

2022-10-01 01:20

Tác giả:


blogradio.vn - Hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì kỉ luật với bản thân, dù không ép bản thân làm việc cả ngày lẫn đêm, nhưng vẫn sống một cách cân bằng và hiệu quả, giúp cho bản thân hạnh phúc hơn, bình yên hơn.

***

Cuộc sống không phải lúc nào cũng vui vẻ, thuận lợi. Luôn có những trở ngại, khó khăn cần chúng ta phải nỗ lực vượt qua. Kỷ luật cá nhân là công cụ cần thiết và quan trọng để bạn rèn luyện sức mạnh nội tại, bản lĩnh vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta luôn được dạy rằng khi biết khép mình vào khuôn khổ và kỉ luật, con người sẽ trở nên vững vàng và mạnh mẽ hơn để thành công. Nhưng cụ thể hóa điều đó như thế nào?

Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi và tràn đầy niềm vui. Chúng ta luôn phải làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn để đạt được mục tiêu của mình. Để giữ cho bản thân luôn kiên định trên hành trình đó, bạn cũng phải biết cách tự duy trì kỉ luật với chính mình.

Dù ước mơ có lớn đến đâu, mục tiêu có cao xa đến đâu, nếu không thể chinh phục được chính mình trước tiên, ta sẽ rất vất vả để đạt được bất cứ thành công nào. Do đó, cần phải biết học cách dẫn dắt bản thân vượt qua thử thách. Trong đó, tự khép mình vào khuôn khổ là một yêu cầu tất yếu.

Phần lớn mọi người chọn lối sống buông thả, chiều chuộng bản thân sau khi tan làm. Giải trí và thư giãn không có gì xấu, tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian cho việc đó, ta sẽ tự làm chậm tiến độ của chính mình trên hành trình vươn tới thành công. Bởi vậy, cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì kỉ luật với bản thân, dù không ép bản thân làm việc cả ngày lẫn đêm, nhưng vẫn sống một cách cân bằng và hiệu quả, giúp cho bản thân hạnh phúc hơn, bình yên hơn và có nhiều động lực hơn, và áp dụng những nguyên tắc sau đây.

co-gai-cung-hoang-dao-dam-o

Hiểu bản thân muốn gì

Để trở thành một người có kỷ luật hơn, ta cần phải đặt ra những mục tiêu và tham vọng cụ thể trong cuộc sống. Biết bản thân muốn gì sẽ cho phép ta xác định các lĩnh vực muốn quan tâm trong cuộc sống, để hướng tới hoặc tận hưởng sâu sắc hơn.

Mỗi người cũng cần phải có khả năng phác họa về tương lai. Tức là có khả năng thể hiện những điều mình muốn, hình mẫu mình muốn trở thành trong tương lai. Khi biết mình muốn gì, ta sẽ có thể xây dựng các kế hoạch hành động, từ đó giúp bản thân trở nên kỷ luật hơn.

Làm việc hướng tới mục tiêu đã đặt ra sẽ là một bài kiểm tra sức mạnh ý chí của từng người. Chỉ khi bắt tay vào thực hiện, ta mới biết liệu bản thân có thể bền gan vững chí, duy trì động lực ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất hay không.

 

thiet-ke-chua-co-ten-4

Tạo một thói quen

Tạo một thói quen sẽ cho phép ta làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày. Bởi vì một khi đã tạo ra các thói quen, thay vì sống một cuộc sống không có mục đích hay mục tiêu cụ thể, giờ đây ta đã phải tuân theo một loạt các quy tắc do chính mình tạo ra để đạt được hạnh phúc và thành công thực sự.

Một ưu điểm khác của việc tự hình thành thói quen chính là khả năng cá nhân hóa thói quen để biến nó thành một thứ đáng để duy trì. Ta hoàn toàn có thể tùy ý xây dựng một thói quen vừa thiết thực lại vừa thú vị mà không bị nhàm chán, mang lại sự cân bằng giữa công việc và niềm vui. Chẳng hạn, ta có thể tùy ý phân chia các khoảng thời gian để làm việc nhà và để nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày.

Thói quen là một cách rất tốt để nâng cao kỉ luật bản thân mỗi ngày. Trực giác sẽ mách bảo ta cách sử dụng thời gian khôn ngoan, và càng tuân thủ thói quen, mức độ kỷ luật sẽ càng nâng lên. Về lâu về dài, điều này cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành một con người có quy củ, có khuôn phép để thành công.

ky-nang-lam-viec-noi-cong-so-bia

Bao dung với chính mình

Nhiều người đã cố gắng thực hiện những thay đổi lớn trong lối sống liên quan đến việc áp dụng kỷ luật lên bản thân. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó nhanh chóng bỏ cuộc vì thiếu động lực, hoặc vì tự khiến bản thân rối bời khi cố gắng giữ kỷ luật.

Cần hiểu rằng cố gắng duy trì kỷ luật chính là một hình thức kỷ luật. Ta cần loại bỏ những cám dỗ và phiền nhiễu để trở nên kỷ luật hơn, nhưng vẫn sẽ có những sai lầm xảy ra.

Khi đó, thay vì từ bỏ và quay lại với lối sống cũ, mỗi chúng ta hãy tập tha thứ cho chính mình. Việc này sẽ cho ta cơ hội để tiếp tục, cũng như cơ hội để hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Đừng bao giờ từ bỏ việc cải thiện bản thân. Nếu tất cả mọi người đều bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn, sẽ không bao giờ có những bước phát triển kì vĩ được tạo ra.

Hãy cân nhắc, lựa chọn và kiên định để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Ngay cả khi có những điều không như ý, sẽ luôn có những cánh cửa khác mở ra. Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc nêu trên, và ta sẽ trở nên giàu kỉ luật hơn, cũng sẽ tiến gần hơn đến mọi mục tiêu mà bản thân muốn đạt được.

Theo Tổ Quốc

Mời xem thêm chương trình

Em là mùa hè tuyệt nhất của tôi | Bản Full

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Khoảnh khắc

Khoảnh khắc

Hỏi tôi đã bỏ lại điều gì của mình vào những ngày hè năm ấy, tôi chỉ có thể trả lời rằng tôi đã bỏ lại chính bản thân mình. Một tôi hòa đồng vui vẻ nhiệt huyết, vô ưu vô lo, đổi lấy một tôi giờ đây đã khác, trầm lặng, giấu tất cả ở trong lòng mình

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Tuổi ấu thơ ai bỏ lại trên đồng

Cũng chẳng còn hay tết những vòng hoa Thành vương miện giả chơi trò công chúa Hoa đồng nội thơm dịu dàng một thuở

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Nếu chúng ta còn duyên, mình chờ cậu trong hộp thư thoại…

Cậu thấy thời gian có tàn nhẫn không? Nó chưa từng dừng một giây, để suy nghĩ về việc phủ bụi trần lên những mảnh ký ức của chúng mình. Cũng như chúng mình cũng chưa từng dừng một giây nào để ngừng nghĩ về nhau.

Gửi em

Gửi em

Mong gặp em và mong được nhìn ngắm Trái tim này cất giữ tạo nên thơ

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Dạy con ngưng hi sinh, dạy con biết thương mình!

Cha mẹ có thương con hay không? Chắc chắn là có. Nhưng nó không lớn đến nỗi cứ hi sinh và không mong nhận lại như mọi người hay lầm tưởng hoặc lảng tránh sự thật. Thực chất thứ họ cho đi là một tình thương có điều kiện chứ không hẳn là hi sinh.

Quan họ không lấy nhau

Quan họ không lấy nhau

"Giới trẻ bây giờ lạ thật, mới gặp người ta vài lần đã nghĩ tới chuyện đặt tên cho con luôn rồi"

Nốt trầm tuổi 30!

Nốt trầm tuổi 30!

Trưởng thành là đánh đổi của rất nhiều những vấp ngã, thất bại và biến cố xảy đến. Chúng ta có lẽ đã từng khóc thầm trong đêm bởi bất lực, bởi mệt mỏi, bởi mọi thứ dường như đều sụp đổ. Nhưng chính là khi đi qua mọi chuyện, chúng ta đã mạnh mẽ như hiện giờ.

Tuổi thơ và Ngoại

Tuổi thơ và Ngoại

Tôi yêu những món đồ chơi ngoại làm cho tôi, vì lúc đó ngoại cũng nghèo không thể cho tôi được những món đồ chơi đẹp đẽ như các bạn, nhưng những món đồ chơi ngoại làm cho tôi thì tôi chắc rằng các bạn không thể mua được.

Ta lại tương phùng

Ta lại tương phùng

Cô tin chắc cô là người duy nhất trong trái tim Dương và điều đó là bất diệt suốt đời không gì có thể thay dổi được. Dù cho giờ đây cô và Dương đang tạm thời cách xa nhau vì chuyện học hành tương lai nhưng cô sẽ cố gắng hoàn thành sớm khóa học và bay về với Dương.

Ta về

Ta về

Ta về tan hợp cùng hưng phế thoắt nước thời gian nhuộm trắng đầu

back to top