Toxic Femininity: Làm thế nào để đối phó với tính nữ độc hại trong cuộc sống?
2023-10-25 05:25
Tác giả:
blogradio.vn - “Con trai phải mạnh mẽ – con gái phải dịu dàng; màu xanh cho bé trai – màu hồng cho bé gái”… Những định kiến và khuôn mẫu trên vô tình tạo nên những tiêu chuẩn và tư tưởng độc hại về giới. Nếu thuật ngữ “nam tính độc hại” đi kèm với những tiêu chuẩn cực đoan về sự nam tính, tạo áp lực cho đàn ông nói riêng và xã hội nói chung như: phải mạnh mẽ về mặt thể chất, không được thể hiện sự ủy mị, phải có địa vị xã hội…, thì khái niệm tương tự dành cho nữ giới – “tính nữ độc hại” – cũng tạo những sức ép vô hình lên phái đẹp.
***
Nếu tính nam độc hại buộc người đàn ông phải che giấu cảm xúc và cố tỏ ra mạnh mẽ, vậy tính nữ độc hại tác động đến nữ giới như thế nào?
“Con trai phải mạnh mẽ – con gái phải dịu dàng; màu xanh cho bé trai – màu hồng cho bé gái”… Những định kiến và khuôn mẫu trên vô tình tạo nên những tiêu chuẩn và tư tưởng độc hại về giới. Nếu thuật ngữ “nam tính độc hại” đi kèm với những tiêu chuẩn cực đoan về sự nam tính, tạo áp lực cho đàn ông nói riêng và xã hội nói chung như: phải mạnh mẽ về mặt thể chất, không được thể hiện sự ủy mị, phải có địa vị xã hội…, thì khái niệm tương tự dành cho nữ giới – “tính nữ độc hại” – cũng tạo những sức ép vô hình lên phái đẹp.
TÍNH NỮ ĐỘC HẠI (TOXIC FEMININITY) LÀ GÌ?
Tính nữ độc hại (Toxic femininity) là thuật ngữ chỉ những chuẩn mực được áp đặt một cách khuôn mẫu lên người phụ nữ như: phải dịu dàng, biết cam chịu, chấp nhận… từ đó khiến họ gạt bỏ các nhu cầu cần thiết của bản thân để làm hài lòng người khác, thông thường là đàn ông. Điều này gây tổn hại nghiêm trọng đến sự tự chủ, cảm xúc cũng như sức khỏe tinh thần của phụ nữ.
Tính nam độc hại và tính nữ độc hại có thể được xem như hai mặt của một đồng xu. Nếu tính nam độc hại khuyến khích sử dụng hành vi hung hăng, bạo lực hay đe dọa người khác để thể hiện sức mạnh, tính nữ độc hại lại ủng hộ việc im lặng, cam chịu và phục tùng những người đàn ông để giữ hòa bình trong mối quan hệ và tránh để bản thân chịu tổn thương. Những quy chuẩn độc hại về giới như trên khiến phụ nữ trở nên yếu đuối và chấp nhận phục tùng người khác, trong khi đó đàn ông xem việc thể hiện bạo lực và sức mạnh là một điều có thể chấp nhận được.
ĐÂU LÀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH NỮ ĐỘC HẠI?
– Cam chịu: Nhiều quan điểm cho rằng phụ nữ là phái yếu, vì vậy họ luôn phải sẵn sàng chấp nhận sự kiểm soát hoặc chỉ dẫn của phái mạnh. Với tư tưởng này, một số người có xu hướng đặt mong muốn của người đàn ông lên trên mong muốn của mình. Họ sẵn sàng bỏ qua nhu cầu, cảm xúc của bản thân chỉ để làm hài lòng người kia.
– Kiểm soát sự nữ tính của người khác: Điều này liên quan đến việc gây áp lực, buộc những người phụ nữ khác phải tuân theo những hành vi được coi là nữ tính. Ví dụ: con gái thường bị áp đặt phải mặc váy và để tóc dài hay việc bình luận tiêu cực về lựa chọn không sinh con của một ai đó vì cho rằng đó là trọng trách của phụ nữ.
– Kì thị người cùng giới: theo Wall Street Journal, tỷ lệ người lao động nữ bị đối xử thiếu văn minh bởi đồng nghiệp nữ cao hơn khoảng 14% đến 21% so với đồng nghiệp nam. Điều này có thể xuất phát từ việc ganh ghét, chê bai ngoại hình của nhau, khuyên một người nào đó nên trang điểm nhiều hơn khi đi làm hay yêu cầu ai đó phải hành xử như một quý cô khi họ thể hiện cá tính mạnh mẽ của mình.
– Hy sinh sức khỏe, sở thích cá nhân để đáp ứng các tiêu chuẩn sắc đẹp của xã hội dành cho phụ nữ.
– Tự hạ thấp năng lực của bản thân, giả vờ như không biết cách giải quyết hoặc không đủ thể lực để làm điều gì đó nhằm giữ thể diện cho người đàn ông.
VẬY TÍNH NỮ ĐỘC HẠI TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHÚNG TA?
Cũng giống như tính nam độc hại, tính nữ độc hại không chỉ gây hại cho phụ nữ, bó buộc họ vào những khuôn mẫu cứng nhắc, nó còn gây ảnh hưởng rộng hơn về mặt xã hội. Một số tác động tiêu cực của tính nữ độc hại bao gồm:
– Định kiến nữ giới phải dịu dàng, biết cam chịu có thể khiến phụ nữ trở thành nạn nhân của sự lạm dụng hoặc chấp nhận sống trong điều kiện thiếu an toàn để làm hài lòng đối phương và làm tròn vai trò của một người “phụ nữ”.
– Sự nữ tính độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của phụ nữ bằng cách đề cao những tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế, có thể góp phần gây ra tâm lý mặc cảm ngoại hình và rối loạn ăn uống.
– Việc đáp ứng những kỳ vọng từ gia đình và xã hội dễ khiến nữ giới gặp phải tình trạng kiệt sức. Vì ngoài việc chăm lo gia đình, dạy dỗ con cái, họ còn phải thực hiện các nghĩa vụ, trọng trách tại nơi công sở. Tâm lý căng thẳng kéo dài cũng có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm loét dạ dày, các vấn đề về tim mạch…
– Việc tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực giới tính có thể khiến phụ nữ cảm thấy gò bó và áp lực. Họ có thể cảm thấy bế tắc vì thiếu quyền tự quyết trong cuộc sống của chính mình. Bên cạnh đó, tính nữ độc hại cũng có thể gây ra sự bất an hoặc thậm chí khiến phụ nữ chán ghét bản thân khi họ không đáp ứng các chuẩn mực, khuôn mẫu “nữ tính” của xã hội.
– Tính nữ độc hại ở nơi làm việc có thể tạo ra một môi trường làm việc độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của nhân viên. Ngoài ra, bằng cách tạo sự bất lợi để phụ nữ khó thăng tiến trong công việc, tính nữ độc hại cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu đa dạng ở các vị trí lãnh đạo.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TÍNH NỮ ĐỘC HẠI TRONG CUỘC SỐNG?
Thay vì khuyến khích phụ nữ tự tin và chấp nhận cá tính thật của mình, tính nữ độc hại khiến phụ nữ cảm thấy tội lỗi, xấu hổ khi không đáp ứng các chuẩn mực cứng nhắc về giới, đó là sự dịu dàng, ngoan ngoãn, biết cam chịu… Để tránh xa các khuôn mẫu độc hại và tập trung vào quyền tự chủ cá nhân, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây.
HÃY XEM XÉT NGUỒN GỐC CỦA NIỀM TIN VỀ SỰ NỮ TÍNH CỦA BẠN
Vì sao bạn nảy sinh những quan niệm về tính nữ độc hại? Từ cha mẹ, bạn bè hay các phương tiện truyền thông? Việc xác định nguồn gốc những ý nghĩ này có thể giúp bạn bắt đầu gỡ rối những vấn đề của chính mình.
THỰC HÀNH TỰ CÔNG NHẬN GIÁ TRỊ CỦA BẢN THÂN
Tính nữ độc hại có thể khiến phụ nữ chấp nhận bỏ qua những nhu cầu, cảm xúc của bản thân để làm hài lòng người khác. Vì vậy, hãy thực hiện những bài tập giúp bạn tự công nhận giá trị của chính mình. Ví dụ: bạn có thể tập nói những lời khẳng định tích cực hằng ngày trước gương hoặc ghi vào nhật ký những lời động viên như: “Mình có thể làm tốt công việc hiện tại hơn bất cứ ai”, “Những cảm xúc của mình là tự nhiên”, “Mình đã cố gắng hết sức”, “Mình cố gắng vì bản thân và xứng đáng có được những điều tốt đẹp”, “Mình không cần phải phục tùng theo bất cứ mong muốn của ai”…
TRÁNH XA NHỮNG MÔI TRƯỜNG TỒN TẠI “TÍNH NỮ ĐỘC HẠI”
Bạn có thể tự tạo khoảng cách, thiết lập ranh giới với những người luôn muốn gây áp lực, buộc bạn phải phù hợp với mong đợi của họ thay vì chấp nhận sự khác biệt của bạn.
CHÚ Ý ĐẾN CÁCH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
Nếu nhận thấy một số kênh, ấn phẩm, tài khoản mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông khác khuyến khích sự nữ tính độc hại, bạn có thể cân nhắc bỏ theo dõi những kênh này và ưu tiên những nội dung lành mạnh hơn.
CHỌN MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN PHÙ HỢP
Thay vì để những định kiến, khuôn mẫu xã hội tác động đến cảm xúc, cuộc sống của mình, hãy cho phép bản thân được ở cạnh những người tôn trọng giá trị và cá tính thật của bạn. Đồng thời, hãy hòa nhập vào những môi trường tôn trọng sự đa dạng để bạn có thể phát triển toàn diện và sống đúng với bản chất của mình.
Theo Elle
Mời xem thêm chương trình
Thương Em Một Đời Một Kiếp
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.
Ai là bạn trong cuộc đời?
Hãy để những ước mơ dẫn dắt bạn, vì chúng sẽ giúp bạn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống và cung cấp động lực để bạn tiếp tục tiến bước.
Ánh nắng chiếu
Anh nhớ em một ngày cuối hạ Cho tình yêu gọi giấc mơ về Anh nhớ em một tình yêu lạ Mà sao lòng anh vẫn còn yêu