Phát thanh xúc cảm của bạn !

Tiếng đàn cho mẹ (Bóng mát tâm hồn)

2017-11-22 01:00

Tác giả: Giọng đọc: Radio Online Team

Cậu bé chính là thầy giáo còn tôi là học trò vì chính cậu đã dạy tôi về ý nghĩa của tính kiên nhẫn và tình yêu thương, về sự tự tin vào chính bản thân mình và việc nắm lấy cơ hội từ người khác mà không biết giải thích lý do tại sao.

***

Tôi là Mildred Hondorf, cựu giáo viên âm nhạc của một trường tiểu học ở Des Moises, bang Iowa. Tôi đã luôn phải đi dạy thêm piano để tăng thêm thu nhập – một công việc mà tôi đã làm trên 30 năm qua. Trải qua nhiều năm tôi rút ra được một điều trẻ con có nhiều cấp độ về khả năng âm nhạc. Tôi chưa bao giờ có được hạnh phúc làm một người được hảnh diện mặc dù tôi đã dạy không ít học trò xuất sắc. Tuy nhiên, điều tôi muốn chia sẻ ở đây là về cái mà tôi gọi là học sinh “Có năng khiếu âm nhạc”. Một trong số những học sinh đó là Robby.

Khi Robby lên 11 tuổi thì mẹ cậu gởi vào trường học piano. Tôi cho rằng trẻ con, nhất là con trai nên bắt đầu học piano ngay từ khi còn rất bé chứ không chờ đến lớn mới học. Điều này tôi có nói cho Robby nghe khi cậu vào học, nhưng Robby nói rằng cậu học piano vì mẹ cậu luôn mơ ước được nghe cậu chơi đàn. Vì thế, tôi nhận Robby làm học trò của mình. Và Robby cũng đã bắt đầu học. Ngay từ buổi đầu tiên tôi nghĩ rằng đó là một ước mơ vô vọng. Robby càng cố gắng bao nhiêu thì cậu bé càng chơi đàn lạc điệu, lạc nhịp bấy nhiêu… Nhưng dù sao thì cậu bé cũng cố gắng hoàn thành những bài học mà tôi yêu cầu ở lứa tuổi của cậu. Trải qua nhiều tháng cậu bé rất cố gắng, trong khi tôi cũng phải cố gắng chịu đựng lắng nghe và khích lệ cậu.

Vào cuối buổi học mỗi tuần cậu bé luôn nói rằng: “Vào một ngày nào đó em sẽ chơi đàn cho mẹ nghe.” Nhưng điều đó dường như không thể nào xảy ra. Robby không có năng khiếu âm nhạc. Tôi không biết mẹ Robby mà chỉ nhìn thấy bà từ đằng xa khi bà ấy đưa cậu bé đến trường hoặc đợi để đón cậu về trong chiếc xe cũ kỹ. Bà ấy luôn vẫy chào và mĩm cười chứ chưa bao giờ ghé vào lớp học. Rồi một ngày kia Robby không đến lớp. Tôi đã dự định gọi điện thoại nhưng chợt nghĩ rằng vì cậu bé không có năng khiếu âm nhạc nên cậu đã quyết định bỏ cuộc để theo học một môn khác. Tôi thật sự cũng cảm thấy mừng vì cậu bé thôi học. Cậu bé sẽ là một điển hình xấu cho việc dạy đàn của tôi. Vài tuần lễ sau đó tôi gửi thông báo có buổi biểu diễn độc tấu piano đến nhà học sinh. Thật ngạc nhiên làm sao, khi nhận được thông báo, Robby hỏi ý kiến tôi là liệu em có thể tham gia vào buổi biểu diễn được không. Tôi bảo cậu bé rằng buổi biểu diễn này chỉ dành cho những học sinh đang theo học còn em đã nghỉ học nên e rằng em không chuẩn bị tốt để tham gia. Cậu bé trả lời rằng vì mẹ cậu bệnh nên không ai đưa cậu đến lớp nhưng cậu vẫn thường xuyên tập dợt ở nhà.

Tiếng đàn cho mẹ (Bóng mát tâm hồn)

Cậu bé cố nài nỉ: “Cô Hondorf ơi…Em rất muốn được tham gia biểu diễn!” Tôi không biết điều gì đã khiến tôi đồng ý cho phép cậu bé tham gia vào buổi biểu diễn đó. Có lẽ là do cậu bé quá nài nỉ hoặc là do có một tiếng nói nào đó tự trong lòng bảo với tôi rằng rồi mọi việc sẽ ổn thôi. Cuối cùng thì đêm biểu diễn cũng đã đến. Cả nhà thi đấu thể thao của trường chật kín khán thính giả là phụ huynh học sinh, những người thân, và bạn bè. Tôi cố ý sắp xếp tiết mục của Robby vào cuối chương trỉnh, chỉ trước khi tôi ra chào cảm ơn thính giả để kết thúc trương trình. Tôi nghĩ dầu cậu bé có chơi nhạc dở đi nữa thì cũng là tiết mục cuối và tôi có thể cứu lấy tiết mục dở tệ của cậu bằng cách kéo màn sân khấu lại. Buổi biểu diễn đã diễn ra một cách suông sẻ và không có một chút vướng mắc nào. Tất cả học sinh đã diễn rất tốt. Rồi cũng đến lúc Robby bước ra sân khấu. Quần áo cậu bé nhăn nheo còn đầu tóc thì rối bù như thể cậu đã chải tóc bằng một que đánh trứng. Tôi thầm nghĩ: “Tại sao cậu bé lại ăn mặc không giống ai như thế? Ít ra thì mẹ cậu cũng phải chải cho cậu mái tóc trước khi cậu ta xuất hiện trong một đêm đặc biệt như thế này?”

Robby bắt đầu mở nắp đàn piano lên. Tôi thật sự ngạc nhiên khi nghe cậu tuyên bố rằng cậu sẽ trình diễn bản Concerto thứ 21 cung Đô trưởng của Mozart. Tôi thật sự bị bất ngờ khi nghe cậu diễn. Những ngón tay nhỏ nhắn của cậu bé lướt trên phím đàn, chúng như đang nhảy múa thoăn thoắt trên những phím ngà. Tiếng đàn cậu bé đi từ du dương đến mạnh mẽ, từ dồn dập đến réo rắc điêu luyện. Những hợp âm chuyển tiếp đặc biệt trong nhạc Mozart được cậu bé thể hiện thật tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ nghe một học sinh nào bằng tuổi cậu bé chơi nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi, cậu bé kết thúc tiết mục biểu diễn của mình với một âm điệu mà xúc cảm lên đến tột đỉnh. Mọi người trong thính phòng đều đứng lên tán thưởng nồng nhiệt. Quá xúc động đến ràn rụa nước mắt tôi chạy lên sân khấu, ôm choàng lấy Robby trong niềm hạnh phúc. “Cô chưa bao nghe ai chơi đàn tuyệt vời như thế Robby ạ! Làm thế nào mà em chơi hay như vậy?” Qua micro Robby nói: “Thưa cô Hondorf, cô còn nhớ là có lần em nói với cô là mẹ em bị bệnh hay không? Thật sự là mẹ em bị ung thư và mới qua đời vào sáng nay. Vâng thưa cô, mẹ em bị điếc bẩm sinh, chính vì thế đêm nay mới là lần đầu tiên mẹ em được nghe em chơi đàn. Em muốn diễn thật tuyệt vời đêm nay.”

Tối hôm đó không ai trong thính phòng có thể cầm được nước mắt. Khi những người ở Hội công tác Xã hội lên sân khấu đưa Robby xuống để mang vào trại trẻ mồ côi, tôi nhận thấy mắt họ cũng đỏ và sưng húp vì xúc động. Tôi thầm nghĩ mỉnh thật vinh hạnh làm sao khi có được Robby làm học trò. Tôi chưa bao giờ làm một người hãnh diện, nhưng đêm hôm đó tôi đã trở thành một người được hãnh diện vì Robby.

Cậu bé chính là thầy giáo còn tôi là học trò vì chính cậu đã dạy tôi về ý nghĩa của tính kiên nhẫn và tình yêu thương, về sự tự tin vào chính bản thân mình và việc nắm lấy cơ hội từ người khác mà không biết giải thích lý do tại sao. Điều này vô cùng có ý nghĩa đối với tôi, trong một vụ đánh bom vô nghĩa ở tòa nhà Liên bang Alfred P. Murrah ở thành phố Oklahoma vào tháng 4 năm 1995 Robby đã hi sinh, theo lời những người quen biết kể lại là lúc đó cậu đang chơi đàn piano trong tòa nhà.

Sản xuất: VNNPLUS MEDIA

Phản hồi của độc giả

Xem thêm

Gặp mặt để rồi xa thân quen để rồi lạ

Gặp mặt để rồi xa thân quen để rồi lạ

"Lời hứa thanh xuân vốn dĩ là bi kịch. Ước hẹn thời niên thiếu chính là bi thương. Vĩnh viễn dành cả thời gian trưởng thành cũng không thực hiện được".

Chắc chắn đi qua nỗi đau sẽ là những ngày hạnh phúc (Cafe Vlog)

Chắc chắn đi qua nỗi đau sẽ là những ngày hạnh phúc (Cafe Vlog)

Đêm dài đến mấy rồi ắt hẳn cũng tới lúc bình minh rực sáng, cuộc đời đi qua những nỗi đau rồi cũng sẽ có những ngày hạnh phúc, chỉ cần chúng ta luôn sống hướng về tương lai và những điều tốt đẹp.

Hóa ra người thứ ba yêu đến mấy cũng là người đến sau (Vlog Radio)

Hóa ra người thứ ba yêu đến mấy cũng là người đến sau (Vlog Radio)

Chắc hẳn trong số chúng ta chẳng ai muốn khoác lên mình lớp áo mang tên người thứ ba. Nhưng đôi khi trong cuộc chiến với trái tim lý trí lại chẳng thể dành phần hơn. Yêu đấy, hi vọng đấy rồi lại đau đấy, thất vọng và hận đấy.

Vội vã trưởng thành vội vã cô đơn (Vlog Radio)

Vội vã trưởng thành vội vã cô đơn (Vlog Radio)

Đàn ông có tuổi trẻ thì phụ nữ cũng có thanh xuân. Thanh xuân của phụ nữ là quãng thời gian tươi đẹp nhất, đẹp đẽ nhất, sáng chói nhất của một đời con gái, thì tuổi trẻ của đàn ông toàn những câu trả lời chưa chắc chắn, nhiều dang dở, lắm gập ghềnh.

Dành cả thanh xuân để yêu một người (Vlog Radio)

Dành cả thanh xuân để yêu một người (Vlog Radio)

Mọi thứ đã kết thúc như chưa bắt đầu. Mỗi người đi một hướng. Có lẽ, sau này khi chúng ta gặp lại, chúng ta sẽ có mọi thứ nhưng vĩnh viễn chẳng bao giờ có nhau.

Yêu đơn phương một người đơn phương (Vlog Radio)

Yêu đơn phương một người đơn phương (Vlog Radio)

Tôi đã từng đọc đâu đó câu nói: "Cảm giác đau lòng nhất là yêu đơn phương một người đơn phương", và hóa ra tôi lại đang mắc kẹt trong chính cái vòng luẩn quẩn ấy.

Thế giới hơn 7 tỷ người sao ta vẫn thấy cô đơn (Vlog Radio)

Thế giới hơn 7 tỷ người sao ta vẫn thấy cô đơn (Vlog Radio)

Nhiều khi thèm cảm giác được yêu một người. Thèm một bờ vai an toàn chắc chắn ở cạnh bên, một nụ cười để dành cho những ngày mưa không còn khiến lòng tái tê đầy trống vắng để biết ngoài kia cuộc đời bộn bề nhưng nơi ấy vẫn dành riêng cho mình một khoảng trời bình yên.

Xa nhau rồi liệu còn ai thương nhớ (Cafe Vlog)

Xa nhau rồi liệu còn ai thương nhớ (Cafe Vlog)

Người ta thường nói trong tình yêu, ai bỏ ra nhiều tình cảm hơn sẽ là người thua thiệt, tôi mỉm cười chẳng cho là đúng. Vì khi yêu ai cũng đã trao đi những cảm xúc nơi đầu tim tinh khôi và nồng nhiệt nhất, vậy lúc rời đi đừng đem theo những ưu phiền, hãy để nụ cười hong khô giọt nước mắt; ai thắng ai thua đâu còn quan trọng, chuyện tùy duyên, thôi thì mặc mây trời...

Duyên phận thế nào đã có trời cao an bài (Vlog Radio)

Duyên phận thế nào đã có trời cao an bài (Vlog Radio)

Những lúc yếu lòng nhất, em thường để mặc mình vẫy vùng trong quá khứ mà chẳng còn cố gắng tìm cách thoát ra. Chúng ta của sau này rồi sẽ hạnh phúc và an yên cả mà thôi, dẫu rằng là chẳng cùng nhau. Duyên phận như thế nào đã có trời cao an bài, sau những ngày mưa gió bủa vây thì cũng sẽ có những ngày nắng ấm, em vốn dĩ có thể lấy lại tinh thần rất nhanh nên mọi cảm xúc tiêu cực đều đi qua và bầu trời lại trong vắt, xinh đẹp.

Tết này con lại nợ mẹ một chàng rể (Cafe Vlog)

Tết này con lại nợ mẹ một chàng rể (Cafe Vlog)

Những ngày cuối năm, không biết sao nghe tiếng gió cũng vội vàng, gấp rút, chẳng mấy nữa mà Tết cũng sẽ về, con lại bộn bề trong đống câu hỏi của họ hàng mà con biết mỗi lần như thế con biết tim mẹ lại buồn, mẹ thương con gái mẹ vẫn chưa yên bề gia thất. Và con, con lại nợ mẹ một chàng rể mà năm trước con hứa sẽ tìm cho mẹ.

back to top