Superstructure: Mẹo đơn giản hóa việc ra quyết định của bạn
2023-03-30 01:25
Tác giả:
blogradio.vn - Nếu bạn đang mất quá nhiều thời gian mỗi khi ra quyết định kể cả những quyết định nhỏ nhặt nhất; thường xuyên tham khảo ý kiến người khác, tra cứu thông tin, suy nghĩ thật lâu trước khi ra quyết định; từng cảm thấy khó khăn khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn đến mức không thể đưa ra lựa chọn nào… hãy cùng tham khảo phương pháp dưới đây để đơn giản hóa việc ra quyết định của bạn.
***
Chúng ta có thể đưa ra hàng nghìn quyết định mỗi ngày, từ những điều nhỏ nhặt không đáng kể đến những điều có khả năng làm thay đổi cuộc sống. Nhưng có bao giờ bạn cảm thấy bản thân dành rất nhiều thời gian để ra quyết định cuối cùng hoặc những phương án mình lựa chọn luôn dẫn đến những kết quả không mong muốn?
Nếu bạn đang mất quá nhiều thời gian mỗi khi ra quyết định kể cả những quyết định nhỏ nhặt nhất; thường xuyên tham khảo ý kiến người khác, tra cứu thông tin, suy nghĩ thật lâu trước khi ra quyết định; từng cảm thấy khó khăn khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn đến mức không thể đưa ra lựa chọn nào… hãy cùng tham khảo phương pháp dưới đây để đơn giản hóa việc ra quyết định của bạn.
SUPERSTRUCTURE LÀ GÌ?
Nếu bạn đã từng nghe qua phương pháp MoSCoW (kỹ thuật sắp xếp độ ưu tiên trong công việc theo bốn cấp độ must-should-could-would), Superstructure là phương pháp tương tự nhưng được nhiều người đánh giá là có mức độ hiệu quả cao hơn. Nhìn chung, Superstructure là một công cụ sắp xếp thứ tự ưu tiên để chia các nhiệm vụ thành ba loại riêng biệt: “phải có”, “nên có” và “thật tốt nếu có”.
PHẢI CÓ (MUST HAVE)
Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Đó có thể là một nhiệm vụ hoặc một yếu tố cần thiết để hoàn thành công việc. Nếu không có thành phần “must have”, bạn sẽ không thể đạt được kết quả mình mong muốn, các mục tiêu được đặt ra sẽ mãi nằm gói gọn trong cụm từ “giấc mơ viển vông” và không bao giờ trở thành hiện thực.
NÊN CÓ (SHOULD HAVE)
“Quan trọng nhưng cũng không quan trọng” là câu mô tả chính xác nhất về tính chất của khái niệm này. Những yếu tố “nên có” thường có tầm quan trọng ở mức trung bình, tức chúng có thể có cũng có thể không. Tuy nhiên nếu có, chúng sẽ mang lại những tác động tích cực cho kết quả cuối cùng, và nếu không, chúng có thể làm giảm hiệu quả đáng kể của những điều bạn đang cố gắng thực hiện.
THẬT TỐT NẾU CÓ (GOOD TO HAVE)
Để hiểu hơn về khái niệm này, bạn có thể liên tưởng đến những câu nói thường gặp trong cuộc sống: “Thật tốt nếu tôi có thời gian để nghỉ ngơi”, “thật tốt nếu có bạn bên cạnh”, “thật tốt nếu tôi biết điều này sớm hơn”… Vậy, yếu tố “good to have” sẽ khiến mọi việc trở nên nhẹ nhàng, tốt đẹp hơn rất nhiều nhưng nếu chúng không xuất hiện thì cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bạn và việc bạn đang làm.
Tóm lại, bạn cần làm gì trước khi đưa ra quyết định? Dưới đây là hướng dẫn cách áp dụng phương pháp Superstructure trong mọi quyết định của bạn:
Bước 1: Có ý định rõ ràng
Bước đầu tiên để đơn giản hóa quyết định của bản thân là hãy đưa ra cái nhìn rõ ràng và tích cực nhất về những điều bạn mong muốn, đồng thời suy nghĩ về những chuyện có thể xảy ra khi bạn đưa ra một quyết định bất kỳ. Hãy tự đặt cho mình một số câu hỏi như: “Điều tồi tệ nhất mình có thể gặp phải là gì?”; “Sẽ như thế nào nếu mình tiến hành mọi thứ theo cách này?”; “Điều gì sẽ xảy ra nếu mình lựa chọn cách giải quyết đó?”.
Bước 2: Liệt kê kỹ lưỡng mọi thứ
Bạn nên liệt kê càng kỹ lưỡng càng tốt tất cả nhiệm vụ, yếu tố cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra. Bạn càng kỹ lưỡng, bức tranh tổng thể hiện ra càng chi tiết, đơn giản và dễ hiểu.
Bước 3: Phân loại ba yếu tố
“Phải có”, “nên có” và “thật tốt nếu có”, bước cuối cùng bạn cần làm là phân tích, sàng lọc và sắp xếp ba yếu tố này để cho ra quyết định cuối cùng.
LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP SUPERSTRUCTURE?
1. CÓ TẦM NHÌN RÕ RÀNG
Hãy nghĩ xem tại sao bạn lại gặp khó khăn mỗi khi ra quyết định: Do thời gian cấp bách? Do chưa có sự chuẩn bị? Do cảm thấy chưa chắc chắn? Trong thực tế, hầu hết chúng ta không thể ra quyết định thường do những suy nghĩ lộn xộn đang lấp đầy tâm trí khiến bạn trở nên rối rắm và mơ hồ về mọi thứ. Tuy nhiên, Superstructure có khả năng giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Khi ba yếu tố đã phân loại được bày sẵn ra trước mắt, bạn chắc chắn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ điều gì, không phải ra quyết định theo kiểu đoán mò và cũng không bị lạc vào vòng lặp luẩn quẩn trong suy nghĩ. Thay vào đó, việc phân loại này có thể giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng hơn và vẽ ra bức tranh toàn cảnh rõ ràng nhất về kết quả sẽ đạt được.
2. TIẾT KIỆM THỜI GIAN
Việc ra quyết định sẽ trở nên đơn giản hơn nếu chúng ta biết cách phân bổ một lượng thời gian nhất định cho việc sắp xếp những suy nghĩ trong đầu. Khi đã có được danh sách ba yếu tố “phải có”, “nên có” và “thật tốt nếu có”, bạn có thể dễ dàng nhận ra điều quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại là gì, sau đó dành hết thời gian và năng lượng của mình để thực hiện “nhiệm vụ tối thượng” này.
Ngoài ra, nếu bạn biết cách lên kế hoạch và giao phó hoặc nhờ vả người khác thực hiện những nhiệm vụ trong phân loại “thật tốt nếu có”, điều này sẽ giúp bạn tránh làm hao tổn thời gian và công sức của bản thân vào những việc đáng lẽ ra nên để người khác làm.
3. TỐI ƯU NĂNG SUẤT
Bất kể bạn cần ra quyết định để phục vụ cho mục đích nào: lập kế hoạch cho bữa tiệc năm mới, đạt điểm cao trong một môn học, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn trong buổi họp quan trọng của công ty… Superstructure là phương pháp phù hợp với mọi quyết định từ nhỏ đến lớn trong cuộc sống. Và khi đã đầu tư tối đa năng lượng, công sức và thời gian của mình vào những điều quan trọng, bạn có thể dễ dàng đạt được những khởi đầu tốt đẹp và kết quả ngọt ngào.
Ví dụ:
TÌNH HUỐNG 1: CHUYỂN NHÀ
Quá trình chuyển nhà thực tế không đơn giản như bạn nghĩ, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong việc phân loại và đóng gói đồ đạc, khuân vác đồ cồng kềnh, thất lạc đồ, rơi vỡ đồ… Lúc này, phương pháp Superstructure có thể giúp bạn sắp xếp lại một số nhiệm vụ cần làm. Nhưng trước hết, bạn cần liệt kê mọi thứ mình cần hoàn thành, ví dụ:
- Tìm kiếm vật dụng hỗ trợ đóng gói.
- Dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc.
- Nhận báo giá từ các công ty chuyển nhà.
- Đóng gói những vật dụng ít sử dụng.
- Cập nhật địa chỉ nhà mới trên tất cả phương tiện trao đổi thông tin.
- Lên kế hoạch ăn uống để tránh lãng phí.
- Xác nhận ngày, giờ với công ty vận chuyển.
- Đo đạc đồ nội thất lớn.
- Cập nhật hợp đồng bảo hiểm nhà tư nhân.
- Dọn dẹp đồ đạc kỹ lưỡng lần cuối.
Yếu tố “Phải có”
Nếu bạn có dự định sử dụng dịch vụ của công ty chuyển nhà, một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm là hỏi rõ giá cả và ngày giờ vận chuyển để đảm bảo về ngân sách và tiến độ chuyển nhà của bạn.
Sau đó, bạn nên chuẩn bị các vật dụng hỗ trợ đóng gói một tháng trước khi bắt đầu chuyển nhà: thùng carton, băng keo, bọc xốp, màng bọc, giấy báo, bao tải…
Cuối cùng, bạn phải dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc của mình, xem xét món nào cần giữ và đồ nào cần bỏ đi để nhường chỗ trống cho những vật quan trọng. Sau khi đã phân tích kỹ lưỡng, đây là danh sách những yếu tố “phải có” của bạn:
- Nhận báo giá từ các công ty chuyển nhà.
- Xác nhận ngày, giờ với công ty vận chuyển.
- Tìm kiếm vật dụng hỗ trợ đóng gói.
- Dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc.
Yếu tố “Nên có”
Như đã đề cập, nhiệm vụ được xếp vào mục “nên có” là những việc quan trọng nhưng cũng không quá quan trọng. Ví dụ, đo đạc đồ nội thất lớn mặc dù không phải là công việc nhất định phải làm nhưng điều này có thể giúp bạn tránh được những rủi ro và cản trở trong khâu vận chuyển sắp tới.
Bên cạnh đó, việc cập nhật hợp đồng bảo hiểm nhà tư nhân, hoặc cập nhật địa chỉ nhà mới trên tất cả phương tiện trao đổi thông tin cũng đóng vai trò quan trọng giúp cuộc sống của bạn sau khi chuyển nhà trở nên dễ dàng hơn, ít gặp phải khó khăn, trở ngại. Vậy, những nhiệm vụ bạn “nên có” bao gồm:
- Cập nhật hợp đồng bảo hiểm nhà tư nhân.
- Đóng gói những vật dụng ít sử dụng.
- Cập nhật địa chỉ nhà mới trên tất cả phương tiện trao đổi thông tin.
- Đo đạc đồ nội thất lớn.
Yếu tố “Thật tốt nếu có”
Sau khi đã phác thảo những nhiệm vụ “phải có” và “nên có”, đã đến lúc gom tất cả nhiệm vụ còn lại vào danh sách cuối cùng. Đây là những công việc bạn có thể tự thực hiện nếu có sẵn thời gian và nguồn lực, nhờ người khác giúp đỡ, thậm chí trong một số trường hợp, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc bỏ qua yếu tố này. Danh sách bao gồm:
- Lên kế hoạch ăn uống để tránh lãng phí.
- Dọn dẹp đồ đạc kỹ lưỡng lần cuối.
TÌNH HUỐNG 2: CHỌN CÔNG VIỆC
Bạn vừa nhận được lời mời làm việc chính thức từ một công ty lớn và tự hỏi mình có nên nắm bắt ngay cơ hội “tốt đẹp” này không? Thay vì hấp tấp chấp nhận lời mời, hãy dành một ít thời gian để xem xét thật kỹ ví dụ dưới đây dựa trên phương pháp Superstructure:
Yếu tố “Phải có”
Thời gian đi lại từ nhà đến công ty không quá 40 phút
Được nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật
Mức lương hơn 30.000.000 VNĐ
Được hưởng chế độ nghỉ ốm nguyên lương
Môi trường làm việc lành mạnh
Yếu tố “Nên có”
Công ty hỗ trợ bữa trưa cho nhân viên
Được nghỉ ít nhất 12 ngày phép mỗi năm
Chế độ phúc lợi hấp dẫn
Yếu tố “Thật tốt nếu có”
Đầy đủ tiện nghi, công nghệ, thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng hiện đại
Áp dụng chế độ làm việc Hybrid Working (làm việc kết hợp giữa nhà và văn phòng)
Theo Elle
Mời xem thêm chương trình
Trưởng Thành Đáng Giá Bao Nhiêu l Radio Tâm Sự
Phản hồi của độc giả
Xem thêm
Hãy trao yêu thương khi còn có thể
Tôi nhận ra từ trước giờ tôi luôn mong người khác phải hiểu và thông cảm cho tôi mà tôi quên đi rằng tôi chưa đặt mình vào vị trí của bất cứ ai để hiểu cho họ.
3 năm tới, có 5 con giáp vận may ập tới, tài lộc thăng hoa
Trong tương lai, 3 năm tới hứa hẹn sẽ là quãng thời gian vô cùng rực rỡ và thịnh vượng cho 5 con giáp may mắn dưới đây.
Hoa anh đào nở dưới đôi mắt của em
Em cười, và nụ cười của em như ánh nắng xuyên qua những cánh hoa, khiến cả thế giới xung quanh bỗng chốc bừng sáng. Tôi nhớ như in hình ảnh em đứng dưới cây anh đào, mái tóc bay trong gió, đôi mắt sáng rực như những cánh hoa hồng thắm.
Lá thư gửi đến thiên đường
Đến bây giờ, khi nói về bà đó chỉ còn là kí ức, là kỉ niệm, là những khoảnh khắc chợt hiện về trong chớp mắt, rồi lại đi trong vấn vương, để lại bao nhung nhớ trong tâm hồn. Cuộc sống không thể quay ngược trở lại, hoài niệm cũng chỉ là hoài niệm, thứ người ta cất giấu bên trong là những khắc khoải, suy tư.
Đắng cay
Anh vẫn biết dẫu tình là hoa chớm nở Thì em ơi những giọt vị ân tình Em vẫn sẽ yêu anh nhiều chứ Và lòng này sẽ vẫn là ái ân
Vượt qua cảm giác bị bỏ rơi
Nhiều người cảm thấy bị tổn thương, thấy mình không có giá trị khi không ai quan tâm đến mình và nghĩ rằng mình bị bỏ rơi. Vì thế, bạn cần học cách vượt qua giây phút ngờ vực và cần biết trân trọng giá trị của bản thân. Sau đây là những cách giúp bạn vượt qua cảm giác này.
Đơn phương yêu một người
Lắm lúc tôi tự hỏi vì sao chúng ta lại chọn một kết cục buồn đến thế, hoang hoải đến thế. Nhưng cuộc sống này chính là như vậy, có những nỗi nhớ mãi không nói thành lời, có những lời thầm kín suýt chút nữa đã được bày tỏ nhưng cuối cùng chỉ đành giấu nhẹm sau tất thảy.
Điều gì đợi chúng ta sau cánh cửa cuộc đời?
Giống như một chiếc lá rụng xuống để làm chất dinh dưỡng cho đất, để từ đó những mầm non mới nảy mầm. Phải chăng cái chết chỉ là một sự chuyển hóa từ dạng sống này sang dạng sống khác?
Câu chuyện về một nhà thơ…!
Tâm hồn của hắn, cũng xô bồ và phức tạp như những bài thơ mà hắn viết vậy! Có lúc hắn vui vẻ hồn nhiên, vô tư lạc quan yêu đời. cũng có lúc hắn trầm ngâm và suy tư về một điều gì đó xa vời.
Vì anh còn thương em
Tất cả khiến anh lặng người, thơ thẩn vì mải mê đắm chìm trong quá khứ, trong nụ cười, ánh mắt em. Anh không muốn trở về với thực tại tàn khốc rằng chuyện tình mình đã kết thúc tự bao giờ, rằng anh đã mất em thật rồi.